Việt Nam khiến Mỹ phá sản chiến tranh thời tiết và hóa học

VietTimes -- Đã có một cuộc chiến bắt đầu ngay sau Hiệp định Geneva năm 1954 với việc chia Việt Nam thành hai miền đất nước. Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, quyết tâm thống nhất đất nước bằng phong trào đấu tranh vũ trang và chiến tranh giải phóng ở miền Nam Việt Nam.
Máy bay vận tải đa nhiệm C-130 của Không quân Mỹ trên đường Trường Sơn
Máy bay vận tải đa nhiệm C-130 của Không quân Mỹ trên đường Trường Sơn

Để chi viện cho cuộc chiến giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước ở Miền Nam Việt Nam, quân và dân miền Bắc Việt Nam tổ chức và xây dựng một mạng lưới khổng lồ các tuyến đường xâm nhập vào Miền Nam Việt Nam từ đất liền và trên biển. Hệ thống đường tiếp vận này có tên là Đường mòn Hồ Chí Minh.

Các tuyến đường bộ mang tên Hồ Chí Minh, mở rộng và kéo dài đến hàng trăm dặm, xuyên qua rừng Trường Sơn, tiến sâu vào các khu rừng bạt ngàn của các nước láng giềng Lào và Campuchia. Ở một số vùng, các tuyến đường mòn đã được xây dựng trở thành những con đường mà các xe vận tải của Liên Xô và Trung Quốc có thể cơ động được dưới những tán lá rừng.

Tuyến đường mòn Hồ Chí Minh vào Tây Nguyên

Mỗi ngày trên suốt tuyến đường vận tải chiến lược này, hàng trăm tấn trang thiết bị, cơ sở vật chất phục vụ chiến tranh được vận chuyển về phía nam. Đối với Lầu Năm Góc, ngăn chặn dòng chảy cung cấp cơ sở vật chất, binh lực cho chiến trường Miền Nam Việt Nam trở thành mục tiêu chiến lược, để có thể đánh bại phong trào đấu tranh và cuộc chiến tranh du kích chống Mỹ và chính quyền Sài Gòn.

Trên cơ sở Lào đóng vai trò quốc gia trung lập, Mỹ dốc toàn lực vào các cuộc không kích trên các tuyến đường vận tải mà lực lượng do thám phát hiện được. Nhưng phát hiện được các xe vận tải dưới tán cây rừng nhiệt đới thực sự rất khó, còn về đêm thì hoàn toàn không thể.

Sau các cuộc bắn phá mò mẫm thường được coi là bằng chứng để suy đoán là ít nhất đã đánh trúng một cái gì đó, người Mỹ nhận ra thực tế là các cuộc không kích nhắm mục tiêu chống lại các xe đạp thồ hoặc người mang vác trong cùng điều kiện rừng già nhiệt đới về cơ bản là không hề có hiệu quả đáng kể.

Các loại chướng ngại vật khác nhau, cây nhiệt đới với cảm biến âm thanh, địa chấn, mìn vướng đè nổ thu nhỏ, mìn lá tự hủy diệt là một phần trong vô số những ý tưởng được thử nghiệm để ngăn chặn các tuyến đường vận tài. Nhiều ý tưởng kỳ lạ khác cũng đươc đề xuất, nhưng không vượt qua được giai đoạn phát triển.

Nhưng ý tưởng chướng ngại vật tự nhiên như: bùn nhão, bùn lỏng lại là một một sự lựa chọn được Lầu Năm Góc quan tâm đặc biệt.

Quân đội Mỹ hoàn toàn không còn xa lạ với những ảnh hưởng và khó khăn mà mưa có thể gây ra cho công tác hậu cần. Bùn là một trong những vấn đề khó khăn mà hệ thống vận tải nổi tiếng của lực lượng đồng minh Red ball Express đã phải tranh đấu, nhằm làm cho các xe đoàn xe vận tải tăng tốc độ vận chuyển trên khắp châu Âu trong Đại chiến Thế giới thứ II.

Trong bộ phim đầy kịch tính năm 1952 về chủ đề này mang tên “The Red ball Express”, người kể chuyện đã mô tả bùn sau tám ngày mưa là bao gồm "hai phần keo và một phần hỏng hóc."

Chính vấn đề sự hư hỏng trở thành cơ sở căn bản để Lầu Năm Góc bắt đầu triển khai dự án Popeye năm 1966 - một chiến dịch đặc biệt nhằm kéo dài mùa mưa trên vùng rừng núi khu vực Đông Nam Á.

