Vì sao Mỹ thành lập Nhóm công tác quân sự đặc nhiệm để xem xét chính sách Trung Quốc?

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
VietTimes – Một nhóm công tác quân sự đặc nhiệm gồm 15 thành viên sẽ đánh giá lại chính sách của Mỹ với Trung Quốc và đưa ra các kiến nghị với tổng thống như một phần trong cuộc rà soát của Nhà Trắng về chính sách đối ngoại.
Ngày 10/2, khi đến thăm Lầu Năm Góc, Tổng thống Joe Biden đã tuyên bố thành lập nhóm công tác quân sự đặc biệt về Trung Quốc (Ảnh: RTHK).
Ngày 10/2, khi đến thăm Lầu Năm Góc, Tổng thống Joe Biden đã tuyên bố thành lập nhóm công tác quân sự đặc biệt về Trung Quốc (Ảnh: RTHK).

Tổng thống Mỹ Joe Biden hôm thứ Tư (10/2) đã tuyên bố thành lập một nhóm công tác quân sự để xem xét chính sách đối với Trung Quốc. Trong chuyến thăm đầu tiên tới Lầu Năm Góc kể từ khi nhậm chức với tư cách là tổng tư lệnh của ba quân chủng cùng Phó Tổng thống Kamala Harris, ông Biden nói: "Chúng ta cần đối phó với những thách thức ngày càng tăng do Trung Quốc mang lại để duy trì hòa bình và bảo vệ lợi ích của chúng ta ở khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương và trên toàn cầu”.

Ông Biden chỉ ra rằng Trung Quốc là một thách thức lớn mà Mỹ phải đối mặt. Bộ Quốc phòng sẽ thành lập nhóm công tác đặc nhiệm đối phó Trung Quốc, kiểm lại công tác tình báo, công nghệ và triển khai quân sự ở khu vực Ấn Độ-Thái Bình Dương. Về việc liệu có trừng phạt Trung Quốc vì có thể che giấu dịch bệnh hay không, Biden cho biết ông quan tâm đến việc có được tất cả các thông tin về cuộc điều tra của nhóm chuyên gia WHO về nguồn gốc của bệnh COVID-19 ở Trung Quốc.

Nhà Trắng đang xem xét một số khía cạnh của chính sách đối ngoại, và chính sách Trung Quốc là một trong số đó. Các khía cạnh khác bao gồm việc rút quân khỏi Trung Đông và chính sách của Mỹ đối với liên minh NATO.

Ông Ely Ratner được giao phụ trách Nhóm công tác Trung Quốc đặc biệt (Ảnh: RTHK).

Ông Ely Ratner được giao phụ trách Nhóm công tác Trung Quốc đặc biệt (Ảnh: RTHK).

Nhóm công tác quân sự này sẽ do ông Ely Ratner, Trợ lý đặc biệt của Bộ trưởng Quốc phòng Austin kiêm Cố vấn trưởng về các vấn đề Trung Quốc và là cựu phó Cố vấn an ninh quốc gia của ông Biden, phụ trách và sẽ bao gồm 15 quan chức dân sự và quân sự, được rút từ Văn phòng Bộ Quốc phòng, Bộ chỉ huy Tham mưu liên quân, các quân binh chủng, cơ quan tác chiến và tình báo.

Nhóm công tác sẽ ra dành ra thời gian 4 tháng để đưa ra các kiến nghị về chiến lược quân sự, công nghệ, đồng minh và quan hệ quốc phòng song phương của Mỹ với Bắc Kinh. Ông Biden nhấn mạnh rằng cuộc rà soát này cần có sự ủng hộ của cả hai đảng trong Quốc hội.

Một quan chức Mỹ tiết lộ rằng mục đích thành lập nhóm công tác là để điều phối các chức năng khác nhau của chính phủ, bao gồm kinh tế, chính trị, ngoại giao và quân sự, để hình thành một chính sách thống nhất đối phó với Trung Quốc. Ông Biden nói: “Chúng ta phải đối phó với những thách thức ngày càng gia tăng từ Trung Quốc để duy trì hòa bình và bảo vệ lợi ích của đất nước chúng ta ở khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương và trên toàn thế giới”. Ông cũng chỉ ra rằng Trung Quốc và các vấn đề liên quan đòi hỏi sự hợp tác của nhiều bên, các cơ quan chính phủ và cả sự ủng hộ từ Quốc hội và các đồng minh.

Ngoài ra, người phát ngôn Nhà Trắng, bà Jane Psaki cho biết, Washington sẽ xem xét kỹ báo cáo của nhóm chuyên gia WHO, nhấn mạnh Trung Quốc cần phải có nhóm chuyên gia của Mỹ để đảm bảo nắm bắt được mọi tình hình thực tế.

Hãng tin Pháp AFP đưa tin, ông Biden hôm 10/2 thông báo rằng một nhóm công tác đặc nhiệm đã được thành lập trong Bộ Quốc phòng Mỹ để chịu trách nhiệm hoạch định chiến lược của Mỹ chống lại Trung Quốc. Mỹ coi Trung Quốc là đối thủ chiến lược số một.

Quan hệ Mỹ - Trung sẽ không thể được hàn gắn trong thời gian ngắn (Ảnh: Deutsche Welle).

Quan hệ Mỹ - Trung sẽ không thể được hàn gắn trong thời gian ngắn (Ảnh: Deutsche Welle).

