Cuộc chiến giá dầu - phần 1

Xuất khẩu dầu Mỹ và sự bất ổn chính trị thế giới

VietTimes - Cục Công nghiệp và An ninh Mỹ (BIS) nới lỏng lệnh cấm xuất khẩu dầu mỏ, được khai thác trên lãnh thổ nước Mỹ.
 Xuất khẩu dầu Mỹ và sự bất ổn chính trị thế giới

Theo tuyên bố của cơ quan này (BIS), họ đã cấp giấy phép cho một số công ty xuất khẩu dầu condensate – một loại dầu thô siêu nhẹ, được các công ty Mỹ khai thác rất mạnh trong những năm gần đây. BIS cũng không công bố công ty nào được cấp giấy phép xuất khẩu dầu.

Ngoài ra, chính quyền Mỹ làm rõ một số vấn đề kỹ thuật, công bố loại dầu nào được phép xuất khẩu. Nhìn chung, lệnh cấm xuất khẩu các sản phẩm hydrocacbon, được đặt ra 40 năm trước nhằm đáp trả lệnh cấm vận dầu mỏ và tăng giá dầu của các nước Ả Rập vẫn được duy trì.

Mỹ trong những năm gần đây đang trở thành một trong những nước khai thác và chế biến dầu mỏ, khí gas lớn nhất thế giới. Việc nới lỏng lệnh cấm xuất khẩu dầu mỏ được đưa ra trong tình huống dầu mỏ tụt giá nhanh chóng, từ 115 đô la / thùng xuống dưới 60 đô la / thùng. Việc xuất khẩu dầu thô của Mỹ có thể nói, tiếp tục đẩy giá dầu thế giới xuống thấp hơn nữa. Tình huống này đặt ra một câu hỏi ngẫu nhiên: tại sao lại là Syria, Ukraine? tại sao lại dầu mỏ lại tiếp tục tụt giá?. Giá dầu xuống thấp gây tổn thất không chỉ cho nền kinh tế Nga, mà còn gây thiệt hại nặng nề cho các đồng minh của Mỹ, những nước xuất khẩu dầu mỏ ở Trung Đông và các quốc gia khác. Tình trạng hỗn loạn và cuộc nội chiến ở Ukraine, chấm dứt dự án “dòng chảy phương Nam” đã khiến cho châu Âu mất đi nguồn khí gas và dầu từ nước Nga với trữ lượng vô cùng lớn, đây là thị trường công nghiệp có mức tiêu thụ nhiên liệu khổng lồ mà các boss dầu khí Mỹ đang nhằm tới, đồng thời với chính sách chính trị đối đầu nước Nga, tương đối nhẹ nhàng với các tổ chức khủng bố ở Trung Đông, các chủ nhân của Wall Street đang nhằm đến các thị trường tiêu thụ dầu và khí gas giàu có, bao gồm cả Trung Quốc.

Câu chuyện nới lỏng lệnh cấm xuất khẩu dầu mỏ không bắt đầu cuối tháng 12.2014 mà bắt đầu từ  những ngày cuối tháng 7.2014. Theo tờ The Wall Street Journal, lần đầu tiên sau 40 năm, Mỹ bắt đầu xuất khẩu dầu mỏ. Đêm khuya ngày 30.07 tàu chỏ dầu siêu trọng BW Zambesi mang cờ Singapore rời cảng  Texas City hướng về Nam Hàn Quốc. Chở  trên khoang là 400 ngàn thùng dầu có giá ước tính vào khoảng 40 triệu USD. Cũng theo thông tin từ hãng truyền thông này, khả năng xuất khẩu dầu thô vào Hàn Quốc được mở ra nhờ hai công ty năng lượng, các luật sư, những người vận động hành lang đã tìm thấy kẽ hở trong luật pháp Mỹ và sự bùng nổ công nghệ khoan dầu mới chưa từng có ở Mỹ.

