Tỉ phú Trung Quốc “Vua nhôm châu Á” bị Mỹ khởi tố, có nguy cơ nhận án 465 năm tù

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
VietTimes – Theo Thepaper ngày 21/10, Tập đoàn Trung Vượng hôm 15/10 đã ra thông báo các công ty trực thuộc đã gặp phải những khó khăn nghiêm trọng. Sau nhiều nỗ lực, họ không thể giải quyết được các vấn đề hiện tại nữa. 
Tỉ phú Trung Quốc Lưu Trung Điền, "Vua Nhôm châu Á", người đối mặt mức án 465 năm tù (Ảnh: Sohu).
Tỉ phú Trung Quốc Lưu Trung Điền, "Vua Nhôm châu Á", người đối mặt mức án 465 năm tù (Ảnh: Sohu).

Tập đoàn Trung Vượng (China Zhongwang Group) là nhà sản xuất các sản phẩm nhôm công nghiệp lớn thứ hai thế giới và lớn nhất Châu Á, đã được niêm yết trên thị trường chứng khoán Hồng Kông vào năm 2009. Ông chủ của China Zhongwang là Lưu Trung Điền (Liu Zhongtian), "Vua nhôm châu Á". Chỉ mất 31 năm, giá trị tài sản của ông ta đã tăng từ 200 NDT lên 24 tỉ NDT vào năm 2009. Ông đã từng ở ngôi vị người giàu nhất Trung Quốc với giá trị tài sản ròng gần 30 tỉ NDT khi ông ở thời kỳ cao nhất, được gọi là "Người đàn ông giỏi làm ăn nhất vùng Đông Bắc".

Tuy nhiên, mới đây, Bộ Tư pháp Mỹ đã công bố hồ sơ truy tố China Zhongwang, Lưu Trung Điền bị buộc tội 24 tội danh với tổng mức án có thể lên đến 465 năm tù.

Trong danh sách người giàu toàn cầu của Hurun năm 2019, giá trị tài sản ròng của Lưu Trung Điền là 16,5 tỉ NDT, nhưng năm nay chỉ còn 8 tỉ NDT. Chỉ trong vòng hai năm, giá trị tài sản ròng của ông đã giảm hơn một nửa.

Lưu Trung Điền từng là nhân vật được giới truyền thông săn đón (Ảnh: Sohu).

Lưu Trung Điền từng là nhân vật được giới truyền thông săn đón (Ảnh: Sohu).

Các công tố viên Mỹ tuyên bố China Zhongwang đã mua các sản phẩm nhôm của chính mình thông qua các chi nhánh ở Mỹ và các chi nhánh này chuyển tiền trả China Zhongwang, hình thành chuỗi quay vòng tiền vốn, doanh thu và lợi nhuận tăng trưởng giả. Bộ Tư pháp Mỹ gọi đó là một "gian lận tài chính phức tạp".

Bản cáo trạng cũng nêu rõ, trong năm niêm yết, Lưu Trung Điền cũng đã chỉ đạo các chi nhánh vay 200 triệu USD từ China Zhongwang nhằm hư trương tài sản của công ty.

Trong mắt một số người trong ngành, thành tích của China Zhongwang "tốt một cách đáng ngạc nhiên." Dữ liệu báo cáo tài chính nhiều năm cho thấy "tỷ suất lợi nhuận" của China Zhongwang là từ 18,3% đến 40,6%/năm, và duy trì ở mức khoảng 33% trong những năm gần đây, trong khi tỷ suất lợi nhuận chung của ngành là 8-20%.

Cáo trạng cũng nêu rõ từ năm 2011 đến 2014, Lưu Trung Điền đã xuất khẩu 2,2 triệu tấm pallets nhôm sang Mỹ, qua đó trốn được khoản thuế lên tới 1,8 tỉ USD.

ỏaTrụ sở Tập đoàn Trung Vượng (China Zhongwang). Ảnh: Sohu.
Trụ sở Tập đoàn Trung Vượng (China Zhongwang). Ảnh: Sohu.

Trong thời kỳ khởi nghiệp, Lưu Trung Điền đã sử dụng khả năng phán đoán thị trường chuẩn xác để lựa chọn chính xác con đường làm giàu nhanh chóng. Lần này ông không đủ may mắn, canh bạc thất bại khiến ông đứng trước bờ vực khủng hoảng, hậu quả của việc cân não trong lĩnh vực kinh doanh cuối cùng đã rơi xuống đầu ông.

