Putin không có con đường nào khác ngoài chiến thắng

Từ năm 2011 đến nay, Nga luôn trở thành mục tiêu tấn công của Phương Tây dưới nhiều hình thức khác nhau, từ xung đột Syria, Maidan Ukraine với Donbass, các biện pháp cấm vận, đồng rúp và giá dầu. Nhưng chiến trường Syria là một thử thách mới, vô cùng nguy hiểm mà Nga buộc phải bước vào và chiến thắng. 
Putin không có con đường nào khác ngoài chiến thắng

Trong tình hình ngày càng trở lên phức tạp của cuộc đấu tranh địa chính trị và quân sự trên chiến trường Syria. Báo Regnum.ru nhận định vị thế bắt buộc của Nga trên chiến trường Syria. 

Trong khi nội bộ văn phòng tổng thống Mỹ đang tranh cãi về việc, có nên nhận nước Nga vào liên minh chống khủng bố, hàng loạt quan chức Mỹ chỉ trích dữ dội về việc, dường như mọi thứ được đặt vào tay tổng thống Nga quá dễ dàng, ngoại trưởng Mỹ John Kerry đến Moscow để tham gia cuộc gặp theo kế hoạch định trước với ông Putin.

Báo Politico viết: "Một số kẻ hoài nghi lo lắng rằng Putin, thực tế sẽ sử dụng sự can thiệp quân sự tại Syria, để có một chỗ ngồi trong bàn bàn đàm phán, trong khi những người khác nghi ngờ rằng sự gia tăng các cuộc đối thoại sẽ dẫn đến đến một điều gì khác".

Một phóng viên của hãng tin Counterpunch đặt câu hỏi: “Thực tế cho thấy rằng, tất cả những điều mà Putin ở Syria – đơn thuần chỉ nhằm ngăn chặn làn sóng chiến binh thánh chiến, chắc chắn sẽ tiến vào lãnh thổ Nga sau khi chúng thành công ở Syria. Putin cho rằng, tốt hơn hết là tiêu diệt những kẻ điên cuồng được Mỹ bảo trợ ở Syria, còn hơn là đối đầu với chúng ở  Chesnya, Sant – Peterburg lúc nào đó trong tương lai. Các ngài có thể kết tội ông ấy về điều này?”

“Nếu chiến lược của Washington có hiệu quả ở Syria, các ngài có thể tin rằng, các phần tử khủng bố sẽ thử nghiệm những điều đã làm ở Beirut, Tehran và Moscow. Vậy ông Putin có sự lựa chọn nào không? Không có sự lựa chọn nào cả, tuyệt đối không. Putin đã bị dồn vào chân tường, ông ta phải đấu tranh. Không một ai ở Washington muốn hiểu điều này. Họ nghĩ rằng, Putin có thể vất bỏ tất cả, giũ áo ra đi khi xuất hiện một dấu hiệu của của nguy cơ rủi ro?

Nhưng Putin không thể vất bỏ tất cả, vì lúc đó Nga sẽ rơi vào một cuộc khủng hoảng sống còn. Nếu Putin thất bại, Nga sẽ rơi vào thảm họa đổ vỡ như ở Afganistan, Iraq, Lybia hoặc khủng khiếp hơn. Không còn nghi ngờ gì nữa. Có nghĩa là là, điều duy nhất còn lại đối với ông ta, đó là giành thắng lợi. Chiến thắng không phải là phương án, chiến thắng là bắt buộc.

Các ngài có suy nghĩ về điều này: Putin và các đồng nghiệp của ông ta đã dìm đầu minh trong cát trong suốt 15 năm và không nhận thấy rằng, nước Mỹ đã tiến hành một cuộc thập tự chinh vòng quanh thế giới từ nước này sang nước khác, không để lại điều gì khác ngoài hỗn loạn và đổ nát? Các ngài cho rằng, người Nga không nhận thấy NATO đang từng bước tiến dần đến biên giới của nước Nga, còn các chính trị gia Washington liên tục chứng minh Nga là xấu, so sánh Hitler với Putin và một nước Nga xâm lược? Tất nhiên, họ nhận thấy. Tất cả những tín hiệu này ...

