Trung Quốc mất mặt ngoại giao, phô trương chiến lược chưa từng thấy

VietTimes -- Một sự phô trương chưa từng thấy về hệ thống chiến lược của Trung Quốc trên vùng biển tranh chấp trên Biển Đông đã phản ánh những nỗ lực của Trung Quốc nhằm thể hiện quyết tâm sau sự thất bại mất mặt về ngoại giao, Warontherock đánh giá.
Trung Quốc "khoe" máy bay H-6K bay trên bãi cạn Scaborough
Trung Quốc "khoe" máy bay H-6K bay trên bãi cạn Scaborough

Sau khi Tòa Trọng tài thường trực ra phán quyết có lợi cho Philippines, bác bỏ yêu sách chủ quyền ngang ngược của Trung Quốc trên Biển Đông, Trung Quốc đã tìm cách chứng tỏ sức mạnh quân sự của mình trong khu vực. Máy bay ném bom chiến lược tầm xa H-6K  của lực lượng không quân Trung Quốc (PLAAF), đã đóng vai trò quan trọng trong việc triển khai sức mạnh quân sự của Trung Quốc thông qua các chuyến bay công khai trên Biển Đông.

Kể từ đầu tháng 5, truyền thông nhà nước đã “khoe” những bức ảnh và video chiếc H-6K đang bay trên đá Chữ Thập, bãi cạn Scarborough, Đá Vành Khăn và đá Long Hải về phía nam quần đảo Trường Sa cũng như là Đảo Phú Lâm ở phía bắc quần đảo Hoàng Sa. “Các cuộc tuần tra sẵn sàng chiến đấu” của máy bay ném bom H-6K và các máy bay khác thuộc Không quân Trung Quốc “sẽ tiếp tục trên cơ sở thường xuyên”, người phát ngôn không quân Trung Quốc vào 18/7 cho hay.

Việc phô diễn hình ảnh máy bay H-6K diễn ra sau khi dàn trận máy bay và hệ thống hải quân được triển khai trên những thực thể do Trung Quốc kiểm soát trên Biển Đông. Tháng 5 năm ngoái, Wall Streer Journal đưa tin Trung Quốc đã triển khai pháo binh trên đảo được bồi lấp ở quần đảo Hoàng Sa. Tháng 2/2016, quân đội Trung Quốc đã triển khi tên lửa đất đối không ở đảo Phú Lâm mặc dù báo cáo gần đây cho rằng tên lửa đất đối không đã được dời đi ngay trước phán quyết ngày 12/7.

Vào tháng 3, quân đội Trung Quốc đã bắn một quả tên lửa hành trình chống hạm từ hệ thống triển khai trên đảo Phú Lâm. Máy bay chiến đấu J-11 và JH-7 của hải quân và không quân Trung Quốc được triển khai trên đảo Phú Lâm tháng 10/2015 cũng như tháng 2 và tháng 4/2016. Vào tháng 5/2016, chiến đấu cơ J-11 Trung Quốc đã tiến hành chặn máy bay của Mỹ trên Biển Đông mà Bộ Quốc phòng Mỹ chỉ trích là “không an toàn”.

Bất chấp cam kết của ông Tập Cận Bình trong chuyến thăm Mỹ hồi tháng 9/2015 rằng Trung Quốc sẽ không quân sự hóa quần đảo Trường Sa trong khu vực phía nam Biển Đông, Sáng kiến minh bạch hàng hải châu Á đã báo cáo hồi tháng 2 rằng Trung Quốc có thể đã lắp đặt hệ thống radar cao tần ở quần đảo Trường Sa. Video về máy bay ném bom H-6K hồi tháng 5 đánh dấu sự xuất hiện công khai đầu tiên của lực lượng không quân chiến lược Trung Quốc (PLAAF) trong khu vực tranh chấp, tiết lộ các thiết bị của lực lượng này trong khu vực ngoài hệ thống và máy bay của lực lượng hải quân.

