Hệ thống IRSTS OLS-35 cũng cho phép triệt hạ các tên lửa và ném bom vào mục tiêu trên mặt đất với độ chính xác cao.
OLS-35 dựa trên cơ sở video ảnh rất nhạy, bộ theo dõi viễn nhiệt hoạt động trong bất kỳ điều kiện thời tiết cả ban ngày lẫn ban đêm, cũng như bằng laser. Laser đo khoảng cách đến mục tiêu và tạo ra điểm ngắm vô hình "hướng dẫn" bom và tên lửa có đầu dẫn đường bằng laser. Các dữ liệu được truyền đi trong tổ hợp thước ngắm của chiến đấu cơ, sau đó máy móc trên khoang tính cực nhanh các thông số chính xác để triệt hạ mục tiêu đã định. Những thông tin mà hệ thống radar-quang học thu được sẽ hiển thị trên màn hình trên kính mũi máy bay trong buồng phi công.
Chiến đấu cơ tàng hình F-22 Mỹ "không nhìn thấy" mục tiêu trong phổ hồng ngoại, trong khi máy bay Nga Su-35 có khả năng này, chuyên gia War Is Boring so sánh.
F-22 được coi là một trong những máy bay tiên tiến nhất trên thế giới, nhưng chiến đấu cơ này không có radar tìm kiếm mục tiêu và theo dõi hồng ngoại. Trong khi đó một số đối thủ tiềm năng của máy bay Mỹ, cụ thể như Su-35 thì có đủ hệ thống tìm kiếm và theo dõi hồng ngoại, nhờ vậy có khả năng theo dõi F-22 theo dấu vết biến đổi nhiệt.
Ngoài ra, F-22 không có radar theo dõi phía bên. Những thiết bị này cho phép máy bay phóng tên lửa đòi hỏi điều chỉnh đường bay từ radar sau khi máy bay xoay 90 độ so với quỹ đạo của quả đạn đã phóng ra. Sự thiếu vắng radar như thế buộc máy bay phải tiếp tục di chuyển theo đường thẳng, có nghĩa là tiến gần tới khu vực công phá của tên lửa đối phương.
Những thiếu sót này gắn với độ phức tạp khi thực hiện chương trình sáng chế mẫu chiến đấu cơ chiến thuật tiên tiến. Thoạt đầu F-22 được dự kiến kết hợp công nghệ "tàng hình" với tốc độ siêu thanh và thiết bị điện tử khoang trong phạm vi kinh phí khống chế. Do hạn hẹp về ngân sách nên đã phải bỏ hàng loạt hệ thống, kể cả radar, radar theo dõi tìm kiếm hồng ngoại và radar bên sườn.