Tất cả, điều cần thiết phải làm của Putin là tập trung toàn bộ tâm lực để kết thúc cái trò chơi thánh chiến của phương Tây và trở về nhà. Kế hoạch của Nga chỉ có hai từ: chiến thắng. Không có ai muốn hàn gắn lại một đế chế xô viết mới. Tất cả những điều đó là vô nghĩa. Nga đơn giản chỉ muốn diệt sạch cái ổ tội ác này càng nhanh càng tốt. Và cũng không có ý nghĩa gì khi cố gắng bới thêm những câu chuyện của thuyết âm mưu mới.

Nhưng nếu Syria trở thành bãi lầy? Điều này cũng không làm tình hình thay đổi.. điều này có nghĩa là nếu cần thiết phải đưa bộ binh vào, Putin sẽ làm. Nếu cần thiết phải cung cấp vũ khí cho người Kurd hoặc Yemen, hay bất cứ một lực lượng chiến binh nào, ngay cả nhóm Shiite chống chính phủ ở Saudi Arabia, Putin cũng sẽ làm. Ông Putin sẽ làm tất cả những gì cần thiết. Đây không phải là trò chơi địa chính trị, đây là cuộc đấu tranh sống còn của Nga như một quốc gia có chủ quyền. Cái giá phải trả quá cao cho thất bại và Putin tiếp nhận cuộc chơi bằng tất cả quyết tâm của mình.

Cần phải hiểu rõ một vấn đề, tình huống mà Nga phải đối đầu, về cơ bản khác hoàn toàn với tình hình địa chính trị Mỹ. Mỹ thực hiện một dự án lật đổ, có định hướng nhằm loại trừ các thể chế hiện hữu, không thân thiện và nguy hiểm theo đánh giá của Washington, kiểm soát những nguồn lợi ích sống còn đi qua Bắc Phi, Trung Đông và toàn bộ châu Á.

Mỹ triển khai các căn cứ quân sự, duy trì sức mạnh đồng USD như một ngoại tệ dự trữ mạnh nhất của thế giới, thay đổi hình thái địa chính trị trên bản đồ thế giới phù hợp với những lợi ích chiến lược của các ngân hàng khổng lồ, các tập đoàn xuyên lục địa và các nhà sản xuất vũ khí lớn.

Nga không có những kế hoạch vĩ mô mang tầm thế giới. Putin muốn bán dầu, kiếm tiền, nâng cao đời sống của nước Nga và bằng cách nào đó tồn tại trong một thế giới địa chính trị cực kỳ phức tạp. Ông ta đã từng nghĩ, nếu chơi theo luật của Washington, tham gia vào WTO, mọi chuyện sẽ trở lên êm ả. Nhưng thực tế không phải như vậy. Những quy định của WTO, cũng như các nguyên tắc của IMF chỉ hoạt động tốt khi chúng tuân thủ những mục tiêu chiến lược của Washington. Nếu những quy định này không phù hợp, chúng sẽ bị bỏ qua rất nhanh, như những khung sắt gỉ.

Ví dụ gần đây nhất, khi Mỹ quyết định áp dụng các biện pháp trừng phạt kinh tế là khi IMF cho phép Ukraine giữ lại khoản vay 3 tỷ USD của Moscow. Điều đó có nghĩa là: thị trường tự do chỉ khi nào Mỹ bảo đó là “thị trường tự do”, trong trường hợp ngược lại, mọi tùy chọn đều bị loại bỏ. Phóng viên tờ Counterpunch nhận xét.

Giáo sư Steve Cohen (chuyên gia người Mỹ được tôn trọng nhất về Liên bang Nga) viết: “Vấn đề ở chỗ, những giải thích về các ý đồ của Nga ở Syria đã cản trở Mỹ phát triển một khả năng tìm thấy một phương pháp thỏa thuận giữa hai bên bất đồng chính kiến (modus vivendi) trong mối quan hệ với Nga, điều mà họ thực sự rất cần nếu họ muốn …tìm kiếm một biện pháp chính trị làm bình ổn tỉnh hình Syria.

