VietTimes – PGS.TS Trần Đình Thiên - nguyên Viện Trưởng Viện Kinh tế Việt Nam – cho biết như vậy tại talkshow “Môi giới làm gì trong thời kỳ này?” do Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam khu vực miền Trung tổ chức hôm 27/12.
PGS.TS Trần Đình Thiên, nguyên Viện trưởng Viện kinh tế Việt Nam đã nêu quan điểm như vậy. "Không được quên rằng doanh nghiệp còn rất yếu, và trong lúc kinh tế thế giới còn khó khăn, Việt Nam phải tranh thủ thời cơ bứt phá".
“Các đại gia Việt Nam toàn liên quan đến bất động sản”. Câu nói nói này của chuyên gia kinh tế Pincus phản ánh đúng thực trạng diễn ra mấy chục năm qua và chúng ta cần làm rõ thực chất của quá trình đó.
VietTimes – Doanh nghiệp hãy đổi
mới sáng tạo, chuyển đổi số, chuyển động cùng Cách mạng Công
nghiệp 4.0, đưa ra các giải pháp và sản phẩm mới, song song với việc xây dựng thương hiệu mạnh và thực
hành trách nhiệm xã hội.
Viettimes
– “Khi xảy ra đại dịch Covid-19, nền kinh tế của hầu hết các nước đều bị ảnh hưởng.
Đây là cơ hội để chúng ta vươn lên, không phải vượt qua những nền kinh tế yếu
kém mà là những nền kinh tế đang đi trước” – TS. Trần Đình Thiên nói.
VietTimes – Theo TS. Trần Đình Thiên, dịch bệnh Covid-19 là cơ hội tốt để Việt Nam tạo ra “nguồn sống mới”, “thay máu” cho nền kinh tế. Và việc giải cứu nền kinh tế nên tập trung vào các doanh nghiệp còn nguồn lực để vực dậy và các doanh nghiệp khởi nghiệp. Nếu cứu các doanh nghiệp cũ thì sau dịch bệnh vẫn là nền kinh tế cũ.
Có nhiều chuyên gia cho rằng, Việt Nam đang đứng trước cơ hội chưa từng có trước làn sóng cách mạng công nghiệp (CMCN) 4.0 và tin tưởng Việt Nam sẽ bắt kịp làn sóng này; nhưng cũng có ý kiến cho rằng, 85-95% Việt Nam sẽ lỡ chuyến tàu 4.0 khi chúng ta còn nhiều rào cản lớn.
VietTimes -- “Chúng tôi tìm kiếm các nguồn tăng trưởng khác ổn định hơn mà không bị lệ thuộc quá nhiều vào các con số mang tính chất thành tích của Tổng cục Thống kê” - Viện trưởng VEPR, TS. Nguyễn Đức Thành cho biết tại Tọa đàm Công bố Báo cáo Kinh tế vĩ mô Quý IV/2017 do VEPR tổ chức.
VietTimes -- Đó là quan điểm mà nhiều chuyên gia đã đưa ra tại BizTalk 2018 (Chủ đề: Cơ hội đầu tư - kinh doanh 2018), sau khi phân tích thấu đáo về thành tích tăng trưởng kinh tế được cho là nhanh nhất từ năm 2011 đến nay, mà Tổng cục Thống kê mới công bố.
“Tài nguyên sắp hết, lợi thế lao động rẻ sắp không còn. Giờ chúng ta còn gì?” – câu hỏi đau đáu của PGS. TS. Trần Đình Thiên dường như không tìm được câu trả lời, nhất là khi “bệ đỡ công nghiệp” của Việt Nam sau 30 năm đổi mới chỉ tăng được có 1,6%.
Không đậm đặc như một số phiên thảo luận ở các diễn đàn trước, song nỗi lo từ “yếu tố Trung Quốc” với hội nhập và phát triển bền vững của kinh tế Việt Nam vẫn xuất hiện trong Diễn đàn Kinh tế Mùa thu 2015, vừa diễn ra tại Thanh Hóa.
Không còn tranh luận về thời điểm chạm đáy của nền kinh tế, tham luận của nhiều chuyên gia tham dự Diễn đàn Kinh tế Mùa xuân 2015 tập trung vào các giải pháp đưa nền kinh tế “vượt đáy”.
"Nợ xấu bị “xích” lại gần hết, nhưng
chưa được xử lý theo nguyên tắc thị trường. "Xích" được nợ xấu thì phải
"thịt" được, nếu để nó sổng thì gay” – Viện trưởng Viện kinh tế Việt Nam
chia sẻ tại Diễn đàn kinh tế mùa xuân 2015 sáng nay (21/4).