"Dự kiến Tu-160M2 sẽ thực hiện chuyến bay đầu tiên năm 2019. Trong tương lai gần, quân đội Nga chơ đợi khoảng 50 máy bay ném bom siêu thanh mới Thiên nga Trắng," — Dave Majumdar viết.
The National Interest đã không bỏ qua những phương diện hiện đại hóa mong đợi. Được biết, Thiên nga Trắng sẽ có hệ thống buồng lái mới, tổ hợp tác chiến điện tử, các thiết bị kiểm soát và nhiều máy máy móc. NI dẫn lời Thứ trưởng Quốc phòng Nga Yury Borisov: "Về cơ bản đó sẽ là một máy bay mới, không phải Tu-160 mà là Tu-160M2".
"Mặc dù có những thay đổi đáng kể trong các cấu phần điện tử, máy bay sẽ giữ nguyên vai trò chính của nó. Đó là máy bay ném bom chiến lược kiềm chế hạt nhân, khác với các B-2 hay B-21 không có gì nổi bật của Mỹ, Tu-160M2 có át chủ bài là tốc độ thần tốc và các tên lửa mang đầu đạn hạt nhân. Chính yếu tố cuối cùng này — các tên lửa có cánh chiến lược cũng sẽ là át chủ bài cho các máy bay ném bom PAK DA tương lai," — ông D. Majumdar nêu dự đoán.
Máy bay ném bom chiến lược mang tên lửa Tupolev Tu-160 (tên gọi Nga: Thiên Nga trắng Ту-160, NATO: Blackjack) là máy bay ném bom chiến lực siêu âm, thay đổi cánh hạng nặng được Phòng thiết kế Tupolev (Liên Xô – Nga ngày nay) phát triển. Mặc dù có nhiều máy bay vận tải dân sự và quân sự lớn hơn về kích thước tổng thể cũng như trọng lượng vận tải, Tu-160 là máy bay chiến đấu lớn nhất thế giới và cũng là chiến đấu cơ siêu âm thay đổi hình dạng cánh (cánh cụp cánh xòe) lớn nhất được thiết kế và chế tạo. Chỉ có chiếc XB-70 Valkyrie Bắc Mỹ có trọng lượng rỗng cao hơn và tốc độ siêu âm tương đương. Tu-160 có thể mang trên boong một khối lượng vũ khí lớn hơn bất kỳ máy bay quân sự nào ngoại trừ các máy bay vận tải quân sự.
Được đưa vào phục vụ từ năm 1987, Tu-160 là máy bay ném bom chiến lược mới nhất được thiết kế từ thời Liên Xô. Lực lượng máy bay chiến lược tầm xa của Không quân Nga có 16 máy bay và rất ít khi được sử dụng. Các máy bay ném bom Tu-160 đang nằm trong biên chế khai thác sử dụng đã trải qua nâng cấp các hệ thống điện tử hàng không từ đầu những năm 2000. Chương trình hiện đại hóa Tu-160M được khởi động với nhiều máy bay mới bắt đầu từ tháng 12.2014.
Máy bay ném bom chiến lược B-1 Lancer Rockwell (nay là một thành viên của Boeing) là máy bay ném bom chiến lược phản lực bốn động cơ siêu âm thay đổi hình dạng cánh (cánh cụp cánh xòe), nằm trong biên chế của lực lượng Không quân Mỹ (USAF). Kế hoạch phát triển một chiến đấu cơ siêu âm hạng nặng lần đầu tiên được đề ra vào những năm 1960 là một nguyên mẫu máy bay ném bom siêu âm, tốc độ Mach 2 tốc độ, với tầm bay và tải trọng đủ để thay thế Stratofortress B-52 của Boeing. Dự án này được phát triển thành B-1B, với nhiệm vụ chủ yếu là đột phá hệ thống phòng không đối phương ở độ cao thấp và bay ở độ cao hành trình với tốc độ Mach 1,25.
Được thiết kế bởi công ty Rockwell International, nguyên mẫu phát triển bị trì hoãn nhiều lần do những thay đổi trong nhận thức về máy bay ném bom hạng nặng có người lái. Phiên bản B-1A được phát triển vào đầu những năm 1970, nhưng đã bị hủy bỏ kế hoạch đưa vào sản xuất hàng loạt, chỉ có bốn nguyên mẫu được sản xuất. Sự cần thiết cho một máy bay ném bom chiến lược cơ bản một lần nữa được khơi dậy vào những năm đầu thập niên 1980, phát triển máy bay ném bom chiến lược được phục hồi với phiên bản mới hơn B-1B, tập trung vào nhiệm vụ đột phá tuyến phòng không đối phương và ném bom ở độ cao thấp.
Nhưng vào thời điểm này, sự phát triển công nghệ tàng hình đã có những thành quả đầy hứa hẹn về một máy bay có khả năng tự bảo vệ. Qua trình sản xuất máy bay ném bom phiên bản B được đưa vào hoạt động trước khi "Advanced Technology Bomber" (nay là thành B-2 Spirit) nhằm chế tạo những máy bay giai đoạn quá độ trong tình huống B-52 ngày càng dễ bị tổn thương. B-1B được đưa vào phục vụ năm 1986 thuộc lực lượng không quân chiến lược Mỹ thuộc Bộ tư lệnh Không quân Chiến lược (SAC) với vị thế một máy bay ném bom hạt nhân tốc độ siêu âm.
Vào những năm 1990, sau cuộc chiến vùng Vịnh và đồng thời với việc giải thể Bộ tư lệnh không quân chiến lược tầm xa và thay thế bằng cơ quan Bộ tư lệnh tác chiến đường không (ACC) mới được thành lập, B-1B được chuyển đổi sang sử dụng bom thông thường. Máy bay lần đầu tiên phục vụ trong chiến dịch Con cáo sa mạc (Operation Desert Fox) năm 1998 và một lần nữa tham gia trong chiến dịch quân sự của NATO ở Kosovo vào năm sau. B-1B đã tham gia các hoạt động yểm trợ hỏa lực cho lực lượng quân sự của Mỹ và NATO ở Afghanistan và Iraq và ném bom IS ở Kobani.
Máy bay ném bom chiến lược Lancer thuộc thành phần lực lượng ném bom chiến lược tầm xa USAF, tham gia chiến đấu cùng với các máy bay có tốc độ dưới âm B-52 và B-2. Phi công Mỹ gọi nó với cái tên khá thú vị “Xương” có nguồn gốc từ chữ "B-One". Cùng với sự về hưu của máy bay ném bom General Dynamics/Grumman EF-111A Raven năm 1998 và máy bay Grumman F-14 Tomcat năm 2006, B-1B là máy bay cánh cụp cánh xòe duy nhất còn lại hoạt động phục vụ trong không quân Mỹ. B-1B dự kiến sẽ tiếp tục phục vụ đến năm 2030, cho đến khi những chiếc Long Range Strike Bomber (máy bay ném bom tấn công tầm xa) bắt đầu thay thế vào thời điểm này.
TTB