Hơn thế nữa, giải thích sự việc theo tinh thần của chiến tranh Lạnh không chỉ không phản ánh được thực tế của câu chuyện, mà xóa mờ đi thực tế khách quan. Cách tiếp cận này đã lấy mất của chúng ta khả năng thực sự hiểu được “kẻ độc tài bạo chúa” – dù người đó là Vladimir Putin hoặc Bashar al-Assad, do đó chúng ta đã bỏ qua một điều quan trọng nhất trong tất cả các câu chuyện, một đất nước phải trở thành một quốc gia theo đúng quy luật lịch sử, cũng như vị trí, vai trò của chúng ta trong tiến trình này.

Cơ hội cho một quan hệ đối tác chiến lược lâu dài Washington-Moscow đã bị mất đi vào những năm 1990, sau sự xụp đổ của Liên bang Nga. Trên thực tế cơ hội đã bị đánh mất sớm hơn, khi khả năng có được một mối quan hệ đối tác được Reagan và Gorbachev xây dựng vào những năm 1985−89. Chính quyền Clinton đã hủy hoại hoàn toàn khả năng này và người đặt dấu chấm hết cho quan hệ Nga – Mỹ như đối tác chiến lược lại không phải là Moscow mà chính là Washington.

Hậu quả của tình trạng này trở nên vô cùng tồi tệ cho nhiều năm sau. Cho đến ngày này nếu tính một cách khiêm tốn từ cuộc chiến tranh Gruzia năm 2008, Mỹ trên thực tế luôn ở trong trạng thái một cuộc chiến tranh lạnh với Nga”. Trích bài viết của giáo sư Cohen trên báo Consortiumnews.

Báo The American Interest cho rằng: Hệ thống Nga đang nỗ lực tồn tại trong mội trường toàn cầu hóa thế giới và trong lòng phương Tây trên những điều kiện của mình. Kremlin muốn ngồi cùng một bàn với những tay chơi hàng đầu thế giới, nhưng Nga muốn tất cả đều phải tôn trọng quyền của Moscow giải thích những chuẩn mực quốc tế theo cách họ cho là phù hợp.

Cần phải thừa nhận một điều là trong tình huống này, điện Kremlin buộc phải khẳng định vị thế và giữ được sự ủng hộ trong nước nhờ chính sách chống phương Tây”. theo tờ The American Interest.

Tờ US News and World Report nhận định: “ Nga từng bước đang dấn sâu vào xung đột Syria, trở thành một cảnh báo đối với Mỹ. Có nhiều người kêu gọi đưa lực lượng bộ binh vào chiến đấu, nhưng không giải thích được tình huống, nếu như các binh sĩ Mỹ tiến vào tâm điểm sự hỗn loạn ở Trung Đông, có thể làm thay đổi tình hình?

Ngay cả trong tình huống phát triển thuận lợi, Mỹ cũng sẽ phải gánh vác lâu dài trách nhiệm về một khu vực lãnh thổ luôn luôn là một thùng thuốc súng lớn nhất thế giới, buộc phải quên đi chính sách hơn 10 năm từ bỏ trách nhiệm duy trì một trật tự thế giới ở Trung Cận Đông..

Nhận định về sự phát triển trong tương lai, ý kiến của các nhà báo Mỹ tựu chung đều đưa đến một kết luận, hầu hết mọi vấn đề đều phụ thuộc vào cuộc gặp Putin – Kerry. Các hãng tin vẫn cùng một tư tưởng được Nhà Trắng đặt ra trước đó, hy vọng thuyết phục được Nga tham gia vào kế hoạch bình ổn tình hình Syria do Mỹ đứng đầu, trong đó có việc loại bỏ ông Assad ra khỏi vị trí quyền lực và hợp tác chặt chẽ với liên minh quân sự chống khủng bố ở Syria.

Theo bình luận viên báo Regnum. Một điều cho thấy là các báo phương Tây không nhận thức được rằng, ngay cả trong tình huống mà họ mong muốn là loại bỏ được ông Assad, thì cái mà họ nhận được không phải là Syria mà là một Afghanistan hoặc Lybia mới.

Theo QPAN