5 tuyên bố của Liên Xô từng khiến cả thế giới chết khiếp

Ngày 17/10/961, tại Đại hội XXII của Đảng Cộng sản Liên Xô, Nikita Khrushchev công bố vụ thử nghiệm bom nhiệt hạch rất lớn, có thể được thả từ máy bay. Công suất của quả bom sẽ đạt tới mức kỷ lục. Khrushchev nói khoảng 50 megaton, nhưng trong thực tế, công suất của nó đã đạt tới 58 megaton.
Tổng Bí thư Liên Xô Nikita Khruschev
Tổng Bí thư Liên Xô Nikita Khruschev

Ngày 8/3/1950, Liên Xô tuyên bố nước này đã có bom nguyên tử mà công việc chế tạo đã thực sự bắt đầu tiến hành từ năm 1943. Tin đồn về việc Liên Xô chế tạo vũ khí hạt nhân đã nhiều lần xuất hiện trên báo chí phương Tây.

Sau lần Liên Xô thử nghiệm thành công quả bom nguyên tử đầu tiên tại bãi thử Xeemipalatin vào năm 1949, tổng thống Mỹ Harry Truman tuyên bố với giới báo chí rằng đã có đủ chứng cứ về một vụ nổ hạt nhân diễn ra ở Liên Xô. Mấy tháng sau, Liên Xô khẳng định thông tin nói trên bằng một tuyên bố chính thức. Dưới đây là một số tuyên bố của Liên Xô từng khiến cả thế giới chết khiếp.

BOM NGUYÊN TỬ 

Từ  tháng 9/1941, Liên Xô nhận được thông tin tình báo về sự phát triển bom hạt nhân của Mỹ. Liên Xô hiểu rõ việc Mỹ độc quyền vũ khí hạt nhân sẽ nguy hiểm thế nào, nên sau khi nghe Truman bóng gió về việc nước này đã sở hữu loại “vũ khí có sức mạnh phá hủy khủng khiếp” tại hội nghị Posdam, Stalin bèn ra lệnh khẩn trương chế tạo bom nguyên tử. 

Mọi công việc liên quan tới dự án hạt nhân đều được tiến hành tại Phòng thí nghiệm № 2 của Viện hàn lâm khoa học Liên Xô (bây giờ gọi là Viện Kurtsatov) dưới sự chỉ huy của Giám đốc I.V. Kurtsatov.  Các chuyên gia của Mỹ tin rằng, so với Mỹ, ngành công nghiệp hạt nhân của Liên Xô rất lạc hậu, rằng trước năm 1954, Liên Xô chưa thể có bom nguyên tử. 

Người Mỹ tiếp nhận tuyên bố của V.M. Molotov, Bộ trưởng Bộ ngoại giao Liên Xô, rằng bí mật về vũ khí hạt nhân đã có lời giải vào năm 1947, như một tin lừa bịp. Nhưng đúng vào năm 1947, lò phản ứng hạt nhân đầu tiên đã được đưa vào sử dụng. Sau cuộc thử nghiệm thành công quả bom nguyên tử đầu tiên của Liên Xô, các nhà khoa học Mỹ đã kiểm tra mẫu của không khí ở vùng Kamchatka và tìm thấy chất đồng vị chứng tỏ vừa có những cuộc thử nghiệm.

 Ngày 8/3/1950 Liên Xô chính thức công bố đã sở hữu bom nguyên tử. Tuyên bố ấy đã gây sốc cho cộng đồng thế giới, và đặc biệt là chính quyền và giới quân sự của Hoa Kỳ.

BOM HYDROGEN

61 năm trước, Nikita Khrushchev đưa ra tuyên bố chính thức rằng lần đầu tiên trên thế giới, Liên Xô chế tạo thành công loại vũ khí mới ccó sức mạnh chưa từng thấy - bom hydrogen. Các học giả Liên Xô đã khởi công chế tạo bom hydrogen  từ năm 1946.

 Mọi công việc thử nghiệm cũng đều được tiến hành dưới sự chỉ huy của I.V. Kurtsatov. Nhiều nhà vật lý trẻ tuổi, trong đó có chàng trai 27 tuổi Andrei Sakharov, Vitaly Ginzburg và Yuri Romanov bị cuốn hút vào công việc này. Kết thúc dự án, Andrei Sakharov được trao danh hiệu Anh hùng lao động  và Giải thưởng Stalin.

Quyết định chế tạo bom hydrogen được xem là bước đi tất yếu sau khi chế tạo thành công bom nguyên tử. Đầu năm 1948, ngay khi bom nguyên tử đang tiến hành thử nghiệm, ý niệm về bom nhiệt hạch cũng đã được hình thành. Quả bom hydrogen đầu tiên của Liên Xô có tên gọi “РДС-6с” là một dự án hết sức độc đáo, nguyên tắc chế tạo khác hẳn với cách chế tạo của Mĩ. 

Ngày 12/8/1953, sau những thử nghiệm thành công tại bãi thử Semipalatinsk, Liên Xô trở thành nước đầu tiênchế tạo được bom nhiệt hạch có sức phá hủy dữ dội. Ngoài ra, quả bom có thể chuyển lên máy bay ném bom chiến lược trên lãnh thổ đối phương, do kích thước nhỏ, trọng lượng chỉ 7 tấn, có thể dễ dàng đặt lên máy bay Tu-16.