Trên nguyên tắc, chính sách xuất khẩu dầu mỏ của Mỹ vẫn chưa hề thay đổi, nhưng đơn hàng xuất khẩu dầu đầu tiên của Mỹ vào Hàn Quốc đã trở thành “cái nêm cho phép mở tung cánh cửa đóng chặt về xuất khẩu năng lượng của Mỹ” phó chủ tịch Hội đồng giám đốc các công ty tư vấn  IHS CERA Daniel Yergin tuyên bố với báo giới. Trước đó không lâu, vào tháng 6.2014 có thông tin về việc một số các công ty Mỹ lần đầu tiên sau 40 năm được xuất khẩu không chỉ các sản phẩm dầu mỏ, mà còn bao gồm cả dầu thô. Bộ trưởng Bộ thương mại Mỹ cấp phép xuất khẩu dầu mỏ, được khai thác bởi các công ty Texas là Pioneer Natural Resources và Enterprise Product Partners.

Dầu mỏ được xuất khẩu là loại dầu thô siêu nhẹ hay còn gọi là condensate, hình thành trong các  mỏ đá phiến sét. Chất lượng của loại dầu thô này rất cao, chỉ cần qua xử lý ở mức tối thiểu có thể được sử dụng như nhiên liệu hiện nay.

Chính vì tính đặc thù này mà Bộ thương mại Mỹ có thể lách qua khe hở của đạo luật cấm xuất khẩu dầu mỏ nhằm duy trì chính sách xuất khẩu năng lượng và bảo toàn năng lượng, được thông qua vào những năm 1970-x. Thực tế chính sách không hề thay đổi: xuất khẩu dầu thô ra ngoài biên giới Canada và Mexico vẫn bị đặt dưới lệnh cấm, Pioneer Natural Resources и Enterprise Product Partners xuất ra thị trường không phải là dầu thô, mà là các chế phẩm dầu mỏ có thể đưa vào sử dụng được ngay. Theo nguồn tin từ WSJ, trong thời gian cuối năm, số lượng dầu đá phiến sét khai thác được có thể đạt đến 3 triệu thùng dầu trong ngày.

Lệnh cấm xuất khẩu dầu thô Mỹ được thông qua và công bố năm 1973 nhằm đáp trả các nước Ả Rập khi các nước này đặt lệnh cấm vận dầu mỏ đối với các quốc gia ủng hộ Israel trong cuộc xung đột với Syria và Ai Cập cùng sự gia tăng giá dầu. Hiện nay dầu thô chỉ được xuất khẩu theo giấy phép đặc biệt vào Canada và Mexico. Các công ty khai thác dầu mỏ Mỹ, cũng như các tập đoàn như ExxonMobil, Chevron và ConocoPhillips, từ lâu đã nỗ lực đề nghị dỡ bỏ lệnh cấm xuất khẩu dầu thô. Lệnh cầm này được các công ty lọc dầu và sản xuất chế phẩm dầu mỏ Mỹ ủng hộ do có thể mua dầu thô tại thị trường nội địa với giá rẻ. Trong những năm gần đây, vị thế của những đại diện đòi thay đổi luật cấm xuất khẩu dầu thô từ 40 năm trước đã có nhưng thay đổi rõ rệt. Sản lượng khai thác dầu ở Mỹ, bị kiềm chế trong hơn 30 năm, đến năm 2008 đã tăng vọt, kết quả là sự phụ thuộc năng lượng nước Mỹ vào lượng dầu nhập khẩu giảm từ 60% xuống chỉ còn thấp hơn 30% năm 2014. Trong năm 2013 khối lượng dầu khai thác được của Mỹ lần đầu tiên vượt lượng dầu nhập khẩu. Theo dự đoán của Cơ quan Năng lượng Quốc tế, Mỹ vào năm 2015 sẽ vượt và Nga và Saudi Arabia về khai thác và sản xuất dầu khí. Điều này giải thích được: tại sao nền kinh tế Mỹ có được sự tăng trưởng với GDP tăng 5% kể từ năm 2003.

