Siêu xe tăng Armata đã mạnh lại thêm "mắt thần" trên không

VietTimes -- Các siêu xe tăng chủ lực Armata của Nga sẽ được trang bị một máy bay không người lái (UAV), với các drone, xe tăng sẽ có tầm quan sát đến hàng chục km xung quanh ngày đêm, hỗ trợ nắm rõ tình hình chiến trường và giúp kíp lái lựa chọn các loại vũ khí thích hợp để tiêu diệt mục tiêu.
Siêu tăng Armata T-14, một thời đại mới của chiến tranh bắt đầu
Siêu tăng Armata T-14, một thời đại mới của chiến tranh bắt đầu

Chiếc máy bay không người lái được phát biển bởi Viện Hàng không Moskva (MAI), được gọi là "Dực long" (Pterodactyl, tên một loại thằn lằn có cánh thời khủng long), máy bay có thể bay trong không trung "vô thời hạn" vì không sử dụng pin, nguồn điện sử dụng được cấp bởi một cáp mềm từ xe tăng và cũng là cáp quang dẫn tín hiệu về hệ thống quan sát.

"Dực long"  là một UAV nhẹ, vỏ được chế tạo bằng vật liệu composite, kết nối với các phương tiện chiến đấu bằng cáp mềm linh hoạt. Drone này có thể bay quanh xe tăng trong vòng bán kính từ 50-100 m và bay lên độ cao vài chục mét. UAV được trang bị radar và camera quang ảnh nhiệt.

Ông Vitaly Polyansky, thành viên cao cấp thuộc Viện hàng không MAI trong buổi trả lời phỏng vấn nói với Izvestia: "Quá trình phát triển drone đang được thực hiện, sau một năm chúng tôi sẽ cung cấp nguyên mẫu thử nghiệm cho Bộ Quốc phòng Nga."

"Hiện tại chúng tôi đang thực hiện công việc trên máy bay không người lái cứu trợ và tăng khả năng chịu đựng trong môi trường khai thác sử dụng khắc nghiêt, nhưng các yếu tố quan trọng của chương trình đã được thử nghiệm trong phòng thí nghiệm và chúng tôi xác định đầy đủ tất cả các đặc điểm cần thiết của UAV dành cho xe tăng",

So với các máy bay không người lái khác, hoạt động trên cơ chế điều khiển bằng sóng vô tuyến thì UAV "Dực long" có thể bay trên không trung lâu hơn và mang được nhiều thiết bị vì không cần mang theo pin. Một ưu điểm quan trọng của UAV "Dực long" là không thể tấn công điện tử hoặc hack vào chương trình do một hệ thống bảo vệ hoàn chỉnh chống xâm nhập do hoạt động trên cơ sở cáp truyền thông hữu tuyến.

Một tính năng khác nữa là cánh quạt của UAV có thể chuyển thành đôi cánh tương tự như cánh quạt máy bay trực thăng. Trong không trung, drone có thể đạt tốc độ cao để theo kịp cùng tốc độ cơ động của xe tăng, đồng thời drone có thể cất cánh từ bãi hẹp, có thể ngay từ trên xe tăng.

Oleg Zheltonozhko, một chuyên gia quân sự nhận xét với phóng viên Izvestia. Ý tưởng về môt máy bay không người lái kết nối bởi dây cáp mềm không phải mới, ý tưởng này được Đức thực hiện vào năm 1960. Hiện nay Israel cũng sử dụng một UAV được kết nối cáp như vậy, đó là máy bay không người lái Hovermast, tuy nhiên các máy bay không được sử dụng như một bộ khí tài trực thuộc của các phương tiện chiến đấu,

Ông Oleg Zheltonozhko cho biết thêm rằng, máy máy trinh sát không người lái kết nối trực tiếp với các phương tiện chiến đấu này sẽ là duy nhất.

UAV sẽ được trang bị radar và camera quang ảnh nhiệt, hoạt động như một hệ thống giám sát bên ngoài xe tăng, giải pháp hợp lý này giúp kíp xe có thể quan sát vượt ngoài phạm vi quan sát của tầm nhìn thông thường. Như việc xe tăng Armata có thể quan sát và phát hiện mục tiêu trên khoảng cách 8 km, trong khi xe đối phương chỉ có thể quan sát hiệu quả trong phạm vi 5 km. Sử dụng "Dực long", kíp xe có thể quan sát được tình hình chiến trường bên ngoài, phát hiện được các mục tiêu phía sau nơi ẩn nấp, sau các tòa nhà hoặc địa hình đồi núi gồ ghề.

Theo ông Zheltonozhko, trang bị hệ thống giám sát bên ngoài xe bọc thép giúp tăng khả năng kiểm soát khu vực ít nhất trên khoảng cách 10 km, với radar có thể hơn nữa. Điều này sẽ cung cấp cho siêu tăng Armata T-14 lợi thế hơn hẳn bất kỳ xe tăng chủ lực trên thế giới nào hiện nay.

Giới thiệu năng lực tác chiến thực tế của xe tăng Armata T-14

TN