“Chiến đấu cơ Trung Quốc có thể hạ cánh Trường Sa bất cứ lúc nào”

VietTimes -- Chuyên gia quân sự Lý Kiệt khoe rằng các phi công quân đội Trung Quốc bay ở Biển Đông có thể hạ cánh bất kỳ lúc nào xuống 3 đường băng trên các đảo nhân tạo do nước này xây dựng trái phép ở quần đảo Trường Sa (thuộc chủ quyền của Việt Nam).
Tiêm kích J-11B của Trung Quốc đã được triển khai phi pháp tới đảo Phú Lâm ở quần đảo Hoàng Sa
Tiêm kích J-11B của Trung Quốc đã được triển khai phi pháp tới đảo Phú Lâm ở quần đảo Hoàng Sa

Vụ rơi máy bay chiến đấu ở miền đông Trung Quốc hôm 11/5 chắc chắn sẽ còn diễn ra các tai nạn tương tự trong bối cảnh quân đội Trung Quốc tăng cường huấn luyện cải thiện trạng thái sẵn sàng chiến đấu, South China Morning Post dẫn các chuyên gia quân sự nhận định.

Phát ngôn viên hải quân Trung Quốc Liang Yang xác nhận rằng ngày 11/5 một chiến đấu cơ của Hạm đội Đông Hải đã rơi xuống một công xưởng trong một chuyến bay tập ban đêm ở tỉnh Chiết Giang.

Phi công đã nhảy dù an toàn và không có ai bị thương vong trong vụ tai nạn máy bay, Liang cho biết thêm. Hải quân Trung Quốc thông báo đang điều tra nguyên nhân sự cố nhưng không nêu chi tiết loại máy bay gì.

Chuyên gia hải quân Lý Kiệt ở Bắc Kinh cho biết, bay đêm là một khoa mục huấn luyện khó và thời tiết xấu có thể là một yếu tố dẫn tới tai nạn rơi máy bay. “Ngày càng nhiều các cuộc diễn tập hàng không được thực hiện ở biển Hoa Đông với khoa mục huấn luyện tập trung vào các chuyến bay trong mọi điều kiện thời tiết sát với thực tế chiến đấu”, Lý Kiệt nói.

Vụ rơi máy bay hôm 11/5 thuộc ít nhất 4 vụ tai nạn máy bay quân sự khác tại tỉnh Chiết Giang trong vòng 3 năm qua, tất cả đều liên quan tới việc huấn luyện bay đêm. Quân đội Trung Quốc đã tiến hành nhiều hơn việc bay trong mọi điều kiện thời tiết kể tư khi Bắc Kinh thiết lập một khu nhận diện phòng khong (ADIZ) ở biển Hoa Đông vào tháng 11/2013, Lý cho biết.

Khu ADIZ này bao trùm quần đảo Senkaku/Điếu Ngư tranh chấp với Nhật Bản. “Chiết Giang nằm ở tuyến đầu của khu nhận diện phòng không Hoa Đông và ngày càng nhiều chiến đấu cơ cần cất cánh để xua đuổi các máy bay không xác định của nước ngoài. Đó là lý do tại sao các vụ tai nạn xảy ra ở đó”, Lý Kiệt giải thích.

Theo nhà quan sát quân sự Antony Wong Dong ở Macau, các cuộc tập trận ở biển Hoa Đông liên quan tới lễ nhậm chức của tân tổng thống Đài Loan mới đắc cử Thái Anh Văn, đây là lý do tại sao hải quân Trung quốc không tiết lộ chủng loại máy bay. Wong nói không ngạc nhiên khi thấy nhiều máy bay của quân đội Trung Quốc rơi hơn kể từ khi ông Tập Cận Bình ra lệnh cho quân đội học hỏi các địch thủ phương Tây, chủ yếu là Mỹ.

“Rơi máy bay chiến đấu là chuyện rất phổ biến trong quân đội Mỹ cho dù họ sở hữu những phi công quân sự giỏi nhất thế giới. Càng huấn luyện nhiều thì càng nhiều tai nạn, qua đó cho phép các phi công rút ra bài học thực tế. Trong những năm gần đây, phi công quân đội Trung Quốc đã có năng lực tốt hơn, một số vụ tai nạn cho thấy họ đã xử lý tốt để giảm thương vong”, Wong nói.

Trong hai vụ rơi máy bay trong vòng 6 tháng qua ở Chiết Giang, các phi công đã có thể

Phi công Trung Quốc đang học theo mô hình phương Tây
Phi công Trung Quốc đang học theo mô hình phương Tây

nhảy dù an toàn và không ai bị thương. Lý Kiệt cho biết tất cả các phi công đều được huấn luyện đưa máy bay tới các khu vực thưa dân cư trong trường hợp xảy ra sự cố.

Lý Kiệt còn khoe rằng các phi công quân đội Trung Quốc bay ở Biển Đông có thể hạ cánh bất kỳ lúc nào xuống 3 đường băng trên các đảo nhân tạo do nước này xây dựng trái phép ở quần đảo Trường Sa (thuộc chủ quyền của Việt Nam).

Tuy nhiên các phi công bay ở biển Hoa Đông không có sự lựa chọn nào khi máy bay trục trặc. Cách duy nhất là quay về căn cứ hoặc thận trọng chọn một khu vực thưa dân cư nếu việc rơi máy bay là không tránh khỏi.

Trong khi các hình ảnh vệ tinh cho thấy Trung Quốc có thể đã lắp đặt một hệ thống radar cao tần tại quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Hệ thống này có khả năng giúp Trung quốc kiểm soát Biển Đông, một tổ chức nghiên cứu của Mỹ cho biết.

Các chuyên gia cho biết hệ thống radat cao tần ở khu vực biển tranh chấp có thể giám sát mặt biển và lưu thông hàng không từ eo biển Malacca cũng như các kênh chiến lược quan trọng khác mà hạm đội hải quân Mỹ thường xuất hiện và mặt khác nhằm thu thập thông tin về những động thái của quân đội Mỹ trên biển và trên không trong khu vực.

Trung Quốc triển khai hệ thống radar tối tân này trên Đá Châu Viên đã được Bắc Kinh bồi lấp trái phép, xây thành đảo nhân tao rộng khoảng 21ha. Hệ thống radar ở đây sẽ bao phủ phía bắc Biển Đông, kết nối với các trạm ở đại lục và quần đảo Hoàng Sa và phía tây bắc quần đảo Trường Sa.

Bắc Kinh có thể bố trí các hệ thống radar khác trên đá Gaven, đá Tư Nghĩa và đá Gạc Ma, cũng như sân bay trực thăng và các ụ súng trên các địa điểm còn lại. Giới chuyên gia quân sự Trung Quốc nói rằng việc thiết lập các cơ sở trinh sát mục đích chính là ngăn cản hải quân Mỹ thống trị các hải lộ chiến lược trong khu vực.

Công nghệ radar tiên tiến của Trung Quốc đã dấy lên nỗi lo ngại về khả năng của quân đội nước này. Cựu sĩ quan hải quân kiêm chuyên gia quân sự Trung Quốc Yin Zhuo khoe khoang trên truyền hình trung ương rằng ngay cả máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ 5 của Mỹ F-22 Raptor cũng không thể thoát được bị radar của Trung Quốc phát hiện nếu bay ở biển Hoa Đông.