Việt Nam “be quét” Biển Đông với chiến hạm phòng không

VietTimes -- Hệ thống vũ khí đảm bảo đánh bại mọi nguy cơ đe dọa thực hiện quyền thống trị biển Đông bằng Không quân - Hải quân là hệ thống phòng không chiến hạm. Tên lửa phòng không là lá chắn thép bảo vệ các hạm tàu và các vùng biển đảo xa đất liền, ngăn chặn mọi cuộc tiến công đường không của địch
Việt Nam “be quét” Biển Đông với chiến hạm phòng không

Sự phát triển của hệ thống phòng không trên biển bắt đầu từ những năm 1940. Hải quân Mỹ là lực lượng đầu tiên triển khai pháo phòng không trên các chiến hạm nhằm bảo vệ các liên đội tàu và các cụm tàu sân bay tấn công, khi các máy bay chiến đấu của Đức và Nhật, mang theo bom, ngư lôi và thuốc nổ trở thành vũ khí nguy hiểm tấn công các tàu có lượng giãn nước lớn.

Sự xuất hiện các tên lửa có điều khiển đã cho phép xây dựng một hệ thống phòng không hoàn chỉnh cho chiến hạm mà không cần phải sử dụng một lực lương không quân tiêm kích lớn, có hiệu quả đối với một cụm tàu sân bay tấn công chủ lực, nhưng lại không thực tế đối với các chiến hạm đơn lẻ, các liên đội tàu chiến đấu.

Các tổ hợp tên lửa phòng không được Hải quân Mỹ lắp đặt trên tày vào cuối Đại chiến thế giới thứ 2. Năm 1944 Mỹ phát triển các tổ hợp lửa đất đối không KAN-1 với hệ thống dẫn đạn radio, được sử dụng trong trận chiến Okinawa.

Năm 1945-1947 công ty "Fairchild" phát triển tổ hợp tên lửa phòng không XSAM-N-2, sản xuất hàng loạt vào năm 1949. Hệ thống này nằm trong chương trình thủ nghiệm tên lửa phòng không chiến hạm.

Công ty Convair bắt đầu phát triển tổ hợp tên lửa phòng không hạm đội vào năm 1949. Tổ hợp được thiết kế để dẫn đạn tên lửa bằng phương pháp 3 điểm, với yêu cầu là phải liên tục chiếu xạ mục tiêu bằng sóng radar.

Cùng với sự xuất hiện của tên lửa chống tàu, sự phát triển tên lửa phòng không chiến hạm có thêm động lực mới.

Không thể tiêu diệt được các phương tiện mang tên lửa chống tàu do tên lửa có thể phóng được trên khoảng cách từ 10 km đến hàng trăm km đến mục tiêu, nhưng thời gian cho phản ứng của tên lửa phòng không rất ít. Các loại pháo phòng không tự động tốc độ cao với cỡ nòng nhỏ từ 20 – 30 mm không hiệu quả trên khoảng cách 2-4km không hiệu quả do mức độ tán xạ đầu đạn rất lớn, tốc độ bay của tên lửa chống tàu cao (300 – 500 m/s) trong khi hình dáng lại rất nhỏ, thực tế không cho phép pháo phòng không có đủ thời gian ngắm bắn.

Trên thực tế, giải pháp khả thi nhất để bảo vệ chiến hạm trước đòn tấn công loạt tên lửa chống tầu là đánh chặn bằng tên lửa. Từ nguyên nhân này, hệ thống tên lửa phòng không SAM trên chiến hạm đã dẫn đến việc hình thành các tổ hợp tên lửa phòng không – phòng thủ tên lửa mà hệ thống được coi là tối tân, hiện đại và hiệu quả nhất chính là các tổ hợp phòng không, phòng thủ tên lửa Aegis. Theo đánh giá của các chuyên gia quân sự phương Tây, hệ thống Aegis với tên lửa SM-6 có khả năng tiêu diệt hầu hết tất cả các loại mục tiêu tấn công đường không, bao gồm cả tên lửa đạn đạo như DF – 21 của Trung Quốc.

Hệ thống phòng không chiến hạm trên biển hiện nay phân loại theo tiêu chí tầm bắn và phương pháp dẫn bắn:

Theo tầm bắn bao gồm các tổ hợp phòng không tầm cận gần, tầm gần, tầm trung và tầm xa.

Theo phương pháp dẫn đạn có: điều khiển tên lửa bằng sóng radar, điều khiển tên lửa bằng chiếu xạ mục tiêu và đầu đạn tên lửa tự dẫn.

Do hiện nay, các phương pháp dẫn đạn được tích hợp lại với nhau để tăng cường khả năng đánh chặn. Do đó phân loại chủ yếu là theo tầm bắn.

Các tổ hợp phòng không tầm cận gần thông thường là tổ hợp pháo phòng không tốc độ cao như AK 630 của Nga, Phalanx CIWS Mỹ, Goalkeeper CIWS của Hà Lan và DARDO của Ý, Type 730 CIWS của Trung Quốc, có tầm bắn hiệu quả khoảng 4000 m.