Quyết định công khai các máy bay của lực lượng không quân Trung Quốc trên Biển Đông có ý nghĩa quan trọng vì các thông điệp được chuyển tải đến công chúng cả trong và ngoài nước. Về phía người dân trong nước, những chiếc máy bay này triển khai sức mạnh và nhấn mạnh tiến trình hiện đại hóa quân sự vẫn đang tiếp tục của quân đội Trung Quốc và quá trình cải cách đặc biệt nhắc nhở vào lúc Trung Quốc dường như yếu thế hơn sau khi bị thua trong vụ kiện ở tòa The Hague.

Các chuyến bay cũng chuyển các thông điệp ngăn chặn thông thường tới công chúng bên ngoài. Xu hướng gần đây của các máy bay H-6K  mở rộng  ra ngoài biên giới Trung Quốc đã khiến dấy lên căng thẳng cho Mỹ và các nhân tố khác trong khu vực châu Á- Thái Bình Dương về khả năng ngày càng tăng của Trung Quốc trong vệc sử dụng các máy bay ném bom tầm xa để tấn công mục tiêu ở Tây Thái Bình Dương.

Chiến đấu cơ J-15 trên tàu sân bay Liêu Ninh
Chiến đấu cơ J-15 trên tàu sân bay Liêu Ninh
Trung Quốc ráo riết thiết lập cụm tác chiến tàu sân bay rập khuôn mô hình Mỹ
Trung Quốc ráo riết thiết lập cụm tác chiến tàu sân bay rập khuôn mô hình Mỹ

Cuối cùng, những chiếc máy bay H-6K xuất  hiện trên vùng khu vực tranh chấp ở Biển Đông rõ ràng thể hiện quyết định của Trung Quốc muốn công khai vai trò ngày càng tăng của lực lượng không quân và máy bay ném bom trong việc thực hiện chiến dịch tác chiến tầm xa trên biển, sau một chuyến bay trước đó trong vùng nhận diện phòng không (ADIZ) trên biển Hoa Đông và tiến hành các hoạt động huấn luyện xuyên qua chuỗi đảo thứ nhất trên khu vực Tây Thái Bình Dương.

Truyền thông tràn ngập hình ảnh H-6K

Sự xuất hiện công khai của máy bay ném bom chiến lược H-6K trên Biển Đông đã tăng lên nhanh chóng kể từ lần đầu được mô tả vào đầu tháng 5 trong video thu được từ CCTV ghi hình Trung tá Liu Rui, tham mưu trưởng trung đoàn máy bay ném bom. Được đặt tên “Câu chuyện của tôi với vị thần chiến tranh” tham khảo tên của chiếc H-6K, video bao gồm một đoạn clip ngắn được quay từ cửa sổ máy bay ghi hình một thực thể trên một vùng biển rộng.

Cư dân mạng Trung Quốc nhanh chóng nhận ra đó là Đá Chữ Thập, một thực thể địa lý do Trung Quốc chiếm đóng trái phép ở quần đảo Trường Sa của Việt Nam và hình ảnh một trong ba đường băng Trung Quốc vừa xây dựng trên vùng biển tranh chấp. Trong video, Liu nói rằng anh ta nghĩ bay trên chiếc H-6K rất nhàm chán nhưng cuối cùng Liu đã nhận ra rằng máy bay ném bom có ý nghĩa chiến lược quan trọng đối với Trung Quốc, vì nó có thể tác động quyết định đến một cuộc xung đột chỉ với một cú tấn công.

Video phác họa Liu Rui là một chuyên gia về máy bay ném bom H-6K và đã vạch ra việc sử dụng nó trong các chuyến bay trên biển. Liu là người đầu tiên bay qua chuỗi đảo đầu tiên để vào Thái Bình Dương hồi tháng 3/2015 và ông cũng tham gia vào cuộc diễu hành quân sự vào tháng 9/2015. Ngày 19/7, Tân Hoa Xã và CCTV đưa tin phó chủ tịch Quân ủy trung ương  Phạm Trường Long vừa có chuyến thăm các cơ sở quân sự trên Chiến khu miền nam bao gồm cả căn cứ H-6K, phân đoàn máy bay ném bom số 8 mà Liu Rui trực thuộc.