Từ một thanh niên nghèo khởi nghiệp chỉ với 200 NDT trong tay trở thành người giàu nhất Trung Quốc với tài sản hàng chục tỉ, cuộc đời của Lưu Trung Điền quả là một huyền thoại. Giờ đây công ty này mắc nợ 90 tỉ NDT, huyền thoại này đã có màu xám xịt.

Lưu Trung Điền sinh ra tại Liêu Ninh vào năm 1964, trong một gia đình nghèo, từ khi còn nhỏ đã bắt đầu buôn bán phế liệu để kiếm tiền phụ giúp gia đình. Năm 1978, sau khi tốt nghiệp trung học, cậu bé 14 tuổi Lưu Trung Điền đã bắt đầu kiếm tiền bằng cách buôn gỗ với 200 NDT trong túi.

Lưu Trung Điền - tỷ phú vươn lên từ nghèo khó (Ảnh: Sohu).

Lưu Trung Điền - tỷ phú vươn lên từ nghèo khó (Ảnh: Sohu).

Vào những năm 1990, thị trường bất động sản bắt đầu nóng lên. Lưu Trung Điền 29 tuổi đã bỏ vốn cùng Công ty TNHH Weiliwang có trụ sở tại Hồng Kông thành lập liên doanh Liaoyang Zhongwang Aluminium. Được hưởng lợi từ làn gió mát của “Thập kỷ vàng bất động sản”, thị trường vật liệu xây dựng đã phát triển nhanh chóng. Đến năm 2001, Tập đoàn China Zhongwang đã lọt vào danh sách 500 tập đoàn doanh nghiệp quy mô lớn hàng đầu Trung Quốc.

Năm 2002, Lưu Trung Điền đã có một quyết định táo bạo khác là chuyển sang sản xuất nhôm định hình công nghiệp. Ông đã mua một loạt thiết bị máy cán ép quy mô lớn và “đốt” hơn 2 tỉ NDT chỉ trong 7 năm.

Sau khi hoàn thành các dây chuyền sản xuất, China Zhongwang đã đạt doanh thu 6 tỉ NDT chỉ trong 2 năm; trong nửa đầu năm 2008, tổng tài sản của tập đoàn đã đạt 8,95 tỉ và doanh thu đạt 11,26 tỉ NDT.

Vào đầu năm 2009, China Zhongwang bắt đầu sản xuất nhôm định hình công nghiệp cao cấp với máy ép đùn quy mô lớn 125MN là chính, và nhanh chóng lọt vào top 3 trong ngành.

Theo bảng xếp hạng của Hurun, tài sản của Lưu Trung Điền trong 3 năm từ 2019 đến 2021 đã từ 16,5 tỉ VDT giảm xuống còn 8 tỉ, xếp từ 1.050 thế giới xuống thứ 2.686 (Ảnh: 21cbr).

Theo bảng xếp hạng của Hurun, tài sản của Lưu Trung Điền trong 3 năm từ 2019 đến 2021 đã từ 16,5 tỉ VDT giảm xuống còn 8 tỉ, xếp từ 1.050 thế giới xuống thứ 2.686 (Ảnh: 21cbr).

Cũng trong năm đó, China Zhongwang được niêm yết trên Sở Giao dịch Chứng khoán Hồng Kông và huy động được 1,3 tỉ USD, trở thành công ty niêm yết với quy mô thu hút vốn lớn nhất thế giới trong năm đó. Tài sản cá nhân của nhà sáng lập Lưu Trung Điền từng tăng vọt lên 24 tỉ đô la Hồng Kông (HKD), trở thành người giàu nhất Trung Quốc.

Sau nhiều bước phát triển, Tập đoàn Zhongwang đã phát triển thành nhà sản xuất và phát triển sản phẩm nhôm cán ép công nghiệp lớn thứ hai thế giới và lớn nhất châu Á. Hoạt động kinh doanh chính của tập đoàn bao gồm cán ép nhôm công nghiệp và chế biến sâu.

Dữ liệu báo cáo tài chính cho thấy trong 10 năm qua, tài sản cố định của China Zhongwang như tài sản nhà máy và thiết bị đã tăng gấp 10 lần, từ 4,912 tỉ NDT năm 2010 đã lên thành 68,591 tỉ NDT vào năm 2020.

