(tiếp theo kỳ trước)
Theo National Interest , không quân Mỹ và Israel trước đây đã phái đối phó với mạng lưới phòng thủ tên lửa đất đối không trong chiến dịch Chế áp phòng không địch (SEAD). Những nhiệm vụ phòng chống tên lửa đất đối không này được thực hiện bởi máy bay tác chiến điện tử Wild Weasel của Mỹ và Israel trong chiến tranh Việt Nam và Yom Kippur đôi khi cũng mang lại hiệu quả, nhưng cũng gây ra những thiệt hại đáng kể.
Vào năm 1982, Israel đã phát động chiến dịch Mole Cricket 19 nhằm vào các vị trí đặt tên lửa đất đối không của Syria, huy động gần 100 máy bay chiến đấu F-15 và F-4 Phantom, được hỗ trợ bằng máy bay cảnh báo sớm E-2. Chỉ trong vài giờ, Israel đã phá hủy 30 điểm đặt tên lửa của Syria mà không tổn thất một chiếc phi cơ nào, điều này thể hiện sự kết hợp giữa tác chiến điện tử và các tên lửa chống radar có thể phối hợp tấn công một cách có phương pháp như thế nào để đối phó với mạng lưới phòng không tích hợp.
Kể từ đó đến nay, không lực Mỹ đã áp chế được các hệ thống phòng không ở Iraq, Nam Tư và Libya. Trong khi 28 máy bay chiến đấu Mỹ bị bắn rơi trong cuộc Chiến tranh vùng Vịnh năm 1991 bằng tên lửa phòng không, tổn thất đối do các tên lửa đất đối không trong các cuộc xung đột sau đó đã được giảm xuống mức tối thiểu.
Tất nhiên, phải thừa nhận phi công Mỹ hầu hết chỉ phải đối đầu với trắc thủ không được huấn luyện tốt và sử dụng các hệ thống tên lửa cũ. Khẩu đội S-400 ở Syria chắc chắn là mối đe dọa tên lửa đất đối không nghiêm trọng nhất mà phi công Mỹ phải đối mặt trong thời gian dài. Không thể dự đoán chắc chắn chiến dịch SEAD chống lại hệ thống mới này sẽ diễn ra như thế nào.
Cuối cùng, hậu quả của một cuộc đụng độ sẽ không đơn giản là máy bay phải đối đầu với khẩu đội tên lửa, mà thay vào đó sẽ đẩy cả hệ thống các thiết bị quân sự phức tạp của Mỹ đương đầu với mạng lưới radar phòng không tích hợp tinh vi.
Đầu tiên, máy bay chiến đấu của Mỹ có thể phóng các loại tên lửa chống radar phóng không được thiết kế để định vị các trạm radar đang hoạt động, đáng chú ý là tên lửa AGM-88 HARM có tầm bắn 90 dặm và tên lửa AGM-158, có thể bay 600 dặm với biến thể tầm bắn nâng cấp. Những tên lửa này có thể nhắm mục tiêu vào các hệ thống radar của S-400 dựa vào để tấn công các mục tiêu máy bay chiến đấu.
Các máy bay tác chiến điện tử RC-135W Rivet Joint cũng có thể hỗ trợ phát hiện các hoạt động điện từ quanh khu vực radar của kẻ thù, để dễ tiêu diệt từng hệ thống một từ xa. Một chiến thuật SEAD phổ biến là sử dụng máy bay chuyển tiếp để dụ các hệ thống phòng thủ bật radar theo dõi mục tiêu và tấn công hỏa lực, cho phép các tên lửa chống radar xác định mục tiêu.
Chỉ huy các hệ thống radar đó sau đó sẽ nhanh chóng tắt radar để phóng tên lửa tiếp cận, nhưng các tên lửa chống radar sẽ vẫn tìm thấy vị trí của radar. Một hệ thống vô hiệu hóa cũng không thể tấn công ngược lại, trừ khi nó có thể liên kết với các radar khác không tham gia tấn công.