TÊN LỬA ĐẠN ĐẠO R-7

Từ năm 1950, dưới sự lãnh đạo của Sergei Korolev, Liên Xô tiến hành chế tạo tên lửa đạn đạo liên lục đầu tiên trên thế giới. Các tên lửa mang theo đầu đạn hạt nhân công suất 3 MT. Nó được gắn liền với khoang thiết bị của khối trung tâm và các đơn vị trung ương cụ ngăn và cho phép bắn trúng vào mục tiêu lớn bằng cú nổ hạt nhân trên không trung hoặc dưới mặt đất.

Tên lửa đạn đạo R-7 có  khả năng bắn đầu đạn nhiệt hạch tới bất kì mục tiêu nào trên lãnh thổ của đối phương, đã được thử nghiệm thành công ngày 21/8/1957 đúng như thông cáo báo chí của TASS. Sau này, R-7 được cải tiến thành hàng loạt tên lửa – phóng mang theo các vệ tinh nhân tạo bay vào vũ trụ và các nhà du hành vũ trụ Liên Xô, trong đó có Iuri Gagarin.

NỐI LẠI CÁC VỤ THỬ HẠT NHÂN

Sau thỏa thuận về việc chấm dứt thử nghiệm hạt nhân trong khí quyển vào những năm 1959-1960 , Liên Xô ra lệnh cấm thử nghiệm bom nguyên tử, nhưng sau vụ nổ hạt nhân tại Pháp, một thành viên của NATO, ngày 30/8/1961 chính phủ Liên Xô đã thông báo nối lại các vụ thử hạt nhân trong khí quyển.

 Quyết định này được thông qua trước hết vì những nguyên nhân chính trị: Liên Xô có ý đồ tăng áp lực lên Mỹ và các đồng minh của họ. Sau đó, ở ngay bãi thử này, người ta tiến hành bốn vụ nổ trong phạm vi chương trình đảm bảo an toàn của các đầu đạn hạt nhân, và hai vụ nổ khác - trong khuôn khổ của nghiên cứu cơ bản.

Vào năm 1961, trên bãi thử Đất Mới lại có 26 vụ nổ - thử nghiệm của hệ thống vũ trang, gồm tên lửa đạn đạo, tên lửa hành trình, bom và ngư lôi. Trong năm 1962, khoảng một nửa trong số 36 vụ nổ sản xuất đất mới, là một vụ nổ, sức mạnh hơn megaton.

 Ngoài ra, đã có những thử nghiệm nhiệt hạch phí, công suất danh nghĩa của 50 MT. Trong số 36 vụ nổ được tiến hành vào năm 1962 diễn ra ở Đất Mới, một nửa vụ nổ có công suất trên một megaton. . Ngoài ra, ở đây còn tiến hành thử bom nhiệt hạch, công suất danh nghĩa của 50 MT.

Việc nối lại các thử nghiệm đã  gây ra phản ứng rất tiêu cực từ Hoa Kỳ và Anh. Các quốc gia này án kịch liệt quyết định của Liên Xô và yêu cầu chấm dứt các cuộc thử nghiệm. Liên Xô sụp đổ các xét nghiệm ông đã từ chối, nói rằng ông không có ý định ngừng thử nghiệm đơn phương.

Nối lại các vụ thử hạt nhân ở Liên Xô, cũng như sự cố với các gián điệp máy bay Mỹ U-2 và cuộc khủng hoảng Berlin vào năm 1961 đã dẫn đến một sự suy giảm đáng kể trong quan hệ Mỹ-Xô. Liên Xô bác bỏ, tuyên bố không đơn phương chấm dứt thử nghiệm. Việc nối lại các vụ thử hạt nhân ở Liên Xô, cũng như sự cố với máy bay – do thám Mĩ U-2 cùng với cuộc khủng hoảng Berlin vào năm 1961 đã khiến quan hệ Mỹ-Xô trở nên hết sức tồi tệ.

BOM VUA

Ngày 17/10/1961, tại Đại hội XXII của Đảng Cộng sản Liên Xô, Nikita Khrushchev công bố vụ thử nghiệm bom nhiệt hạch rất lớn, có thể được thả từ máy bay. Công suất của quả bom sẽ đạt tới mức kỷ lục. Khrushchev nói khoảng 50 megaton, nhưng trong thực tế, công suất của nó đã đạt tới 58 megaton. Vụ thử này diễn ra ngày 30/10/1961. Loại Siêu bom này được gọi là "BOM – VUA”. Nó được phóng từ máy bay Tu-95 ở độ cao 10 km trên một chiếc dù và được cắt sau khi phóng được 3 phút.

Vụ đánh bom được cho là để chứng minh sức mạnh hạt nhân của Liên Xô và  để thức tỉnh những cái đầu nóng ở phương Tây. Vụ nổ hạt nhân đã tạo ra một cây nấm chiều cao lên tới 67 km. Như được ghi lại sau này, thì một số bộ phận của máy bay đã bị tan chảy. BOM – VUA trở thành vũ khí mạnh nhất trong toàn bộ lịch sử của nhân loại.

Kết quả quan trọng nhất của những vụ thử nghiệm bom là để chứng tỏ rằng Liên Xô sở hữu những phương tiện kĩ thuật có thể quét cả một thành phố khỏi mặt đất trong một tích tắc. 

Theo VHNA