Triển khai siêu tiêm kích F-22 chống IS là phi thực tế và vô nghĩa

VietTimes -- Không quân Mỹ triển khai máy bay chiến đầu tàng hình F-22 Raptor siêu hiện đại và đắt tiền thực hiện nhiệm vụ chiến đấu ở Syria trên thức tế không cần thiết cho một trải nghiệm cảm giác chiến trường. Sputnik bình luận.
Triển khai siêu tiêm kích F-22 chống IS là phi thực tế và vô nghĩa

Chiến dịch không kích dài ngày chống IS tại Syria và Iraq đã trở thành trường hợp đầu tiên triển khai máy bay chiến đấu thế hệ 5 tối tân có trị giá đến 400 triệu USD, với nhiệm vụ trọng tâm là tấn công mặt đất diễn ra vào ngày 22.09.2014

Từ thời điểm đó, F-22 thường xuyên được nhận nhiệm vụ tấn công hạ tầng quân sự của IS, ném 200 quả bom thông minh vào các căn cứ, cơ sở quân sự và công nghiệp khai thác dầu của IS trong 150 lần xuất kích. Vấn đề là chiếc máy bay được thiết kế với mục đích khác hơn trong ý đồ tác chiến, nếu nói một cách ẩn dụ.

"Máy bay F-22 là một khả năng mà chúng ta cần đến – một tình huống dự phòng, giải pháp đạn bạc cho một hoặc hai kịch bản tiềm năng - đặc biệt là nhằm đánh bại một phi đội máy bay chiến đấu tiên tiến của đối phương ", Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Robert Gates đã phát biểu vào năm 2009 trong một buổi điều trần ở Thượng viện. "Máy bay F-22, để không mất đi năng lực tác chiến, không có nơi nào khai thác sử dụng tốt hơn là trong khu vực có xung đột”.

Một vấn đề quan trọng, cái mà IS thiếu nhất trong lúc này, chính là phi đội máy bay chiến đấu tiên tiến. Theo ABC News, phát ngôn viên chính thức của Bộ không quân chính Tim Smith thừa nhận: "F-22 không thực sự cần thiết hoạt động trên chiến trường này".

Trong khi đó, ngay cả việc sử dụng phương tiện tác chiến siêu hiện đại cũng không khiến liên minh chống khủng bố do Mỹ dẫn đầu gây những tổn thất ngoài ý muốn đáng kể trong các cuộc không kích. Theo tin từ các phương tiện truyền thông địa phương, máy bay chiến đấu liên minh đã tấn công vào thị trấn Tell Abyad, có vị trí địa lý không xa “thủ đô” Raqqa của IS, hai gia đình Syria đã thiệt mạng trong cuộc không kích này.

Thực tế, việc triển khai F-22 ở Trung Đông, thực hiện sứ mệnh chống khủng bố có hai nhiệm vụ rõ ràng: Một là thử nghiệm tấn công thực tế một nhóm mục tiêu an toàn do không sở hữu các phương tiện tác chiến phòng không và tập huấn kỹ năng tác chiến của phi công trong điều kiện tâm lý chiến tranh. Hai là cảnh báo và răn đe đối tượng tác chiến tiềm năng là Nga.

Việc triển khai S-400 ở Latakia đặt ra một câu hỏi lớn. Mỹ có còn sử dụng F-22 Raptor trong các trận không kích nằm trong vùng kiểm soát của S-400 hay không và liệu radar của Nga có phát hiện được F-22 hay không? Có một đáp án không rõ ràng, phía Nga tuyên bố kiểm soát hoàn toàn không phận Syria.

NT