Tổng thống Mỹ có quyền gỡ bỏ luật cấm xuất khẩu dầu thô vì “lợi ích quốc gia”. Các nhà phân tích HIS đi đến kết luận rằng, việc gỡ bỏ luật cấm xuất khẩu dầu sẽ làm tăng ngân sách quốc gia vào khoảng từ $1,3 nghìn tỷ đô la từ năm 2016 đến năm 2030. Cũng vào đầu tháng 6.2014 mọi việc đã trở lên rõ ràng hơn, khi EU trong khuôn khổ các cuộc đàm phán với Mỹ đã đạt được thỏa thuận, Washington sẽ gỡ bỏ các rào cản xuất khẩu gas và dầu thô. EU lập luận cho những yêu cầu của mình là: sự bất ổn ở Đông Âu có thể dẫn đến việc dừng cung cấp dầu và khí tự nhiên từ Nga. "Cuộc khủng hoảng hiện nay ở Ukraine khẳng định, thực tế tình hình cho thấy liên minh châu Âu phải đối mặt với sự phụ thuộc về năng lượng (Nga)", - tờ The Washington Post trích nguồn từ tài liệu của Ủy ban châu Âu mà họ có được.

Sự kiện rỏ rỉ dữ liệu này xảy ra trước vòng tham vấn tiếp theo về nội dung xây dựng khu vực tự do thương mại Đại Tây dương. (Khu vực tự do thương mại và hợp tác đầu tư xuyên Đại Tây Dương, TTIP). Đại diên thương mại Mỹ từ chối không bình luận tình huống, giải thích rằng đưa ra những kết luận vào lúc này là quá sớm. Cũng theo nguồn tài liệu mà The Washington Post có được, EU muốn Mỹ cam kết “"chắc chắn đảm bảo xuất khẩu tự do dầu và khí đốt."  

Từ những vấn đề trên có thể nhận thấy: Rõ ràng cuộc nội chiến ở Syria, Maidan với sự ủng hộ gần như công khai, nhiệt tình của Mỹ, cuộc chiến nồi da nấu thịt ở Ukraine có nguyên nhân không phải từ nhà độc tài Asad hoặc chính sách cứng rắn của ông Putin đối với Kiev. Việc gia tăng sản lượng khai thác dầu và khí gas của các tập đoàn dầu khí Mỹ và sự bùng nổ công nghệ khai thác dầu từ đá phiến sét cho sản lượng lớn có thể là nguyên nhân chủ yếu của các cuộc cách mạng sắc màu, xung đột vũ trang, nội chiến của nhiều nước trên thế giới. Việc làm tan hoang và sự bùng nổ dữ dội chủ nghĩa khủng bố cực đoan, cuộc chiến ở Trung Đông có mục đích làm suy giảm đến mức thấp nhất khả năng khai thác và sản xuất dầu khu vực, nội chiến Ukraine nhằm cắt nguồn dầu khí đến từ nước Nga, chính sách đối đầu “chiến tranh lạnh” của các nước EU có mục đích tiêu diệt “dòng chảy phương Nam”, đòn đánh tiếp theo “hạ giá dầu” tạo điều kiện tối ưu cho các tập đoàn dầu khí Mỹ tiếp quản thị trường châu Âu theo “nguyện vọng của EU” và các thị trường khác, làm tê liệt hệ thống khai thác sản xuất dầu khí các nước có tài nguyên dầu mỏ do thiệt hại nặng nề tài chính. Điều này càng hiểu rõ hơn, tại sao OPEC vẫn tuyên bố cố gắng duy trì sản lượng khai thác dầu, dù giá dầu có giảm đến 20 đô la/thùng, các nước khai thác dầu đang cố gắng giữ lại những thị trường cuối cùng trước những  đòn tấn công dồn dập quy mô chưa từng có từ Texas.

Sergey Kanashevich

Biên dịch: Trịnh Thái Bằng