Trung Quốc mưu đồ biến đá Chữ Thập thành đảo lớn nhất Trường Sa

Mạng tin Sohu đưa các ảnh vệ tinh, ảnh thực địa kèm thông tin nói Trung Quốc sẽ biến đá Chữ Thập thành đảo có diện tích lớn nhất Trường Sa, vi phạm chủ quyền Việt Nam.
Trung Quốc xây dựng trái phép tại đá Chữ Thập - Ảnh: Sohu
Trung Quốc xây dựng trái phép tại đá Chữ Thập - Ảnh: Sohu

Mạng tin Sohu ngông nghênh ca ngợi các biện pháp xây dựng trái phép của Trung Quốc ở đảo đá Chữ Thập và một số điểm đảo khác do nước này chiếm đóng là ‘kinh thiên động địa’.

Theo đó, Trung Quốc đã đưa lượng lớn nhân công, vật liệu đến mở rộng đá Chữ Thập thành đảo nhân tạo từ cuối năm 2013. 

Tin của Sohu nói đá Chữ Thập đã trở thành điểm đảo lớn nhất do Trung Quốc chiếm đóng trái phép ở Trường Sa. Điểm đảo này được cho là sẽ có diện tích lớn hơn đảo Thái Bình (tức đảo Ba Bình của Việt Nam) – đảo được ghi nhận có diện tích lớn nhất do Đài Loan kiểm soát trái phép.

Trước đó, vào tháng 2/1988, Trung Quốc đã cho xây dựng trạm quan sát khí tượng tại đây. Tiếp tục những bước đi nhằm độc chiếm Biển Đông, Trung Quốc xây cả sàn đỗ cho máy bay trực thăng, ngang nhiên thay đổi thực trạng đá Chữ Thập bằng cách xây thêm cảng cho tàu trọng tải 4.000 tấn ra vào. 

Trên đảo còn có một tòa nhà hai tầng và khu vực trồng rau diện tích 500m2.

Những việc làm này của Trung Quốc cho thấy sự coi thường, phớt lờ Nguyên tắc ứng xử của các bên tại Biển Đông (DOC) mà chính nước này đã ký kết tham gia. Trong đó, có điều khoản nêu rõ các bên duy trì hiện trạng, không tự ý cải tạo các điểm đảo có chồng lấn tuyên bố chủ quyền.

Trung Quốc xây dựng trái phép tại đá Chữ Thập - Ảnh: Sohu

Điểm đóng quân trái phép của Trung Quốc ở đá Chữ Thập thuộc chủ quyền Việt Nam - Ảnh: Sohu

Thậm chí, theo mạng tin quân sự Thiết Huyết của Trung Quốc, nước này còn trắng trợn xây dựng cả trung tâm chỉ huy quân sự, hành chính tại đá Chữ Thập với khoảng 200 quân đồn trú.

Một năm vừa qua, Trung Quốc đã mở rộng quy mô xây dựng trái phép tại một số điểm đảo mà nước này chiếm đóng trái phép, đặc biệt là tại hai điểm đảo Chữ Thập và Gạc Ma. 

Đá Chữ Thập được mô tả là cứ điểm quan trọng của Trung Quốc tại Trường Sa. Chu vi 7km bao quanh nơi này không có các điểm đảo ‘bị nước khác chiếm cứ’ (chữ dùng trên trang mạng Trung Quốc).

Vì thế, nơi này biến thành cứ điểm quan trọng của Bắc Kinh trong hoạt động bồi đắp điểm đá san hô thành đảo nhân tạo. 

Tháng 9 năm ngoái, những hình ảnh vệ tinh từ dịch vụ DigitalGlobe được đăng tải trên mạng xã hội Trung Quốc cho thấy nước này đã tăng diện tích đá Chữ Thập lên gấp 3 lần chỉ trong vòng 20 ngày.

Dựa trên những hình ảnh từ vệ tinh, cư dân mạng Trung Quốc phỏng đoán nơi này sẽ có đủ cả sân bay, đường bộ, cảng cỡ lớn. 

Điểm đóng quân trái phép của Trung Quốc ở đá Chữ Thập thuộc chủ quyền Việt Nam - Ảnh: Sohu

Trung Quốc xây dựng trái phép tại đá Chữ Thập - Ảnh: Sohu

Không những vi phạm luật pháp  quốc tế ở Trường Sa, Trung Quốc còn đang tìm cách bồi đắp trái phép ở Hoàng Sa. 

Các trang tin quân sự Trung Quốc cũng đua nhau đăng tải hình ảnh được cho là sân bay quân sự trên đảo Phú Lâm (thuộc Hoàng Sa của Việt Nam). Sân bay này sẽ trở thành cứ điểm của không quân Trung Quốc.

Các ‘chuyên gia quân sự’ của mạng tin Sohu nói Trung Quốc hoàn toàn có thể xây dựng đảo Phú Lâm thành căn cứ không quân, hải quân tổng hợp.

Quay lại với đá Chữ Thập, các mạng tin quân sự Trung Quốc đều cho rằng nước này sẽ mở rộng nơi đây thành căn cứ quân sự. Có ý kiến còn ngạo mạn cho rằng nơi này sẽ có diện tích rộng gấp hai lần căn cứ Diego Garcia của hải quân Mỹ ở Ấn Độ Dương.

Bắc Kinh rất có thể sẽ dựa vào cứ điểm này để tự ý đặt ra cái gọi là ‘Vùng nhận dạng phòng không ở Nam Hải (Biển Đông)’ như cách mà nước này thành lập khái niệm tương tự ở biển Hoa Đông.

