Syria: Hàng ngàn chiến binh khủng bố "giã từ vũ khí"

Những ngày cuối năm, nhiều sự kiện liên quan đến Syria  liên tiếp xảy ra, hai sự kiện đặc biệt quan trọng là việc HĐBA Liên Hiệp Quốc thông qua nghị quyết về Syria và hàng nghìn tay súng khủng bố giao nộp vũ khí, rời bỏ chiến trường Damascus. Đây thực sự là những tín hiệu quan trọng về hòa bình Syria.
Syria: Hàng ngàn chiến binh khủng bố "giã từ vũ khí"

Hàng nghìn tay súng khủng bố giao nộp vũ khí

Khu vực miền Nam Damascus, một nhóm binh lực khủng bố chống chính quyền Syria đã lựa chọn cơ hội thỏa thuận hòa bình. Đây cũng là lần thứ hai trong vòng hai tháng qua, một nhóm bạo loạn vũ trang tiếp nhận điều kiện thỏa thuận ngừng bắn và rút lui khỏi vùng chiến sự, tìm kiếm một tương lai theo hướng khác. Điều này có thể hiểu thế nào?

Thứ nhất: Ở thành phố Damascus trên thực tế không có chia các khu vực, khu nào của IS, khu nào của đối lập “ôn hòa”. Trong số 4.500 tay súng khủng bố, một nửa là những kẻ cực đoan, kiên quyết không chịu dừng bắn (IS và Al-Nusra) phần còn lại là những tay súng “đối lập”, đã chán ghét chiến tranh, không muốn rời xa quê hương tổ tiên mà muốn tìm một lối thoát an toàn.

Có nhiều quan điểm trong sự kiện đã nêu. Song 2.000 người Syria “đối lập” mong muốn lựa chọn hòa bình và đối với quân đội Syria, đó là một chiến thắng không nhỏ.

Điều này cho thấy, thành tố quan trọng nhất của cuộc chiến chống khủng bố ở Syria không phải là quân sự, mà là chính trị. Một điều vô cùng quan trọng là chia những tay súng chống lại chính quyền Syria thành những thành phần: ai là người có thể sống hòa bình trong một đất nước Syria mới và ai là kẻ chỉ có thể sống được trong tội ác và khói lửa chiến trường. Chính xác hơn, đây là cuộc chiến tranh nhằm phân hóa hàng ngũ của các tổ chức khủng bố.

Thứ hai: Còn lại 2500 tay súng khủng bố ở Damascus không chịu hạ vũ khí. Ví dụ ở Homs cho thấy, hòa giải dân tộc là có thể cũng như có thể phân hóa được hàng ngũ kẻ thù. Damascus là ví dụ thứ hai cho thấy, Homs là trường hợp không phải đặc biệt, những hoạt động tương tự như ở Homs, Damascus có thể được nhân rộng trên nhiều thành phố và khu vực cấp tỉnh.

Chính quyền Syria phải giải quyết một lúc rất nhiều nhiệm vụ. Chính quyền phải quét sạch lực lượng khủng bố ở hậu phương, nhưng ngay cả người dân hòa bình ở các khu vực dân cư bất cứ lúc nào cũng có thể khởi động một tấn công từ phía sau.

Hơn thế nữa, truy quét các phần tử khủng bố ở các khu vực thị trấn, thành phố giành lại được khó hơn nhiều so với việc tấn công đẩy lùi khủng bố vào sa mạc dưới hỏa lực của pháo binh và không quân Nga.

Chính quyền Syria đứng trước bài toán nặng nề: củng cố và làm sạch hậu phương đang trong vùng kiểm soát, điều đó cho phép có thể tổ chức lại binh lực và tiến hành giai đoạn 2 của cuộc chiến: tiêu diệt hoàn toàn các phần tử IS trên đất nước Syria. Đây cũng là vấn đề mà chính quyền Syria hy vọng hoàn thành vào tháng 2 .2016. 

Một điểm khá vững lòng là, chính quyền Syria đang chờ đợi những thay đổi ở phía Bắc đất nước. Tại các tỉnh Idlib, Latakia, Aleppo đang có những cuộc nói chuyện và người ta hy vọng rằng đến tháng 2.2016, các nhóm khủng bố có thể thỏa thuận được với chính quyền địa phương để tránh bị giáng những đòn chí mạng.

Nghị quyết HĐBA Liên Hiệp Quốc số № 2254

Một sự kiện quan trọng thứ 2 diễn ra trong nửa cuối tháng này là việc thông qua nghị quyết của HDDBA Liên Hiệp Quốc về vấn đề Syria. 

