Dầu mỏ luôn là nguồn tài nguyên thiên nhiên có giá trị chiến lược, quan trọng sống còn đối với các ngành công nghiệp và quân sự. Chính vì vậy, cuộc chiến tranh giành quyền kiểm soát dầu mỏ thường xuyên nảy sinh.
Tạp chí The National Interest (NI) đã liệt kê 5 cuộc chiến dầu mỏ có kết quả tồi tệ nhất trong lịch sử.
Đứng vị trí đầu tiên trong danh sách này là cuộc chiến giành quyền kiểm soát dầu mỏ trong thời gian diễn ra Chiến tranh Thế giới lần 2. Địa điểm diễn ra cuộc chiến này là Nhật Bản.
Tháng 8/1941, Mỹ và châu Âu ban hành lệnh cấm vận chống cung cấp dầu mỏ cho Nhật Bản với lý do Quân đội Nhật xâm lược Trung Quốc và chiếm thuộc địa của Pháp ở Đông Dương.
Đây chính là sự khởi đầu cho chiến dịch xâm lược của Nhật Bản ở Thái Bình Dương, Viễn Đông và Đông Nam Á. Điều này, cùng với các lý do khác, là nhân tố thúc đẩy Nhật Bản tham gia vào Chiến tranh thế giới lần 2.
Việc Quân đội Nhật Bản phá hủy Hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ ở Perl-Harbore không thể giúp Nhật Bản giải quyết được các vấn đề về dầu mỏ.
Trong khi đó, những hành động đánh chiếm các mỏ dầu ở châu Á cũng không đem đến các lợi ích cho nền kinh tế Nhật Bản vì việc chuyển dầu từ các khu vực này đến Nhật Bản là điều không dễ dàng do nhiều nguyên nhân khác nhau.
Đến cuối chiến tranh thế giới lần 2, Nhật Bản rơi vào cảnh thiếu hụt dầu đến mức “phải đốn rừng để sản xuất nhiên liệu cho máy bay”. “Chiến tranh và tham vọng đối với trữ lượng dầu vô hạn đã dẫn đến “sự sụp đổ của một đế chế”- NI bình luận.
Đứng ở vị trí thứ hai là trận đánh ở Stalingrad và cuộc chiến của phát xít Đức xâm lược Liên Xô. Tháng 6.1942, lực lượng chủ lực của quân đội phát xít được giao nhiệm vụ đi xâm lược miền Nam nước Nga để tiếp cận với nguồn dầu mỏ khổng lồ ở khu vực Kavkaz.
Dù có lực lượng hùng hậu nhưng quân đội phát xít đã không thực hiện được bất cứ mục tiêu nào trong hai mục tiêu trên. “Trong vòng 6 tháng, quân đội phát xít được cử đánh chiếm Kavkaz đã bị đẩy lui, hơn 100 nghìn binh sỹ và sỹ quan bị bắt làm tù binh.
Đây chính là thời điểm bước ngoặt của Chiến tranh thế giới lần 2. Giấc mơ dầu mỏ đã kết thúc bằng sự sụp đổ của Giấc mơ Hitler”- NI viết.
Lính Iraq trong chiến tranh Iran - Iraq. |
Cuộc chiến “tàu chở dầu” Iran-Iraq giai đoạn 1980-1988 được xếp vị trí thứ ba. Cuộc xung đột này làm suy yếu cả hai bên. Iraq là bên khởi xướng chiến tranh khi tấn công trước vào các căn cứ của ngành công nghiệp dầu mỏ và các tàu thương mại của Iran.
Iran cũng tấn công giáng trả vào các cơ sở dầu mỏ và các tàu chở dầu của Iraq và rải mìn ở vùng Vịnh Persic. Xung đột đã phá hủy của hai bên 450 tàu chiến nhưng không bên nào có thể giành chiến thắng trước đối phương.
Tuy nhiên, các tên lửa và mìn của Iran đã làm thiệt hại đến các tàu chiến của Mỹ và khiến Mỹ buộc phải hành động với Iran.
Đứng ở vị trí thứ tư trong danh sách của NI là cuộc can thiệp của Iraq vào Kuwait năm 1991. Theo NI, một trong những nguyên nhân làm bùng phát cuộc chiến này là tham vọng của Iraq trong việc kiểm soát trữ lượng dầu của nước láng giềng.
Tuy nhiên, hành động xâm lược này đã bị Mỹ, quốc gia trước đó đã ủng hộ chính Iraq trong cuộc chiến với Iran, chặn đứng.
Sau khi Iraq từ chối thực hiện tối hậu thư của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc và không rút quân khỏi Kuwait, Mỹ đã quyết định đưa 500 nghìn quân đến Arab Saudi và tiến hành chiến dịch quân sự “Bão táp sa mạc” và tiêu diệt hoàn toàn Quân đội Iraq.
Thế hùng mạnh của Iraq ở Trung Đông sụp đổ và Iraq rơi vào cảnh bị cộng đồng quốc tế và khu vực cô lập.
Vị trí thứ năm trong danh sách của NI thuộc về cuộc chiến do Mỹ khởi xướng chống Iraq. Mỹ khởi xướng chiến dịch quân sự này với cái cớ giúp Kuwait nhưng thực ra mục đích chính của Mỹ cũng là nhằm chiếm lấy nguồn lợi dầu mỏ của Iraq.
“Nếu như không phải ở Trung Đông và Nigieria tấn công Cameroon thì Mỹ sẽ không bao giờ gửi số lượng quân kỷ lục như vậy đến giải quyết vấn đề”- NI nhận định.
Cuộc chiến do Mỹ phát động chống Iraq khiến cho vai trò, ảnh hưởng của Bin Laden và tổ chức khủng bố Al-Qaeda gia tăng nhanh chóng, dẫn đến tổ chức này thực hiện các vụ khủng bố kinh hoàng ngày 11/9/2001, đánh sập tòa tháp đôi của Trung tâm Thương mại Quốc tế - biểu tượng của sự hùng mạnh và phồn vinh của nước Mỹ.
Theo National Interest, Infonet