Tổ hợp Phalanx CIWS Mỹ

Các tổ hợp phòng không tầm gần, có thể là tổ hợp pháo – tên lửa phòng không như Palma của Nga, tổ hợp tên lửa phòng không SeaRAM của Mỹ, Đức và Đan Mạch, Crotale của Pháp,  Sea Wolf GWS-25 và GWS-26 của Anh, Umkhonto Nam Phi, có tầm bắn thông thường đạt khoảng 10 km, riêng Umkhonto đạt đến 12 km, tốc độ tên lửa trung bình 2M, độ cao đánh chăn tên lửa thấp nhất là 4 – 5m. Các nhóm tên lửa này được sử dụng để phòng không tầm thấp với các phương tiện bay và tên lửa hành trình.

Tổ hợp phòng không tầm gần Palma

Các tổ hợp tên lửa phòng không tầm trung điển hình là Tổ hợp tên lửa phòng không tầm trung Shtil -1 của Nga, RIM-7 Sea Sparrow và RIM-162 ESSM của Mỹ, CAAM Sea Ceptor của Anh. Các tổ hợp tên lửa này có tầm bắn trung bình đạt khoảng 40 – 50 km, độ cao từ 5 m – 15,000 m, tốc độ tên lửa khoảng 3M – 4M. Được sử dụng để tấn công tất cả các phương tiện bay và tên lửa hành trình chống tàu.

Tổ hợp tên lửa phòng không tầm trung RIM-7 Sea Sparrow

Các tổ hợp tên lửa tầm xa như: Fort S-300F hiện đang tham gia trực chiến bảo vệ căn cứ Nga ở Latakia, Redut của Nga, hệ thống Aegis của Mỹ sử dụng nhóm tên lửa Standart SM, chủ chốt là SM-2, PAAM của Liên minh Châu Âu, HQ-9 phiên bản Hải quân Trung Quốc, tương đương S-300. Các tổ hợp tên lửa tầm xa hiện đại có thể đánh chặn tất cả các phương tiện bay, riêng hệ thống Aegis của Mỹ sử dụng tên lửa SM -6 có khả năng tiêu diệt được cả tên lửa đạn đạo tầm gần và tầm trung. Tầm bắn của các tổ hợp tên lửa tầm xa có thể đạt tới 120 km, riêng hệ thống Aegic của Mỹ có thể tấn công vệ tinh nhân tạo, SM-6 có tầm bắn đến 240 km. Tốc độ tên lửa có thể đạt đến 3,5 M, độ cao tiêu diệt mục tiêu theo Redut của Nga là từ 5 m đến 30 km hoặc 33 km của các tên lửa Standart SM của Mỹ.

Hệ thống phòng thủ tên lửa Aegis

Phương án sử dụng các hệ thống tên lửa phòng không

Thông thường, các tổ hợp phòng không tầm cận gần và tầm gần được sử dụng để bảo vệ các chiến hạm được trang bị, tương tự như tổ hợp tên lửa Palma trên tàu Gepard 3.9 của Việt Nam.

Các tổ hợp tên lửa tầm trung, tầm xa có thể bảo vệ một cụm chiến hạm tấn công chủ lực có nhiều chủng loại tàu khác nhau, từ tàu sân bay đến các chiến hạm nổi và tàu ngầm, hoạt động trong khu vực phòng không hạm đội. Các hệ thống tên lửa tầm xa như Fort, Redut của Nga, Aegis của Mỹ có thể bảo vệ các mục tiêu lớn hơn như các mục tiêu ven biển, hải đảo hoặc liên kết hình thành tuyến phòng thủ tên lửa cho các cụm mục tiêu nhất định.

Đến thời điểm hiện nay, Hải quân Mỹ là lực lượng có hệ thống phòng không hạm đội lớn nhất, hiện đại nhất và cũng là lực lượng duy nhất trên biển có khả năng phòng thủ được tên lửa đạn đạo chống tàu.

Chính vì sự phát triển hàng đầu đó, hải quân Mỹ cũng là nước đầu tiên đưa ra mô hình tác chiến phòng không hạm đội, được coi là chuẩn mực cho các hệ thống phòng không hạm đội tác chiến trên biển lớn.

Thông thường, khi tiến hành các hoạt động cơ động chiến đấu tiến công, hành quân trên biển của một cụm tàu tấn công chủ lực (có thể bao gồm cả tàu sân bay) trong cụm có thể có biên chế ngoài tàu sân bay là 1 đến 2 tàu tuần dương, từ 1 đến 6 tàu khu trục mang tên lửa có điều khiển và tên lửa phòng không hệ thống Aegic, từ 1 đến 3 tàu hộ vệ tên lửa, các tàu hậu cần kỹ thuật, từ 1-3 tàu ngầm đa nhiệm mang tên lửa hành trình.