Truyền thông đưa tin về sự xuất hiện công khai thứ hai của chiếc H-6K vào ngày 14/7, chỉ 2 ngày sau phán quyết của tòa trọng tài, khi Không quân Trung Quốc rò rỉ ra vài bức ảnh mới nhất qua trang web Weibo về chiếc H-6K đang bay trên bãi cạn Scarborough (Sau đó Tân Hoa Xã đã in một tấm hình tương tự được cho là từ cùng một chiếc máy bay).

Vào ngày 18/7, CCTV đã phát hành một video khác, chủ yếu cho thấy hình ảnh chiếc H-6K đang bay lượn trên một vài khu vực đất đai rộng lớn, lại được cư dân mạng nhận diện là đá Vành Khăn và đảo Phú Lâm, ngoài một thực thể được nhận diện là Đá Long Hải, cho dù báo chí Trung Quốc chú thích video này là chuyến bay qua bãi cạn Scarborough. Trong cuộc họp báo cùng ngày, người phát ngôn của không quân Trung Quốc lần đầu tiên xác nhận sự hiện diện của máy bay ném bom H-6K trên Biển Đông, cho rằng lực lượng không quân đã “tiến hành cuộc tuần tra sẵn sàng giao chiến trên Biển Đông và máy bay ném bom Trung Quốc đã diễu hành trên không phận gần các đảo và đá của Trung Quốc, bao gồm cả đảo Hoàng Nham” (tên gọi tiếng Trung của bãi cạn Scarborough). Nhân vật này cũng tuyên bố các cuộc tuần tra sẽ còn tiếp tục.

Máy bay ném bom H-6K của Trung Quốc phô trương thanh thế ở Biển Đông và khu vực ngoài chuỗi đảo thứ nhất
Máy bay ném bom H-6K của Trung Quốc phô trương thanh thế ở Biển Đông và khu vực ngoài chuỗi đảo thứ nhất

Các chuyến bay trong năm 2016 là một loạt các cuộc huấn luyện máy bay H-6K và các nhiệm vụ thực thi trên biển thường diễn ra ở ngoài khơi xa so với biên giới Trung Quốc trong những năm gần đây, theo như báo cáo từ nguồn tài liệu mở của truyền thông Trung Quốc. Năm ngoái, lực lượng không quân Trung Quốc đã công bố rằng họ đã tiến hành 4 chuyến bay huấn luyện ở Tây Thái Bình Dương, bay 2 lần qua eo Miyako (gần Nhật Bản) và hai lần qua eo Bashi (giữa Đài Loan và Philippines), mỗi lần bay hơn 1.000km trên chuỗi đảo thứ nhất.

Theo truyền thông nhà nước Trung Quốc, năm 2015 đánh dấu lần đầu tiên không quân nước này bay qua Chuỗi đảo thứ nhất, một cột mốc mà quân đội Trung Quốc đánh giá cao cho việc phá vỡ điểm thòng lọng địa lý được tạo nên bởi sự ngăn chặn của Mỹ. Một số máy bay ném bom không quân hải quân H-6 trước đó đã bay qua eo biển Miyako trên đường ra Thái Bình Dương trong thời kỳ căng thẳng với Nhật Bản vào tháng 9/2013. Thêm vào đó, không quân Trung Quốc còn thực hiện các chuyến bay ra ngoài bờ biển trong năm 2015 để thực hành tấn công tầm xa chính xác vào tháng 9 và thể hiện sự có mặt trong vùng nhận diện phòng không trên biển Hoa Đông vào tháng 11/2013.

Như Dean Cheng, một nhà nghiên cứu về quan hệ an ninh chính trị Trung Quốc tại Quỹ Di sản năm 2015 cho rằng, những chuyến bay đến Thái Bình Dương là minh chứng rõ ràng nhất cho ý định của Trung Quốc để phát triển và thực hiện khả năng tấn công Guaam và các căn cứ quan trọng khác có thể được Mỹ và các đối tác sử dụng nhằm ủng hộ cho cuộc chiến ở châu Á- Thái Bình Dương.

(còn tiếp)