Trước đó, tờ Sankei Shimbun của Nhật Bản dẫn lời một người phát ngôn Nhà Trắng cho rằng chính sách "kiên nhẫn chiến lược" không phù hợp để đối phó với Trung Quốc. Người phát ngôn Nhà Trắng tuyên bố rằng chính quyền của cựu Tổng thống Mỹ Obama đã áp dụng cách tiếp cận chính sách "kiên nhẫn chiến lược" đối với việc Triều Tiên phát triển vũ khí hạt nhân, nhưng cách tiếp cận này không thích hợp áp dụng để đối phó Trung Quốc.

Cũng theo AFP, tờ Wall Street Journal hôm thứ 10/2 đưa tin rằng chính phủ Mỹ đã quyết định gác lại kế hoạch buộc TikTok phải bán cho các nhà đầu tư Mỹ. Chính quyền mới của ông Biden vẫn chưa đưa ra phán quyết cuối cùng về rủi ro bảo mật của ứng dụng video phổ biến của công ty Trung Quốc ByteDance phát triển.

AFP cho biết, TikTok thuộc sở hữu của Công ty TNHH Công nghệ ByteDance Bắc Kinh. Cựu Tổng thống Mỹ Trump đã thúc đẩy việc cưỡng ép bán công ty TikTok tại Hoa Kỳ, lo ngại rằng TikTok và các dịch vụ Internet khác của Trung Quốc có liên quan với chính quyền Bắc Kinh, vì vậy gây nên rủi ro bảo mật.

Tờ Wall Street Journal dẫn lời một nguồn tin giấu tên cho biết kế hoạch bán công ty TikTok tại Mỹ cho hai ông lớn công nghệ Oracle và Wal-Mart "đã bị chính quyền Biden gác lại vô thời hạn".

AFP đưa tin, người phát ngôn Nhà Trắng Jane Psaki xác nhận tại cuộc họp báo rằng chính phủ Mỹ "đang xem xét lại nỗ lực của cựu Tổng thống Trump về nguy cơ bảo mật tiềm ẩn đối với các công ty công nghệ Trung Quốc, đặc biệt là các cá nhân liên quan đến người dùng Mỹ về bảo mật thông tin".

Tờ Wall Street Journal trước đó đã chỉ ra rằng chính quyền mới của Biden đang xem xét bảo mật dữ liệu và tránh những thông tin người dùng Hoa Kỳ được TikTok thu thập cung cấp cho chính phủ Trung Quốc, nhưng sẽ không ép buộc bán ngay lập tức.

Theo báo cáo, cuộc thảo luận giữa ByteDance và các quan chức an ninh quốc gia Mỹ vẫn tiếp tục, chủ yếu xoay quanh vấn đề bảo mật dữ liệu và ngăn TikTok thu thập thông tin từ người dùng Mỹ. Theo các nguồn tin, giải pháp có thể bao gồm một bên thứ ba đáng tin cậy quản lý dữ liệu TikTok mà không cần bán trực tiếp doanh nghiệp có liên quan.

Báo cáo dẫn lời người phát ngôn Hội đồng An ninh Quốc gia Mỹ cho biết, Mỹ có kế hoạch định ra cách tiếp cận toàn diện để bảo vệ dữ liệu của Mỹ trước nhiều mối đe dọa khác nhau, bao gồm cả những rủi ro do sử dụng các ứng dụng và phần mềm khác của Trung Quốc ở Mỹ; dự tính sẽ xem xét các trường hợp cụ thể trong vài tháng tới dưới tiền đề hiểu đầy đủ các rủi ro phải đối mặt.

Trong một diễn biến liên quan, Reuters dẫn lời các quan chức cấp cao của Mỹ ngày 10/2 cho biết chính phủ của Tổng thống Joe Biden sẽ làm việc với các đồng minh để nghiên cứu việc tăng cường "các biện pháp quản chế trực diện mới" đối với các công nghệ nhạy cảm xuất khẩu sang Trung Quốc. Các quan chức chỉ ra rằng, trước khi Mỹ cùng các đồng minh tiến hành tham vấn và xem xét nghiêm túc Washington sẽ không bãi bỏ thuế quan thương mại của cựu Tổng thống Donald Trump với Trung Quốc.

Đối đầu quân sự trên biển Mỹ - Trung tiếp tục gay gắt dưới thời Tổng thống Joe Biden (Ảnh: Dwnews).

Đối đầu quân sự trên biển Mỹ - Trung tiếp tục gay gắt dưới thời Tổng thống Joe Biden (Ảnh: Dwnews).

Một quan chức Mỹ nói với các phóng viên trước khi ông Biden điện đàm với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình: trong thời gian xem xét, Washington sẽ duy trì thuế quan đối với Trung Quốc vì "chúng ta sẽ không hành động liều lĩnh." Ông chỉ ra rằng ông Biden chỉ trích ông Trump không phải là ông không cứng rắn với Trung Quốc về thương mại, mà là ông đã hành động một mình và còn đối đầu với các đồng minh.

Vị quan chức tiết lộ rằng Mỹ hiện vẫn chưa quyết định liệu có bãi bỏ thuế quan hoặc liệu có tiếp tục chính sách của ông Trump trong một số lĩnh vực hay không. Ông chỉ ra rằng một trong số đó là đảm bảo rằng các công nghệ nhạy cảm cao sẽ không được cung cấp để Trung Quốc thúc đẩy khả năng quân sự của họ; đồng thời đề cập rằng Mỹ sẽ thảo luận với các đồng minh để thực hiện nhiều biện pháp kiểm soát xuất khẩu công nghệ hơn.

Quan chức này cho biết, ông Biden dự kiến ​​sẽ nhanh chóng hợp tác với Đảng Cộng hòa để tăng cường đầu tư công vào các ngành công nghệ quan trọng đối với lợi thế kinh tế của Mỹ, bao gồm chất bán dẫn, công nghệ sinh học và trí tuệ nhân tạo.