Tiêm kích F-15 A rập Xê út bị phiến quân Houthi bắn hạ cách nào?

VietTimes -- Sự cố chiếc F-15 của không quân Ả rập Xê út bị bắn cháy trên bầu trời Yemen ngày 08.01.2018 đến lúc này vẫn còn nhiều câu hỏi lớn. Không có bất cứ thông tin nào cho biết, các tay súng Houthi tấn công chiếc F-15 bằng loại vũ khí phofng không nào và Eagle bị bắn hạ hay chỉ bị thương?
Chiếc máy bay tiêm kích F-15 đối mặt với tên lửa phòng không Houthi - ảnh minh họa video truyền thông Houthi
Chiếc máy bay tiêm kích F-15 đối mặt với tên lửa phòng không Houthi - ảnh minh họa video truyền thông Houthi

Chuyên gia quân sự Yuriy Lyamin, theo dõi các cuộc xung đột khu vưc Trung Đông nhận xét, câu hỏi quan trọng nhất là loại tên lửa nào đã được phóng lên tấn công chiếc F-15 của không quân Ả rập Xê út. Các chiến binh Yemen chỉ công bố có hệ thống quang điện tử FLIR Ultra 8500, được sử dụng để theo dõi chiếc máy bay chiến đấu.

Đại tá Turki al-Maliki, phát ngôn viên lực lượng Liên minh quân sự do Ả rập Xê út dẫn đầu, phát biểu trong một cuộc họp báo khẳng định, các tay súng Houthis đã cải biến tên lửa không đối không R-27T và R-73E của Liên Xô cũ thành tên lửa đất đối không.

Lực lượng Houthis có thể đã sở hữu các tên lửa R-27T và R-73E khi đánh chiếm các căn cứ của Không quân Yemen vào những năm 2015. Lực lượng không quân Yemen đã từng trang bị các tên lửa không đối không này và R-27R trên máy bay tiêm kích Mig-29SMT có trong biên chế.

Tên lửa không đối không R-73E có tầm bắn đến 30km, tên lửa R-27T có tầm bắn đến 70km. Các chiến binh Houthis có khả năng đã lựa chọn 2 loại tên lửa này do cả hai loại tên lửa đều có đầu tự dẫn quang hồng ngoại, có tính năng "bắn và quên". Riêng tên lửa không đối không R-27R do Liên Xô chế tạo có đầu dẫn bằng radar bán chủ động bán dẫn, khiến các tên lửa này khó cải biên thành tên lửa đất đối không, do hệ thống dẫn đường này đòi hỏi sự hỗ trợ từ một radar dẫn đường, có khả năng phát hiện mục tiêu và cung cấp tọa độ cho đầu tự dẫn tên lửa.

Để phóng được tên lửa R-27T và R-73E từ mặt đất, các tay súng Houthis đã lắp đặt tên lửa lên rãnh phóng đặt trên xe tải. Đầu tự dẫn tên lửa có thể được cấp điện nguồn từ máy phát điện riêng do pin của tên lửa chỉ đủ để đầu tự dẫn hoạt động trong vài phút.

Tiêm kích F-15 A rập Xê út bị phiến quân Houthi bắn hạ cách nào? ảnh 1Những bức ảnh về tên lửa không đối không, được Houthi lắp đặt trên các xe cơ giới có rãnh phóng. Ảnh South Front
Tiêm kích F-15 A rập Xê út bị phiến quân Houthi bắn hạ cách nào? ảnh 2Nguyên lý sử dụng tên lửa không đối không phóng từ mặt đất, sử dụng một radar thông thường phát tín hiệu, radar đầu thu tên lửa khi nhận được tín hiệu sẽ khóa mục tiêu, tên lửa sẽ bay về phía mục tiêu, khóa máy bay kẻ thù bằng đầu dẫn hồng ngoại. Ảnh South Front

Nguyên lý khai thác sử dụng tên lửa không đối không phóng từ mặt đất khá đơn giản và dễ dàng thực hiện đối với một kỹ sư tên lửa quân sự. Nhưng độ chính xác sẽ rất thấp và bị giới hạn bởi nhiều yếu tố như địa hình, thời tiết, tốc độ...

Cũng theo tuyên bố của đại tá al-Maliki, các tay súng Houthis hiện chưa lắp được tên lửa đẩy cho tên lửa để tăng tầm bắn. Tên lửa không đối không sẽ mất ít nhất một nửa tầm bắn khi được phóng từ mặt đất, nguyên nhân chính do tên lửa được thiết kế để phóng từ máy bay chiến đấu, hoạt động trên độ cao chiến đấu và bay với tốc độ cao. Những yếu tố này khiến động cơ tên lửa không đối không có được gia tốc lớn.

