Chuyên gia Mỹ bày mưu “đánh sập” chiến lược Biển Đông của Trung Quốc
Cuộc chơi dài hơn của Trung Quốc
Tầm nhìn biển của Trung Quốc là lâu dài và có liên quan đến toàn bộ chính quyền. Kế hoạch 5 năm hiện tại đã đưa ra tầm nhìn xa cho các vấn đề trên biển, một tín hiệu được ghi nhận bởi các nhà nghiên cứu chiến lược và hoạch định chính sách. Trung Quốc đang báo hiệu cho cả bộ máy bên trong lẫn bên ngoài lãnh thổ, với những tuyên bố công khai và điều chỉnh các hành động trên Biển Đông cho thấy ưu tiên chiến lược đối với các vấn đề hàng hải. Đây được coi là chìa khóa cho sự phát triển của Trung Quốc. Nước này cũng đang xây dựng mạng lưới đối tác toàn cầu với một loạt quốc gia hòng lợi dụng ủng hộ yêu sách chủ quyền trên Biển Đông.
Một vài quốc gia hiện đồng tình với triển vọng chủ quyền của Trung Quốc và dễ dàng bị ảnh hưởng bởi những lời chỉ trích của Trung Quốc về chủ nghĩa đế quốc, chủ nghĩa đơn phương và thói đạo đức giả của Mỹ. Họ đe dọa rằng nếu Trung Quốc thất thế ở Đông Á, sự thống trị toàn cầu của Mỹ sẽ tạo ra một trật tự thế giới theo ý Mỹ và cho phép cấu trúc an ninh và kinh tế do Mỹ dẫn đầu kể từ sau Thế chiến II vẫn tiếp tục trong tương lai.
Trung Quốc cảm thấy bất lợi bởi hệ thống luật thực thi quốc tế do phương Tây thống trị được hình thành từ khi Trung Quốc còn là một nước non yếu. Cuối tháng 3 vừa qua, Trung Quốc tuyên bố dự định xây dựng một bộ luật hàng hải nội địa của nước này nhằm hỗ trợ cho các chiến lược trên biển, một phần của những nỗ lực không ngừng nghỉ nhằm tạo công cụ đối phó với các tranh chấp pháp lý quốc tế ngày càng tăng, trong bối cảnh Trung Quốc bành trướng trên biển.
Chiến dịch pháp lý trên, đi đôi với mục tiêu tăng trưởng trong khả năng thực thi an ninh, sẽ tạo ra những thách thức mới cho Mỹ, đặc biệt là ở trên Biển Đông, nơi mà Trung Quốc đang giữ vị thế có lợi về sự hiện diện trên biển (các tàu bè và máy bay, các đội tàu đánh cá và bây giờ là các căn cứ quân sự) và mở rộng vùng chống tiếp cận cũng như khả năng triển khai sức mạnh.
Mỹ làm gì để ngăn chặn chiến lược của Trung Quốc?
Tránh đáp lại các hành động của Trung Quốc trong lĩnh vực hàng hải mà không định hình chúng trong khuôn khổ tham vọng và lợi ích chiến lược rộng hơn của Trung Quốc. Hành động của nước này là một phần của chiến lược biển rộng hơn nhằm phát triển trở thành một cường quốc biển, bao gồm cả nghĩa đen là một lãnh thổ địa lí rộng lớn trên biển. Sự linh hoạt chính trị có thể dẫn tới hệ quả không ngờ là sự hiểu sai của Trung Quốc về thông điệp chiến lược và những tính toán sai lầm sau đó.
Những nỗ lực của Mỹ hiệu quả nhất khi Trung Quốc cảm thấy nước này cô độc trên chính trường toàn cầu. Đòn bẩy sức mạnh của Mỹ về kinh tế, chính trị và hệ thống an ninh với các đồng minh và đối tác để xây dựng một bộ khuôn khổ toàn cầu ngăn chặn hành vi bành trướng lãnh hải của Trung Quốc.
Kết hợp tất cả các nhân tố sức mạnh của một quốc gia (ngoại giao đa phương, gắn kết kinh tế và hiện diện quân sự), để trấn an các đồng minh và đối tác, thể hiện quyết tâm và cam kết của Mỹ, củng cố vị thế quân sự, duy trì các chuẩn mực và quy tắc ứng xử quốc tế, và quan trọng nhất là đảm bảo tự do hàng hải cho tất cả các nước như một quốc gia bảo đảm an ninh hàng hải. Điều sau cùng chính là điều kiện tiên quyết cho thương mại quốc tế, phát triển kinh tế và thịnh vượng toàn cầu, được bảo đảm bằng sức mạnh hải quân và bảo đảm tự do thương mại hàng hải.
Đặt ra những câu hỏi về ý đồ của Trung Quốc trong việc soạn thảo luật hàng hải nội địa mới để hỗ trợ cho khái niệm lãnh thổ biển và không gian kinh tế biển. Luật của Trung Quốc về bản chất là chính trị, và là cánh cửa cơ hội cho việc định hình sát thực hơn sau khi công bố. Không phản ứng lại cũng đồng nghĩa với sự chấp nhận ngầm. Thêm vào đó, không để cho Trung Quốc nhận thức và xác định những hành động không bị thách thức với Mỹ.
Mỹ phải chú ý đến từng điểm ngoại giao công khai của Trung Quốc và nhắc lại vị thế của Mỹ để truyền đạt rõ ràng lợi ích quốc gia Mỹ và định hình không gian cho tiến trình ngoại giao nổi lên sau phán quyết của tòa án quốc tế:
(1) Mỹ không phải là một bên trong vụ kiện trọng tài đang diễn ra giữa Philippines và Trung Quốc và Mỹ đứng về phe nào trong vụ kiện này;
(2) Mỹ ủng hộ các biện pháp giải quyết bằng hòa bình cho các tranh chấp trên biển và sự cần thiết tất cả các nước tuân thủ các nghĩa vụ của mình tuân theo luật quốc tế;
(3) Mỹ không đứng về phe nào trong tranh chấp tuyên bố chủ quyền trên biển với các thực thể địa lí tự nhiên trên Biển Đông;
(4) Mỹ ở vị thế mạnh mẽ để bảo vệ các quyền, sự tự do và sử dụng hợp pháp các vùng biển và không phận đảm bảo cho tất cả các quốc gia, bao gồm việc các tuyên bố chủ quyền trên biển phải tuân theo luật pháp quốc tế như đã được thể hiện trong Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển;
Có một cơ hội chiến lược cho Mỹ để định hình và gây ảnh hưởng tới chiến lược phát triển hàng hải của Trung Quốc, hướng Trung Quốc trở thành một đối tác toàn cầu có trách nhiệm hơn, có thể đóng góp một cách tích cực vào hệ thống quốc tế.
Nếu không làm như vậy, sự im lặng và không hành động gì từ phía Mỹ sẽ hàm ý thừa nhận và đồng tình với Trung Quốc thực hiện chiến lược biển theo cách của nước này mà không bị cản trở gì. Tốt hơn hết là định hình viễn cảnh chiến lược ngay từ bây giờ hơn là chấp nhận việc đã rồi sau này. Và người ta vẫn đặt cược vào sự vượt trội của Mỹ ở Ấn Độ - châu Á – Thái Bình Dương.
* Lược thuật bài viết trên National Interest của tác giả Tuan N. Pham là một sĩ quan hải quân Mỹ với kinh nghiệm vận hành dày dặn trên vùng biển Ấn Độ - Châu Á – Thái Bình Dương.