Trong giai đoạn giữa năm 1966 và 1972, máy bay tác chiến thời tiết WC-130 (Tác chiến thời tiết đường không - Air Weather Service) bay xung quanh không phận nước Lào, rắc rải băng khô (CO2 ở dạng rắn) đã bị nghiền thành bột với hy vọng tạo ra lượng mưa lớn, kéo dài gây nên lụt lội, mưa nặng hạt dài ngày dọc theo các tuyến đường mòn vận tải. Và gây hiện tượng ngập bùn và sạt lở, lũ lụt cả trên các vùng nông nghiệp ở Miền Bắc Việt Nam.

Máy bay vận tải đa năng C-130 trên bầu trời Trường Sơn
Máy bay AC-130 Gunship hoạt động đánh phá trên đường Trường Sơn
Những tuyến đường Trường Sơn bị đánh phá ác liệt
Khung cảnh như mặt trăng sau trận bom B-52
Mở đường vòng tạm khi cầu sập
Đường và ngầm vượt sông

Nhưng ngay từ bước đầu tiên chương trình Dự án Popeye đã không có kết quả đáng kể. Không có bằng chứng thuyết phục để chứng minh rằng, triển khai chương trình Dự án Popeye đã làm thay đổi đáng kể lượng mưa hàng năm hoặc làm gia tăng thời gian mùa mưa. Chương trình ngốn nhiều triệu đô la, khi cộng đồng biết được nội dung của dự án bí mật này, dự án đã trở thành mục tiêu chỉ trích của Quốc hội và công chúng Mỹ.

Ngoài ra để dự án Popeye, Không quân Mỹ khởi động chiến dịch Commando Lava – Biệt kích Dung nham năm 1967- một hoạt động đặc biệt dưới mật danh đầy màu sắc để hình thanh bùn lầy nhân tạo dọc theo các tuyến đường mòn.

Thay vì thay đổi thời tiết, chiến dich Commando Lava tiến hành các hoạt động phát tán đường không một hợp chất hóa học bao gồm các chất trisodium axit và natri nitrilotriacetic triphosphate , hợp chất này được gọi một cách đơn giản và không chính xác là "xà phòng" hay "chất tẩy" Mặc dù các thành phần chính của hỗn hợp này thường được tìm thấy trong chất tẩy rửa và làm sạch sản phẩm, chức năng chính của hợp chất là làm mềm nước cứng.

Tập đoàn hóa chất Dow Chemical Corporation đã sản xuất ra hợp chất này theo đơn đặt hàng của Lầu Năm Góc, bằng cách rắc, phun liên tục nhiều lần hỗn hợp này từ trên không, các chiến lược gia quân sự Mỹ hy vọng hợp chất này sẽ thấm vào địa hình, trong thời gian nhất định nào đó sẽ biến các tuyến đường đất thành một sông bùn không thể vượt qua. Đi kèm theo chiến dịch này là một khẩu hiệu không chính thức: "Hãy rải bùn, không chiến tranh".

Chương trình được thực hiện trong điều kiện bí mật tuyệt đối. Các tài liệu giải mật để nghiên cứu tham khảo chiến dịch như một  cuộc "diễn tập" đặc biệt cảnh báo cấm không đề cập đến hợp chất gây mất ổn định địa chất này như một chất hóa học.

Các quan chức Bộ quốc phòng lo ngại sự mất an ninh và bảo mật, công chúng hoặc truyền thông sẽ tố cáo chiến dịch như một cuộc chiến tranh hóa học, nhân viên được hướng dẫn để mô tả hỗn hợp như một "hợp chất thông thường, một giải pháp, hoặc một loại vật chất."

Tháng 5.1967, một chiếc vận tải C-130 và đội bay từ Không đoàn vận tải quân sự số 374 Troop Carrier Wing của Không quân Mỹ tiến hành thả các hợp chất đầu tiên trên vùng rừng nhiệt đới Lào. Hoạt động đặc biệt này bao gồm chất lên khoang chở hàng máy bay nhưng tấm kê hàng chất đầy các bao giấy đựng hợp chất, khi máy bay bay đến khu vực mục tiêu, các tấm kê hàng sẽ được đẩy về phía cửa sau của máy bay và hắt các bao giấy xuống từ trên không. Các bao giấy được tính toán để sẽ bục ra vào mùa thu hoặc vỡ tung khi chạm đất.

