Theo tạp chí Bình luận quân sự Nga: Vấn đề xe tăng T-90A có mặt ở Syria là một sự kiện gây xôn xao nhiều nhất trong giới các nhà quan sát và bình luận quân sự. Nhưng với các sĩ quan và chuyên gia tăng thiết giáp Nga, lại có những bình luận không thoải mái về sự kiện này. Với công nghệ Nga đã có hiện nay, các xe tăng có thể tốt hơn rất nhiều, năng lực tác chiến và bảo vệ cũng cao hơn rất nhiều, nhưng tất cả đang dừng lại ở thói quan liêu của các quan chức văn phòng.
Tất nhiên, các chuyên gia quân sự đã nhận thấy một thực tế, đưa vào chiến trường không phải là T-72B3 nâng đời bằng tiền ngân sách nhiều tai tiếng từ thời Serdyukov và được biên chế vào lực lượng vũ trang theo lệnh của ông cựu bộ trường này. Điều đó có thể hiệu được, T-90A có thiết giáp đầu mũi xe mạnh hơn nhiều.
Ngoài ra, xe được lắp hệ thống chế áp điện tử "Shtora-1", có khả năng vô hiệu hóa các tên lửa chống tăng điều khiển quang - vô tuyến.
Trên xe tăng Т-72B3 không được lắp hệ thống "Shtora-1", theo các thông số về giáp bảo vệ, bao gồm cả tổ hợp giáp phản ứng nổ hai loại tương đương nhau, nếu ở tình trạng tốt nhất thì được trang bị các loại giáp có từ nửa cuối những năm 80.
Các sĩ quan tăng thiết giáp, tham gia vào cuộc chiến Chechnya lần thứ nhất khẩn thiết yêu cầu xe tăng phải được trang bị hệ thống dẫn bắn súng máy hạng nặng phòng không từ xa, tương tự như T-90A.
Nhưng các cán bộ hành chính với quân phục sáng ngời, ấm áp trong các văn phòng có sưởi không thể hiểu, các trưởng xe nếu muốn xạ kích từ súng máy hạng nặng trên tháp pháo, buộc phải chui ra khỏi cửa chỉ huy trong làn mưa đạn.
Những đoạn video quay được trên chiến trường Syria cho thấy, các xe tăng T-72 khi tiến trong đường phố, hoàn toàn bất lực trong tình huống cơ động trên đường phố chật chội đầy các đống đổ nát, toàn bộ phía trên nắp tháp pháo và buồng động lực phơi trước mọi loại hỏa lực chống tăng xa gần, bản thân trường xe và pháo thủ hoàn toàn không thể quan sát, xạ kích hay tấn công trong tình huống này.
Trên xe tăng Т-90А lắp hệ thống kích nổ từ xa "Aynet" , hệ thống này có nguyên tắc như sau: pháo thủ bằng thiết bị đo xa laser có thể đo khoảng cách đến mục tiêu (tổ hợp tên lửa, bộ binh trong công sự, xe BMP và BTR, máy bay trực thăng bay thấp v.v..) và nạp thông tin tầm xa vào bộ phận kích nổ đầu đạn. Khi đạn đã bay đến mục tiêu, bộ phận kích nổ sẽ gây đạn nổ trong không khí.
Nếu so sánh việc sử dụng đầu đạn chạm nổ thông thường với đầu đạn "Aynet" thì hiệu quả tác chiến cao gấp 3 lần. Tầm bắn cũng xa hơn được khoảng 4 km.
Ngoài việc sử dụng các đầu đạn nổ phá thông thường, đầu nổ được lặp loại kíp mới, có thể sử dụng các loại đạn có các thành phần sát thương có sẵn. Khi đó hiệu quả tác chiến sẽ tăng gấp nhiều lần. Rất tiếc "Aynet" không được lắp trên Т-72B3.
Kết quả thật sự là nghích lý, các đơn vị quân đội đang nhận theo biên chế và quyết định sai lầm từ thời bộ trưởng cũ các xe tăng, theo các thông số kỹ thuật thu sút hơn nhiều so với các xe của Hàn Quốc, Trung Quốc, hoặc ngay cả xe của Ba Lan "Leopard 2A5”. Trong khi đó các xe hoàn thiện hơn với các hệ thống bảo vệ và thông gió, làm mát, điện tử hiện đại đang trên đường xuất khẩu, bao gồm cả cho các nước láng giềng.
Với xe tăng Т-90А ở Syria, chưa cần biết đến việc có tổn thất hay không, nhưng trước mắt các xe đó cần phải thêm các biện pháp bảo vệ bên sườn và đuôi xe khu vực buồng động lực. Hầu như tất cả cả xe bị bắn cháy ở Trung Đông, từ T-72, Abrams, Merkava đều bị dính đạn ở bên sườn phía trên và khu vực buồng động lực. Nếu không áp dụng các biện pháp cần thiết, tổn thất là không thể tránh khỏi.
Với 6 chiếc T-90A, ngay cả trong tình huống tốt nhất cũng không làm thay đổi tình hình chiến trường. Hy vọng rằng đây sẽ là thử nghiệm cần thiết để các công chức văn phòng của Bộ hiểu được nhu cầu thực tế của các đơn vị tăng thiết giáp cũng như bản thân các xe tăng thiết giáp Nga.