Xe tăng T-90 Nga sẽ uy lực mạnh hơn, thông minh hơn

VietTimes -- Xe tăng chủ lực T-72 và T-90 sẽ lắp đặt thiết bị điện tử mới nhất của hệ thống điều khiển hỏa lực từ xe tăng "Armata" theo dõi mục tiêu tự động (ASC) và máy tính đạn đạo (WB), cho phép tiêu diệt tăng thiết giáp đối phương với độ chính xác 100% ngay cả trong điều kiện tầm nhìn bằng không.
Xe tăng T-90 trong nhà xưởng lắp ráp
Xe tăng T-90 trong nhà xưởng lắp ráp

Thiết bị theo dõi, kiểm soát mục tiêu ASC cho phép pháo thủ đơn giản chỉ quay kính ngắm ngắm vào xe tăng đối phương và nhấn một nút đặc biệt. Thiết bị sẽ tự động giám mục tiêu, quay tháp pháo theo hướng chuyển động của đối phương và nâng hạ nòng pháo tăng. Máy tính đường đạn sẽ phân tích các thông số phần tử bắn khác nhau, từ tốc độ mục tiêu, hướng chuyển động của xe thiết giáp đối phương, các thông số điều kiện thời tiết và tình trạng nòng súng, tính toán các thông số tối ưu cho phát bắn để có thể tiêu diệt mục tiêu từ phát đạn đầu tiên và kích hoạt cò súng.

Hiện nay, Bộ Quốc phòng Nga đang có kế hoạch hiện đại hóa quy mô lớn theo kế hoạch của Bộ Quốc phòng xe tăng T-72 và T-90 theo một số phương án. Trong danh sách các trang thiết bị hiện đại hóa tiềm năng, dự kiến sẽ lắp đặt thiết bị theo dõi mục tiêu tự động và máy tính đường đạn mới cho hệ thống điều khiển hỏa lực từ xe tăng T-14 "Armata". Một chuyên gia quân sự, hiểu biết sâu với kế hoạch nâng cấp, hiện đại hóa các xe thiết giáp chiến đấu nói với "Izvestia". Sau khi xe tăng "Armata" hoàn thành các thử nghiệm khắt khe cấp nhà nước. Các hệ thống điện tử của xe sẽ được lên kế hoạch lắp đặt các ASC & WB lên các xe thế hệ trước T-72 và T-90. Kế hoạch hiện đại hóa các xe T-72 và T-90 với hệ thống điều khiển hỏa lực mới dự kiến sẽ được thực hiện trong khoảng từ 2-3 năm.

Theo vị chuyên gia, nhiệm vụ lắp đặt các thiết bị hiện đại hóa sẽ được thực hiện dễ dàng do tất cả ba nhóm xe đều lắp đặt hệ hệ thống điều khiển hỏa lực (FCS) "Kalina", chỉ là các thế hệ khác nhau.

Hoạt động của thiết bị tự động theo dõi, kiểm soát mục tiêu xe tăng T-90 nhìn qua kính ngắm hồng ngoại Sosna

Trên xe Armata là phiên bản hiện đại nhất của Kalina. Trên xe T-72B3 và T-90 thiết FCS thế hệ trước. Nhóm xe T-72B3 cũng được lắp đặt hệ thống thiết bị ASC, nhưng có nhiều hạn chế so với khả năng của hệ thống điều khiển hỏa lực trên "Armata" nhưng trên T-90 thì không có thiết bị ASC – đại diện của Bộ quốc phòng Nga giải thích. Nhưng tư duy tính năng chiến thuật và giải pháp kỹ thuật cho tất cả các hệ thống điều khiển hỏa lực giống hệt nhau, về mặt kỹ thuật chuyển các block thiết bị từ  Armata sang xe T-72 và T-90 không phải vấn đề khó khăn.

Vấn đề khó khăn nhất hiện nay thuộc về lập trình – sửa đổi các thuật toán điều khiển ASC kiểm soát, theo dõi mục tiêu và máy tính đường đạn sửa bắn dựa trên cơ sở các dữ liệu thu được. Do các xe khác nhau, tính năng kỹ chiến thuật trong điều kiện tác chiến thực tế cũng khác nhau đòi hỏi một số lượng lớn các hoạt thực hành bắn, tại chỗ và khi cơ động hành tiến. Các thông tin thu được sẽ cho phép sửa đổi các thuật toán và khiến cho chương trình hoạt động chính xác.

Theo nhà sử học quân sự Alexei Hlopotov, sử dụng hệ thống tự động theo dõi và máy tính đường đạn cho phép tăng hiệu quả của trang thiết bị nhiều lần trên chiến trường, đặc biệt là khi kết hợp hệ thống ngắm bắn đa kênh.

Ưu điểm chính của tổ hợp trang thiết bị điều khiển hỏa lực là hoàn toàn loại bỏ các yếu tố con người trong quá trình theo dõi, đeo bám, tính toán phần tử bắn, đặc biệt quan trọng trong điều kiện chiến đấu căng thẳng – ông Hlopotov nhận xét. - Mỗi phát bắn vào mục tiêu là đảm bảo độ chính xác tuyệt đối và tốc độ xạ kích nhanh hơn nhiều so với điều khiển hỏa lực thủ công. Pháo thủ chỉ cần lựa chọn mục tiêu, sau đó hệ thống theo dõi mục tiêu và máy tính đường đạn sẽ hoàn thành nhiệm vụ tiêu diệt mục tiêu trong một vài giây. Sau đó, pháo thủ sẽ chọn một mục tiêu khác của đối phương và thực hiện lại quá trình.

Hệ thống theo dõi kiểm soát mục tiêu tự động đã được người Nhật thử nghiệm và trình diễn trên xe Type 90 vào năm 1990, sau khi hệ thống được hiện đại hóa và lắp đặt trong xe tăng "Merkava Mk.3B Baz” của Israel và các xe tăng thế hệ sau , thiết bị ASC cũng được lắp đặt trên xe tăng K-2 Black Panther của Hàn Quốc.

Điểm đáng chú ý là trong khối quân sự NATO triển khai nghiên cứu và lắp đặt đại trà do chi phí cao và có nhiều khó khăn trong việc đồng bộ các thành phần mới tích hợp vào hệ thống điều khiển hỏa lực hiện có. Hệ thống theo dõi, kiểm soát mục tiêu, máy tính đường đạn hiện đang được triển khai thử nghiệm trên xe tăng trong tương lai M1A3 Abrams hay Leopard 2 MBT Revolution. Việc lắp đặt các hệ thống này trên các phương tiện tác chiến sẵn có chưa được đề cập.

NT