Kết quả chính xác thu được sau lần thử nghiệm rải chất gây bùn lầy này hoàn toàn không rõ ràng, nhưng lực lượng Không quân Mỹ vẫn tiếp tục thực hiện dự án.

Tháng 7.1967, Chiến dịch Commando Lava II được tiến hành trên các khu vực mục tiêu ở Lào và Miền Nam Việt Nam. Kết quả của những lần rắc rải hợp chất gây bùn cũng tương tự như vậy, không thể kết luận chính xác hiệu quả của hợp chất tạo bùn.

Từ các bức không ảnh và video quay chụp được trên địa hình rất khó xác định hiệu quả của chương trình tương tự như việc đánh giá hiệu quả vụ ném bom bằng cách tiến hành trinh sát đường không sau một cuộc không kích.

Mặt đường mòn trên các bức không ảnh cho thấy rất mềm và lầy lội, nhưng không có dấu hiệu cho thấy sự suy giảm mật độ giao thông trên các tuyến đường. Có một số ý kiến cho rằng lực lượng công binh và thanh niên xung phong Miền Bắc Việt Nam đã sử dụng sỏi hay đá hộc hoặc những vật liệu khác rải vào những khu vực bùn lầy làm cứng mặt đất, hoặc mưa nhiều dọc theo đồi núi có thể đã rửa sạch các hợp chất hóa học.

Xe ô tô vận tải vượt ngầm
Đẩy xe khi bị xa lầy
Một đơn vị nữ thanh niên xung phong đoàn 515 chống lầy
Chuẩn bị sửa chữa đường lầy lội

Trên thực tế, chiến dịch gây mưa lớn và kéo dài trên diện rộng cũng như gây bùn lầy trên những tuyến đường mòn Hồ Chí Minh khiến các hoạt động vận tải gặp rất nhiều khó khăn. Nhưng lực lượng công binh đoàn 559 cùng các đơn vị thanh niên xung phong đã sớm quen với những điều kiện khắc nghiệt của núi rừng Trường Sơn và những âm mưu, thủ đoạn đánh phá của không quân Mỹ.

Mưa dài ngày, sạt lở, lầy lội, lũ lụt từ thượng nguồn chỉ là một phần nhỏ trong muôn ngàn gian lao mà lực lượng công binh mở đường Trường Sơn gặp phải. Bằng trí thông minh và lòng dũng cảm, những tuyến đường Trường Sơn vẫn đảm bảo thông suốt và những chuyến hàng vẫn dồn dập chạy về chiến trường Miền Nam.

Những nhận định không chắc chắn về kết quả đạt được song hành với sự không chắc chắn về độ tin cậy vào hiệu quả của chương trình. Không quân hoàn toàn không có một con số thống kê cụ thể nào để đánh giá hiệu quả của chiến dịch. Từ cấp trên, mệnh lệnh đưa đưa xuống yêu cầu quan sát kỹ lưỡng và đánh giá kết quả của chiến dịch Commando Lava II, từ đó có một bản báo cáo chi tiết để quyết định số phận của chương trình.

Tháng 12 1967, một đại diện của Không lực 7 đã viết báo báo cáo cho tư lệnh trưởng lực lượng không quân Thái Bình Dương Mỹ: "Commando Lava đã bị chôn vùi" nội dung thông điệp khẳng định. Nhưng trong thông điệp cũng nhấn mạnh "Chúng tôi (Không lực 7) không thể xác định cấp độ của khái niệm một vấn đề đã được chôn vùi". Điều được hỏi này có nghĩa là: chương trình đã bị đóng lại hay chương trình đã bị chôn vùi hoàn toàn – tiêu hủy hoàn toàn không dấu vết.

Dự án chiến dịch Commando Lava cuối cùng đã bị chôn vùi vĩnh viễn. Đến ngày nay, những thông tin chi tiết về hoạt động này còn ít hơn cả một chú thích trong toàn bộ lịch sử những hoạt động của  không quân Mỹ trong cuộc chiến tranh đường không chống lại các hoạt động tiếp vận từ miền Bắc Việt Nam vào chiến trường Miền Nam trên đường mòn Hồ Chí Minh nổi tiếng.

Rất khó để tưởng tượng một chương trình “thiếu suy nghĩ” như vậy sẽ được thực hiện một lần nữa. Nhưng ở bất cứ nơi nào, khi con người tiến hành một cuộc chiến tranh, cuộc chiến đó sẽ là bùn lầy và bẩn thỉu.

TTB