Trung Quốc huy động cả tàu thuyền cỡ lớn ra xây dựng trái phép ở đá Chữ Thập - Ảnh: Sohu

Trung Quốc huy động cả tàu thuyền cỡ lớn ra xây dựng trái phép ở đá Chữ Thập - Ảnh: Sohu

Tờ Hoàn Cầu thời báo dẫn lời chuyên gia quân sự Taffin Aliyev nói tạm thời chưa có dấu hiệu nào cho thấy tình hình ở Trường Sa sẽ dẫn tới xung đột quân sự.

Theo ông Aliyev, Bắc Kinh sẽ không mạo hiểm để mình rơi vào thế lưỡng đầu thọ địch, một bên là tranh chấp với Nhật Bản về Senkaku/Điếu Ngư, một bên là tranh chấp với Việt Nam và một vài quốc gia khác ở ASEAN về Trường Sa. 

“Hơn nữa, trong tranh chấp ở Biển Đông, nhiều khả năng Mỹ sẽ đứng về các quốc gia đối kháng với Trung Quốc”.

Theo nhận định của chuyên gia Nga, tình trạng tranh chấp sẽ còn theo kiểu lúc có lúc không, và điều quan trọng là phải kìm chế để tránh dẫn tới ‘xung đột mang màu sắc quân sự’.

Năm 2013, khi trả lời phỏng vấn VTC News về việc Trung Quốc thiết lập vùng phòng không ở biển Hoa Đông, Thiếu tướng Lê Văn Cương – nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược, Bộ Công an, nói: “Tôi tin là Bắc Kinh sẽ làm, nhưng giờ chưa phải lúc. Trong một tuyên bố, phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Trung Quốc đã nói rằng nước này sẽ tiếp tục thiết lập các vùng phòng không ở các khu vực khác khi có điều kiện và thời gian thích hợp”. Năm 2013, khi trả lời phỏng vấn VTC News về việc Trung Quốc thiết lập vùng phòng không ở biển Hoa Đông, Thiếu tướng Lê Văn Cương – nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược, Bộ Công an, nói: “Tôi tin là Bắc Kinh sẽ làm, nhưng giờ chưa phải lúc. Trong một tuyên bố, phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Trung Quốc đã nói rằng nước này sẽ tiếp tục thiết lập các vùng phòng không ở các khu vực khác khi có điều kiện và thời gian thích hợp”. Năm 2013, khi trả lời phỏng vấn VTC News về việc Trung Quốc thiết lập vùng phòng không ở biển Hoa Đông, Thiếu tướng Lê Văn Cương – nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược, Bộ Công an, nói: “Tôi tin là Bắc Kinh sẽ làm, nhưng giờ chưa phải lúc. Trong một tuyên bố, phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Trung Quốc đã nói rằng nước này sẽ tiếp tục thiết lập các vùng phòng không ở các khu vực khác khi có điều kiện và thời gian thích hợp”.

Ông Aliyev cũng nói tình huống nhiều khả năng xảy ra nhất là những vấn đề kinh tế xoay quanh tranh chấp lãnh hải, tương tự việc Bắc Kinh ngang nhiên kéo giàn khoan Hải Dương 981 xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam hồi tháng 5 đến tháng 7 năm ngoái.

Tờ Hoàn Cầu thời báo nói những bức ảnh đường băng ở Phú Lâm cho thấy Trung Quốc ‘bắt đầu bộc lộ khả năng ở Biển Đông’. Nhưng theo tờ báo này, điều khiến giới quan sát chú ý là sau đó, gần như lập tức Mỹ nới lỏng lệnh cấm vận vũ khí với Việt Nam. 

Matxcơva, theo nhận định của truyền thông Trung Quốc sẽ ‘không thể hiện bất cứ lập trường nào’ bởi không có tranh chấp tại Biển Đông. Tuy nhiên, với những gì Ngoại trưởng Nga Sergei Lavorv thể hiện thì “Matxcơva cho rằng nước thứ ba can dự vào tranh chấp Biển Đông cần mang tính xây dựng”.

Trong khi đó, theo trang tin Thanh niên Trung Quốc, nước này đang thực hiện chiến dịch thâm hiểm ở Trường Sa: Không cần tuyên bố, chỉ cần lặng lẽ chiếm cứ các cứ điểm, xây dựng năng lực quân sự để từ đó xác lập vùng nhận dạng phòng không ở Trường Sa.

Điều này cho thấy, Trung Quốc đang trắng trợn thực thi cái gọi là chiến lược ‘bộ bộ vi doanh’, nghĩa là từng bước thành lập các căn cứ quân sự ở Trường Sa, ngang nhiên chà đạp luật pháp quốc tế, chà đạp lên chính cái gọi là ‘sự trỗi dậy hòa bình’ mà nước này rêu rao nhiều năm qua.

Liên quan những việc làm ngang ngược của Trung Quốc tại Trường Sa và Hoàng Sa, Bộ Ngoại giao Việt Nam đã nhiều lần khẳng định: “Việt Nam có chủ quyền không thể tranh cãi ở hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Mọi việc làm của quốc gia khác tại hai quần đảo này mà không có sự đồng ý của Việt Nam đều là phi pháp và vô giá trị”.

Việt Nam kiên quyết phản đối và yêu cầu Trung Quốc tôn trọng chủ quyền của Việt Nam, nghiêm túc thực hiện DOC, chấm dứt ngay việc cải tạo và xây dựng công trình, phá vỡ nguyên trạng quần đảo Trường Sa và không để tái diễn những hành động sai trái tương tự.

Theo: VTC New