Trước đây, trong chiến dịch tấn công của NATO vào Serbia năm 1999, quân đội Serbia đã từng sửa đổi các tên lửa không đối không R-60 và R-73 để có thể phóng từ mặt đất chống lại không quân NATO. Nhưng do có trình độ công nghệ cao hơn lực lượng Houthis, người Serbs giải quyết vấn đề tăng tầm xa bằng cách lắp thêm một tên lửa đẩy cho tên lửa không đối không. Nó hoạt động như động cơ đẩy giai đoạn đầu tiên, khiến tên lửa không đối không phóng từ mặt đất có tầm bắn xa hơn mặc dù tên lửa đã được phóng lên từ giá phóng đặt trên xe bọc thép.

Tiêm kích F-15 A rập Xê út bị phiến quân Houthi bắn hạ cách nào? ảnh 3Xe phóng tên lửa không đối không có tên lửa đẩy của quân đội Serbia, có cả giá phóng quay quanh trục để hướng tên lửa về phía mục tiêu - ảnh South Front

Lực lượng quân sự Serbia không bắn hạ bất cứ máy bay chiến đấu nào của NATO bằng tên lửa không đối không cải tiến. Nhưng lực lượng Houthis đã bắn rơi một máy bay không người lái chiến đấu của Mỹ M6-Reaper (UCAV) trên không phận thủ đô Yemen, thành phố Saana bằng tên lửa không đối không cải biên ngày 01.10.2017.

Lực lượng Houthi bắn hạ máy bay không người lái của Mỹ trên bầu trời Saana, Yemen.theo video truyền thông Houthi, đây là tên lửa cải tiến. Nhưng có nhiều nghi ngờ chiến binh Houthi sử dụng tên lửa MANPAD. Một bình luận viên mạng xã hội cho rằng Houthi có nhiều tên lửa MANPAD, thu được từ lực lượng vũ trang của cựu tổng thống Saleh

Lực lượng Houthi cũng có thể đã sử dụng những tên lửa không đối không cải biên này tấn công một chiếc F-16 của Không quân Liên hiệp các Tiểu vương quốc Ả rập thống nhât (UAE), hoạt động trên không phận thủ đô Yemen, thành phố Sana'a ngày 08.06.2017 và một chiếc F-15 của Không quân Hoàng gia Ả rập Xê út S ngày 21.05.2017, nhưng không thành công.

Những phân tích của phát ngôn viên Liên minh quân sự Ả rập có thể là căn cứ cho thấy, các chiến binh Houthi có thể sở hữu một số lượng đáng kể các tên lửa không đối không R-27T và R-73E. Nhiều khả năng chính các loại tên lửa này đã bắn hạ chiếc máy bay ném bom Panavia Tornado vào ngày 07.01.2018, sau đó là chiếc F-15. 

Chuyên gia quân sự Nga Yuriy Lyamin cho rằng, máy bay F-15 là máy bay tiêm kích hạng nặng và có khả năng sống còn rất cao trong chiến đấu. Theo như video ghi lại thì quả tên lửa, phát nổ gần mục tiêu chỉ có thể gây lên một số hỏng hóc nhất định và các phi công có thể đã đưa máy bay hạ cánh an toàn.

Vụ tấn công máy bay chiến đấu F-15 trên không phận Yemen cho thấy, Houthi cũng có thể sở hữu các loại vũ khí tự chế đáng sợ, có khả năng gây nguy hiểm cho không quân Ả rập Xê út - video truyền thông Houthi

Liên minh quân sự do Ả rập Xê út dẫn đầu cáo buộc Iran hỗ trợ Houthis cải biên những tên lửa không đối không này. Các chuyên gia tên lửa cho rằng, bất cứ kỹ sư quân sự trong lĩnh vực tên lửa, được đào tạo tốt là có thể giải quyết vấn đề không quá khó khăn này.

Trong cuộc chiến chống khủng bố ở Iraq và Syria, lực lượng Hồi giáo cực đoan IS, Al-Qaeda chiếm được rất nhiều tên lửa không đối không từ các kho vũ khí của 2 quốc gia này. IS cũng đã từng cố gắng chế tạo tên lửa đất đối không từ các tên lửa không đối không nhưng không kịp. Không quân Nga, quân đội Syria và quân đội Iraq đã đánh tan lực lượng này.

Không rõ Al-Qaeda và các tổ chức thánh chiến khác có sở hữu các loại vũ khí tương tự hay không, nhưng thế giới đã nhận thấy sự sáng tạo đáng sợ của chiến tranh du kích cuồng tín. Các chiến binh “khủng bố” khi sở hữu vũ khí trong tay (tên lửa chống tăng có điều khiển, tên lửa không đối không phóng từ mặt đất, máy bay không người lái bay hàng chục km bằng hệ thống GPS. Đây là những công nghệ vũ khí đủ để giúp các tay súng “thánh chiến” tấn công vào bất cứ mục tiêu nào, trong đó có các máy bay dân sự.

QA