Trung Quốc “rắn như đá” khi đề cập đến vấn đề đảo nhân tạo trên Biển Đông

Mỹ và Trung Quốc đang có những xung đột quan điểm  về  tranh chấp lãnh thổ  Biển Đông Ngày thứ Bảy, ngoại trưởng Trung Quốc quả quyết về quyền chiếm giữ các rạn rặng san hô, tuyên bố quyết tâm bảo vệ lợi ích của Trung Quốc là "cứng như đá."
Cái bắt tay cứng rắn của hai Ngoại trưởng
Cái bắt tay cứng rắn của hai Ngoại trưởng

Chuyến thăm Trung Quốc của ngoại trưởng Mỹ John Kerry và cuộc họp của ông với Ngoại trưởng Trung Quốc đang là chủ đề nóng của truyền thông phương Tây. BusinessInsider đăng tải những mâu thuấn quan điểm không khoan nhượng trong cuộc họp của hai ngoại trưởng Mỹ Trung.

Sau cuộc họp kín với Ngoại trưởng Mỹ ông John Kerry, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã thể hiện cho thấy ông ta không có một dấu hiệu nào của sự nhượng bộ dù ông Kerry đã nỗ lực thúc giục Trung Quốc hành động để giảm bớt căng thẳng trên Biển Đông. "Tôi muốn khẳng định lại rằng quyết tâm của Trung Quốc bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của mình là cứng như một tảng đá," Vương ngang ngược nói.

Ông Vương đưa ra những phát biểu trên trong cuộc họp báo chung với ông Kerry, đang trong chuyến viếng thăm 2 ngày ở Trung Quốc, chuyến công du này có khả năng chịu ảnh hưởng nặng nề bởi những quan ngại về tham vọng của Bắc Kinh trên Biển Đông.

Trung Quốc tuyên bố chủ quyền trên khoảng 90 % trong số 3,5 triệu km vuông (1,35 triệu dặm vuông) biển.

Nỗ lực cải tạo nhanh chóng của Trung Quốc khoảng bảy rạn san hô ở quần đảo Trường Sa của Biển Đông đã đánh động yêu sách khác như Philippines và Việt Nam.

Những hoạt động nạo vét bồi đắp đảo nhân tạo của Trung Quốc với tốc độ chóng mặt trên vùng nước quần đảo Trường Sa đã thúc đẩy Philipphines và Việt Nam lên tiếng khẳng định chủ quyền và cáo buộc Trung Quốc thay đổi hiện trạng phục vụ mưu đồ độc chiếm Biển Đông.

Trong khi đó Trung Quốc bày tỏ quan ngại của mình về khả năng Mỹ hiện thực hóa kế hoạch đưa máy bay quân sự và chiến hạm để kiểm soát quyền tự do hàng hải trên Biển Đông.

Ông Kery không trả lời khi được hỏi, liệu Mỹ có ý định tiếp tục theo đuổi kế hoạch mà thứ Ba tuần này,một quan chức Mỹ đã phát biểu về đề xuất Mỹ nên đưa chiến hạm, máy bay chiến đấu vào khu vực lãnh hải mà Trung Quốc tuyên bố chủ quyền khi bồi đắp các đảo nhân tạo.

"Ngoại giao thông minh"

Mỹ không đứng về một bên nào trong các tuyên bố đòi hỏi chủ quyền trên  biển Đông, nhưng Mỹ đã tuyên bố rằng, luật pháp quốc tế không công nhận một kiểu “chủ quyền” được sản xuất ra bằng việc bồi đắp xây dựng các đảo nhân tạo trên các rặng san hô chìm.

Kerry đã phát biểu về những quan ngại của Mỹ trước tốc độ và quy mô mở rộng các diện tích đảo mà Trung Quốc đang thực hiện trên biển Đông.

"Thông qua Ngoại trưởng Vương, tôi muốn kêu gọi Trung Quốc hãy có những hành động nhằm liên kết tất cả các bên liên quan nhằm giảm căng thẳng  và tăng cường khả năng cho một giải pháp ngoại giao .” Ông nói

Kerry cho biết, ông tin tưởng rằng ông và ông Vương đã đồng thuận về vấn đề khu vực cần có một phương pháp “đối ngoại thông mình” nhằm đạt tới ký kết một “bộ quy tắc ứng xử giữ các nước ASEAN và Trung Quốc”, “và không có tiền đồn cũng như các “ đường băng quân sự”” ám chỉ sân bay quân sự mà Mỹ tin rằng Trung Quốc đang xây dựng trên các đảo nhân tạo.

Kerry nói rằng Hoa Kỳ và Trung Quốc có "rất nhiều việc để hoàn thành với nhau ... là hai trong số các cường quốc trên thế giới và là nền kinh tế lớn nhất", hàng triệu người trên thế giới phụ thuộc vào hai nước để đảm bảo có được"những tiêu chuẩn cao về hành vi và khát vọng".

Ông Vương cho rằng: hiện nay hai nước đang có những khác biệt trên Biển Đông, nhưng cả hai bên đều cam kết đảm bảo tự do hàng hải cũng như duy trì hòa bình và ổn định trong khu vực.  Ông nói thêm rằng Trung Quốc hy vọng sẽ tiếp tục đối thoại để cải thiện sự hiểu biết về vấn đề này.

Những tranh chấp Biển Đông là va chạm mới nhất trong mâu thuẫn giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới, xung đột về mọi thứ từ thương mại và nhân quyền đến việc trao đổi lẫn nhau những cáo buộc về vấn đề gián điệp mạng.

Mặc dù vậy, cả hai nước này đã hợp tác với nhau trong nhiều lĩnh vực, gần đây nhất là biến đổi khí hậu, Bắc Triều Tiên và Iran.

Những bức ảnh chụp từ vệ tinh gần đây đã cho thấy: từ tháng 3 năm 2014, Trung Quốc đã tiến hành công việc bồi đắp cải tạo tại bảy địa điểm trong quần đảo Trường Sa và đang xây dựng một căn cứ quân sự với sân bay trên đảo Đá Chữ Thập (Fiery Cross Reef), có thể đang xây tiếp một căn cứ tương tự trên rạn san hô khác.

Philippines, một đồng minh theo hiệp ước của Mỹ, kêu gọi hành động khẩn cấp vì tình hình biển Đông.

Trung Quốc từ chối sự tham gia của Mỹ trong các tranh chấp chủ quyền trên biển và đổ lỗi cho Mỹ trong việc làm gia tăng căng thẳng  bằng cách khuyến khích các nước có tranh chấp tham gia vào các "hành vi nguy hiểm". Trung Quốc vẫn khăng khăng một mực rằng cách duy nhất để giải quyết vấn đề xung đột là thông qua các cuộc đàm phán song phương.

Chuyến viếng thăm của ông Kerry là nhằm chuẩn bị cho cuộc đối thoại  chiến lược và kinh tế Mỹ - Trung thường niên vào tháng tới tại Washington và chủ tịch Tập Cận Bình có chuyến viếng thăm Washington, dự kiến sẽ diễn ra vào tháng Chín năm nay.  

Theo: QPAN