Không quân Mỹ cũng triển khai nhiều máy bay tàng hình mà các tên lửa đất đối không radar dẫn đường rất khó xác định mục tiêu. Các máy bay B-2 và F-35 có thể mang tên lửa HARM tới hỗ trợ đối phó với hệ thống phòng không, trong khi F-22 sẽ phải tiến gần hơn để sử dụng bom đường kính nhỏ GPS dẫn đường với tầm bắn 45 dặm.
Máy bay chiến đấu tàng hình cũng vẫn có thể bị radar phát hiện. Các quan chức quốc phòng Nga nhanh chóng chỉ ra rằng các radar băng tần thấp có thể theo dấu máy bay tàng hình ở khoảng cách nào đó. Tuy nhiên những radar này không đủ chính xác để khóa mục tiêu.
Mặt khác, radar băng tần cao của S-400 có thể nhắm mục tiêu vào máy bay tàng hình ở tầm ngắn, có thể là vài chục dặm. Tuy nhiên, một chiến thuật đối phó với radar thàng hình là sử dụng dữ diệu theo dõi từ một radar băng tần thấp để định hướng radar nhắm mục tiêu phục kích một máy bay chiến đấu bay ngang qua tầm bắn.
Trên lý thuyết, S-400 được thiết kế để sử dụng chiến thuật này, thậm chí còn hiệu quả hơn với radar quan sát băng tần thấp, và có khả năng liên kết với các hệ thống khác. Do đó, các phi công của máy bay tàng hình sẽ cần phải tránh các “bong bóng” ảo, đó là những máy bay này có thể bị nhắm bắn bằng radar băng tần cao, trong khi loại bỏ hệ thống radar của đối phương từng chiếc một.
Một cách khác để làm bão hòa một khẩu đội phòng không sẽ là nhắm mục tiêu bằng tên lửa hành trình tầm xa. Khi những tên lửa này được lên kế hoạch để tấn công vào địa điểm xác định, chúng sẽ không phải là công cụ lý tưởng để tấn công hệ thống vũ khí di động như S-300 hay S-400.
Hơn nữa, S-400 được thiết kế để bắn hạ các tên lửa hành trình, cho dù không phải ở tầm xa 250 dặm. Tuy nhiên, một loạt các tên lửa có thể đối phó với một khẩu đội trước khi khẩu đội kịp phản ứng, hoặc ít nhất là làm bão hòa chúng với các mục tiêu, buộc nó phải chọn giữa việc nằm im chịu trận và bắn ngược lại hoặc từ bỏ vị trí bắn của mình.
Cuối cùng, hải quân Mỹ có thể triển khai máy bay tác chiến điện tử EA-18G Growlers, được trang bị các thiết bị gây nhiễu ALQ-99 để phá sóng radar của khẩu đội tên lửa. Trong khi Growlers không thể tắt được radar của kẻ thù, chúng có thể làm suy giảm khả năng phát hiện và tầm xác định mục tiêu, cho phép các thiết bị khác như máy bay chiến đấu tàng hình tiến đủ gần để vận chuyển vũ khí. Growlers cũng có thể mang theo tên lửa HARM, và sẽ được nâng cấp để chia sẻ dữ liệu trinh sát để tạo ra các giải pháp nhắm mục tiêu nhanh hơn, chống lại các radar của kẻ thù.
Các chiến thuật phòng không và chống phòng không là một trò chơi mèo đuổi chuột vô cùng phức tạp. Tuy nhiên, điểm quan trọng là phải nhớ hệ thống tên lửa đất đối không ở Syria rất đơn giản. Theo National Interest, cả hai bên đều không đạt được gì nếu chiến tranh Mỹ-Nga ở Syria thực sự diễn ra, và sẽ thật điên rồ nếu một bên nào đó gây chiến. Do đó, quan ngại cơ bản vẫn là duy trì cách tránh kích động một cuộc chiến bằng một sự cố. Điều này hiện vẫn chưa được đảm bảo, vì Nga và Mỹ đang tăng cường các chiến dịch ở Syria và các sự cố giữa máy bay hai nước vẫn thường xuyên xảy ra. Do đó việc mở lại các kênh liên lạc chính thức vừa bị đóng do vụ tập kích tên lửa Tomahawk sẽ là động thái cần thiết để giảm thiểu những rủi ro.