Các tàu được trang bị các hệ thống phòng không khác nhau, trong đó có cả hệ thống Aegic đi trong đội hình cách kỳ hạm – tàu sân bay khoảng 75 km, các tàu trinh sát điện tử có thể tiến xa trước đội hình đến 130 km. Cách bố trí này cho phép các tàu có thể bảo vệ tốt tàu sân bay hoặc kỳ hạm, các tàu mặt nước và không quân đối phương.

.Thực hiện nhiệm vụ phòng thủ tên lửa và phòng không, các khu trục hạm phòng không tầm xa lớp Arleigh Burke, trang bị hệ thống thông tin phòng không Aegis có trong biên chế các tên lửa phòng không   RIM-66C Standart SM-2 MR, RIM-67B Standart SM-2 ER:                                 


RIM-66C

Standart SM-2 MR

RIM-67B

Standart SM-2 ER

Tầm bắn, km

74

150

Tầm cao nhất

24

30

Khối lượng tên lửa kg

704

1440

Khối lượng đầu đạn, kg

97

120

Tốc độ tên lửa, M

2,5

2,5

Chiều dài tên lửa, m

7,98

7,98

Đường kính tên lửa, m

0,34

0,34

Sải cánh

0,91

0,91

 Hệ thống phòng không của Hải quân Mỹ chia ra nhiều thê đội, bao gồm các máy bay tiêm kích trên boong tàu sân bay, các thê đội phòng không tên lửa từ xa đến gần và luôn trong  trạng thái sẵn sàng chiến đấu.

Sơ đồ phòng không của Hải quân Mỹ

Trong điều kiện bị tấn công bằng các phương tiện tác chiến đường không như máy bay, tên lửa hành trình và thậm chí đạn đạo. Hệ thống phòng không tầm xa là các máy bay tiêm kích đánh chặn, tên lửa phòng không tầm xa thuộc hệ thống Aegis, hệ thống các tổ hợp tên lửa tầm trung, tên lửa tầm gần và hỏa lực súng tự động phòng không tầm cận gần bảo vệ mục tiêu. Xét trên góc độ dày đặc và hệ thống thông tin liên lạc, cảnh bảo sớm và điều hành tác chiến cũng như các loại vũ khí trang bị, khả năng xuyên thủng hệ thống phòng không của Hải quân Mỹ trong một cụm chiến hạm tấn công chủ lực là không thể.

Phòng không hải đoàn Việt Nam

Hiện nay, trong biên chế của lực lượng Hải quân Việt Nam, riêng lực lượng tấn công chủ lực mặt nước có thể có 6 tàu hộ vệ tên lửa lớp Gepard 3.9, được trang bị tổ hợp tên lửa phòng không tầm gần Palma có tầm phòng không hiệu quả đến 10 km và các tổ hợp pháo tự động phòng không AK 630 có tầm xa phòng không đến 4 km, 10 chiếc khinh hạm tên lửa tấn công nhanh Molniya có các tổ hợp AK-630, 4 chiếc TT – 400TP được trang bị các tổ hợp AK 630.

Theo cách phân cấp và hiệu quả tác chiến, rõ ràng các chiến hạm nổi của Việt Nam chỉ có thể tự phòng thủ tên lửa hành trình tốc độ cận âm cho bản thân. Những khinh hạm tên lửa lớp Molniya sẽ gặp nguy hiểm khi đối phương tấn công dồn dập nhiều tên lửa hành trình vào một mục tiêu ngày cả trong tình huống tên lửa chống tàu có tốc độ cận âm như Hapoon 240m/s.

Để thực hiện nhiệm vụ chiến đấu tấn công chống lại các cụm chiến hạm tấn công chủ lực của đối phương, với số lượng lớn các tàu có trang bị tên lửa chống hạm như tàu tấn công nhanh mặt nước của Trung Quốc như Type 021 Lớp Houbei (Hồ bắc) mang theo 4 tên lửa chống tàu C-101 hoặc 4 tên lửa loại Silkworm có tốc độ 0.8M.  Chỉ riêng loại tàu tên lửa tấn công nhanh này, PLA có khoảng 83 chiếc.

Trong nhiệm vụ bảo vệ biển đảo, các chiến hạm Việt Nam không thể thực hiện được nhiệm vụ phòng không bảo vệ đảo do không có hệ thống tên lửa phòng không  tầm trung.

Những vấn đề này cho thấy. Lực lượng Hải quân Việt Nam, để có thể tác chiến hiệu quả trên biển Đông, phòng thủ đảo cần có một lực lượng chiến hạm phòng không, có khả năng tác chiến hiệu quả với các phương tiện tấn công đường không, trước hết là các tên lửa phòng không tầm trung, chiến hạm sẽ đóng vai trò chiếc ô phòng không bảo vệ cụm tàu tấn công nhanh mặt nước.

Hệ thống phòng không chiến hạm tầm trung sẽ đảm nhiệm vai trò phỏng không trên khoảng cách đến 40 – 50 km tầm xa, tạo thành chiếc ô phòng thủ tên lửa, tạo điều kiện hoạt động của các chiến hạm khác. Việt Nam sẽ mua chiến hạm phòng không như thế nào?

Còn tiếp