Các cuộc diễn tập được tiến hành từ năm 1971 theo kế hoạch, chương trình và sự hỗ trợ của Hải quân Mỹ (chủ quản là Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương Hải quân Mỹ), năm 2016 đã tập hợp một số lượng kỷ lục các quốc gia tham gia.
Tham gia cuộc diễn tập có tới 26 quốc gia: Australia, Brunei, Canada, Chile, Colombia, Đan Mạch, Pháp, Đức, Ấn Độ, Indonesia, Ý, Nhật Bản, Malaysia, Mexico, Hà Lan, New Zealand, Na Uy, Trung Quốc, Peru, Hàn Quốc, Philippines , Singapore, Thái Lan, Tonga, Anh và Mỹ. Bộ tư lệnh Lực lượng Hải quân Mỹ cho biết: cuộc diễn tập sử dụng đến 45 chiến hạm (bao gồm cả tàu sân bay và tàu sân bay trực thăng), năm tàu ngầm và hơn 200 máy bay chiến đấu và trực thăng.
Các cuộc diễn tập được tổ chức trên vùng nước kiểm soát của Hạm đội 3 Hải quân Mỹ - gần quần đảo Hawaii và bờ biển California. Chương trình diễn tập bao gồm tập huấn các khoa mục đổ bộ lính thủy đánh bộ cứu hộ cứu nạn, phóng tên lửa chống tàu, chiến tranh chống ngầm, phòng không hạm đội, chống cướp biển, rà phá thủy lôi, mìn đáy nước, xử lý bom mìn và đạn dược không nổ. Video ghi lại cảnh một hoạn động diễn tập chiến đấu có sự tham gia của 40 chiến hạm nổi và tàu ngầm thuộc lực lượng hải quân của 13 quốc gia tham gia diễn tập.
Trong các hoạt động diễn tập RIMPAC 2016 có bài tập sử dụng đạn thật tấn công một tàu mục tiêu. Mỹ đã sử dụng tàu USS Thach (FFG-43) thuộc lớp tàu khu trục hạng nhẹ Oliver Hazard Perry, dừng hoạt động vào tháng 10. 2013 làm tàu mục tiêu để tấn công thực tế bằng tên lửa chống tàu và ngư lôi (SINKEX). Các lực lượng hải quân Úc, Hàn Quốc, Mỹ thực hiện diễn tập SINKEX nhằm thục luyện các kỹ năng chiến thuật và năng lực tác chiến chống tàu mặt nước.
QA