Tuy nhiên, thu nhập từ hoạt động kinh doanh năm 2020 chỉ là 20,4 tỉ NDT, không tới gấp đôi so với doanh thu năm 2010 là 10,522 tỉ NDT.

Trên thực tế, vào năm 2019, China Zhongwang đã xuất hiện cục diện sụt giảm cả doanh thu và lợi nhuận ròng, dòng tiền huy động vốn đã giảm mạnh, từ 19,95 tỉ NDT năm 2018 xuống còn 6,64 tỉ NDT vào năm 2019, giảm tới 133,28% chỉ sau một năm.

Đến năm 2020, lợi nhuận ròng của China Zhongwang đã giảm xuống mức của 8 năm trước, ở mức 1,8 tỉ NDT, giảm hơn 40% so với cùng kỳ năm trước. Báo cáo tài chính năm bị cơ quan kiểm toán bảo lưu, nguyên nhân do không thể thực hiện được bất kỳ thủ tục kiểm toán nào đối với 613 triệu NDT hàng tồn kho lưu trữ tại các cảng nước ngoài.

Trong bối cảnh khó khăn về tài chính, Zhongwang bắt đầu bố trí lại các cơ cấu tài chính vào khoảng năm 2011. Năm 2016, China Zhongwang đã đầu tư hơn 30 tỉ NDT tệ vào công ty bảo hiểm Quân Kháng (Junkang Life). Về ngân hàng, China Zhongwang Group đã tham gia cổ phần vào tới 7 ngân hàng, gần như rải khắp trong giới tài chính Đông Bắc.

Tuy nhiên, chỉ ít lâu sau khi China Zhongwang hoàn thành việc bố trí tài chính, nó đã vấp phải làn sóng khủng hoảng bảo hiểm và xóa nợ tài chính, không gian tài chính bị thu hẹp nhanh chóng.

Bắt đầu từ năm 2019, Tập đoàn Zhongwang đã chiếm dụng hàng chục tỉ NDT quỹ bảo hiểm từ Junkang dưới nhiều hình thức khác nhau. Qua báo cáo tài chính cũng có thể thấy China Zhongwang đã vay vốn từ các ngân hàng ngày một nhiều. Theo báo cáo tài chính năm 2020, các khoản vay ngân hàng của China Zhongwang và các khoản vay khác đã lên tới 25,15 tỉ NDT.

Ngoài ra, Tập đoàn Zhongwang cũng tìm kiếm nguồn tiền thông qua nhiều kênh khác nhau. Theo Tianyan Check, vào cuối năm 2020, Zhongwang đã thực hiện một vụ thế chấp quy mô lớn với số tiền là 5,73 tỉ NDT.

Một nhà máy của Tập đoàn China Zhongwang (Ảnh: 21cbr).

Một nhà máy của Tập đoàn China Zhongwang (Ảnh: 21cbr).

Thế chấp tài sản là động sản cầm cố cổ phần, năm 2021, Zhongwang thế chấp tổng cộng 335.000 cổ phần tại hai ngân hàng. Kể từ tháng 4 năm 2021, công ty này đã 11 lần bị cưỡng chế, với tổng số tiền là 3,77 tỉ NDT.

Theo dự thảo báo cáo tài chính năm 2020 của China Zhongwang, tổng tài sản của tập đoàn là 127,97 tỉ NDT, vốn lưu động là 40,883 tỉ NDT tệ, tổng nợ phải trả là 91,033 tỉ NDT và tỷ lệ nợ/tài sản là 71,1%; tổng các khoản vay là 66,92 tỉ NDT, tăng là 2,13 tỉ NDT so với cuối năm trước.

Để giảm bớt vấn đề nợ nần, China Zhongwang hy vọng sẽ quay trở lại với cổ phiếu A thông qua “Reverse takeover” (tiếp quản lại) để quay lai cổ phiếu A, nhưng đã không thành công.

Sau thất bại “Reverse takeover” của Zhongwang, công ty này đã tuyên bố kết quả tài chính nửa đầu năm 2021 của công ty không thể được công bố đúng hạn vào tháng 8, và cổ phiếu của công ty cũng bị đình chỉ giao dịch trên sàn.

Hiện chưa rõ 24 tội danh cụ thể mà cơ quan công tố Mỹ cáo buộc Lưu Trung Điền cũng như thời gian ông ta phải hầu tòa.