Nghị quyết sô № 2254 có thể được nhận định là một kết quả tích cực. Điều quan trọng đầu tiên trong Nghị quyết là không một lời nào nhắc đến số phận chính trị của ông Assad mà nhấn mạnh vào vấn đề cần phải có một Hiến pháp Syria mới và tiến hành cuộc bầu cử không chậm hơn sau 18 tháng vào năm 2017.

Tất nhiên, để bình ổn tình hình Syria hoàn toàn thì không có bất cứ ai hy vọng. Chiến cuộc chống khủng bố IS sẽ phải được giải quyết trong giai đoạn năm 2015-2016.

Nghị quyết HĐBA Liên Hiệp Quốc số 2254 không hình thành một đội ngũ và cơ cấu, có sứ mệnh quyết định tương lai cho người dân Syria. Có nghĩa là trong vòng 18 tháng chính quyền Syria phải phân loại được, người nào và tổ chức nào đang cầm súng và với mục đích gi. Từ đó có thể tiến hành cuộc bầu cử quyết định tương lai của đất nước này.

Nghị quyết được tất cả những thành viên thường trực HĐBA Liên Hiệp Quốc ký kết: Nga, Mỹ, Trung Quốc, Anh, Pháp. Đây cũng là chiến thắng đối ngoại tiếp theo của chính quyền Syria, củng cố thêm những kết quả trên chiến trường và thu hẹp lại không gian hoạt động của những thế lực thù địch chống phá chính quyền Syria từ phương Tây và các nước láng giềng, đặc biệt từ phía Thổ Nhĩ Kỳ.

Saudi Arabia trong cuộc chơi địa chính trị

Một sự kiện nóng trong tuần là việc hình thành liên minh Arab chống khủng bố do Ả rập Xê út dẫn đầu. Thông báo về việc thành lập liên minh này được Vương quốc Saudi Arabia (KSA) tuyên bố vào ngày 15.12.2015.

Rất nhiều nước, theo truyền thông đại chúng đã ký kết vào việc thành lập liên minh này, tỏ ra khá ngạc nhiên vì cho rằng, đây là một nỗ lực để biến những điều mong muốn trở thành hiện thực hiện hữu. Indonesia và Pakistane (một số các nước nhỏ khác) công khai tuyên bố việc tổ chức một liên minh Arab chống khủng bố đã không xảy ra.

Đặc biệt, cuộc đàm phán được tiến hành không phải về một liên minh do Ả rập Xê út nhằm chống một quốc gia nào, mà là liên minh các nước Arab chống chủ nghĩa khủng bố quốc tế.

Có vẻ như liên minh chống khủng bố này được hình thành giống như cuộc họp những đại diện của các tổ chức đối lập Syria ở Ả rập Xê út vừa qua. Điều này khiến công luận liên tưởng đến một tư tưởng lớn hơn về định hướng địa chính trị mà Ả rập Xê út đã bí mật thực hiện trên lãnh thổ Iraq và Syria.

Đây rõ ràng là một ý đồ hoàn toàn mới. Trên thực tế liên minh rộng rãi chống khủng bố các nước vùng Vịnh, được hình thành trước thềm cuộc họp của HĐBA Liên Hiệp Quốc có thể coi như một thủ pháp chính trị nhằm can thiệp vào tình hình Trung Đông mà trước hết là Syria và Iraq trước thềm cuộc đàm phán của chính quyền ông Assad và phe phái đối lập. Sắp tới sẽ là cuộc gặp giữa vua Ả rập Xê út với tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ, cũng không quá khó để dự đoán, họ sẽ bàn đến điều gì? 

HĐBA Liên Hiệp Quốc thông qua nghị quyết số 2254 về Syria, các phần tử khủng bố giao nộp vũ khí ở Damascus cho thấy, tình hình chính trị quân sự Syria có những chuyển biến mới. Chính quyền Syria sau gần 3 tháng không kích của Nga, dù không mở rộng được vùng kiểm soát lớn hơn như mong đợi, nhưng đã giành được thế chủ động và chỉ ra khá rõ, ai đang là những kẻ dung dưỡng cho tình trạng hỗn loạn và cuộc chiến phức tạp (nội chiến, chống khủng bố, can thiệp nước ngoài) ở Syria.

Vị thế của Syria đã xuất hiện trên trường thế giới rõ ràng như một quốc gia độc lập (các nước đều phát biểu đồng thuận về việc giữ nguyên vẹn chủ quyền lãnh thổ Syria, nguy cơ nguy hiểm nhất trong cuộc chiến địa chính trị nơi đây).

Một điểm đặc biệt, ngày lễ Giáng sinh vừa qua cho thấy, trên một số vùng đất nước Syria, người dân có thể sẽ được đón một năm mới hòa bình.  

Theo QPAN