Pháp triển khai quân tại Syria, Thổ Nhĩ Kỳ nổi giận vì sợ bị chia phần

VietTimes -- Ngày 29.03.2018, Văn phòng tổng thống Pháp ra tuyên bố đề nghị một tiến trình hòa giải hòa giải giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Lực lượng Dân chủ Syria (SDF) do Mỹ hậu thuẫn, nhằm chấm dứt cuộc khủng hoảng Thổ Nhĩ Kỳ - người Kurd tại trên vùng sa mạc miền bắc Syria.
Lực lượng dân chủ Syria (FSA) trên vùng nông thôn Raqqa
Lực lượng dân chủ Syria (FSA) trên vùng nông thôn Raqqa

Trước đó, tổng thống Pháp Emmanuel Macron tổ chức một cuộc hội thảo chung với các đại diện của Liên minh đảng Dân chủ Kurdish Syria và đại diện đối ngoại của Lực lượng Dân quân người Kurd (Các đơn vị Bảo vệ nhân dân Kurd - YPG). Truyền thông người Kurd (YPG Press Officer) cho biết, trong cuộc họp tổng thống Macron nhấn mạnh, Pháp cam kết sẽ hỗ trợ lực lượng SDF chống lại các nhóm Hồi giáo cực đoan (Quân đội Syria tự do – FSA) do Ankara hậu thuẫn.

Theo Reuters, ông Khaled Eissa, một quan chức người Kurd ở Paris đã nhấn mạnh rằng, tổng thống Pháp Macron cam kết với phái đoàn người Kurd đưa quân đội Pháp tới thành phố Manbij, ngăn chặn liên minh quân sự Thổ Nhĩ Kỳ - FSA tiến công thành phố.

Ngày 28.03.2018, Hội đồng Bảo an Thổ Nhĩ Kỳ cảnh báo rằng, quân đội Thổ Nhĩ Kỳ sẽ "khởi động" cuộc tấn công, nếu SDF không rút quân khỏi thành phố Manbij.

Tuyến bố của tổng thống Pháp Macron về việc triển khai quân đội ở Syria được các nhà bình luận cho rằng có thể liên quan đến tuyên bố trước đó của tổng thống Mỹ Donald Trump. Trong bài phát biểu của mình, ông Donald Trump khẳng định Mỹ sẽ dẫn dắt "những lực lượng khác" chăm sóc tình hình ở Syria "rất sớm" .

Ngày 30.03.2018, Bộ trưởng Ngoại giao Thổ Nhĩ Kỳ Mevlut Cavusoglu tuyên bố rằng Ankara bác bỏ đề xuất của Paris về việc hòa giải giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Lực lượng Dân chủ Syria (SDF), đang kiểm soát khu vực miền bắc Syria. Theo hãng tin Thổ Nhĩ Kỳ Anadolu, ông Cavusoglu cho rằng “đề xuất” này là không thể chấp nhận được.

Hãng tin Anadolu, dẫn lời của Bộ trưởng Ngoại giao Thổ Nhĩ Kỳ Cavusoglu nói: "Pháp là ai mà dám hòa giải Thổ Nhĩ Kỳ với các nhóm khủng bố? Những gì Pháp làm là cố gắng thể hiện mình quan trọng, đóng vai trò được mọi người quan tâm đến trong mọi chủ đề. Nhưng điều này là không thể chấp nhận được".

Ông Cavusoglu cũng cũng nhấn mạnh rằng: Pháp tổ chức một cuộc họp với phái đoàn của Lực lượng Dân chủ Syria (SDF) và Đảng Liên minh Dân chủ Kurdísstan (PYD) ngày 29.03.2018, cuộc họp này cho thấy " tiêu chuẩn kép" của Pháp trong quan diểm cái gọi là "các nhóm khủng bố".

Trong một diễn biến khác, Pháp thông báo rằng điện Elyseé sẵn sàng làm trung gian hòa giải giữa Thổ Nhĩ Kỳ và SDF để chấm dứt cuộc khủng hoảng sẽ dẫn đến cuộc tấn công của lực lượng FSA do Ankara hậu thuẫn vào thành phố Manbij. 

Một quan chức người Kurd nói rằng, theo lời tổng thống Emmanuel Macron trong một cuộc họp với lực lượng SDF và PYD, Pháp sẵn sàng đưa lực lượng quân sự tới Manbij.

Nhưng một nguồn tin từ văn phòng tổng thống nhanh chóng cải chính tin này, khẳng định rằng Pháp không có kế hoạch tiến hành bất cứ một chiến dịch quân sự mới nào trên miền bắc Syria, ngoài sứ mệnh chống IS trong lực lượng liên minh quân sự do Mỹ dẫn đầu.

Chính quyền Macron đang cố gắng gia tăng sự can thiệp chính trị của Pháp vào cuộc khủng hoảng Syria vì những lý do không rõ ràng. Tổng thống Pháp dường như muốn làm nổi bật vị thế của mình, từng đe dọa ném bom quân đội Syria rất nhiều lần, nhưng tất nhiên Paris cần có sự tham gia của quân đội Mỹ và các nước châu Ẩu khác. Chính vì vậy một cuộc can thiệp theo kiểu Lybia không được thực hiện.

Ngày 31.03.2018, hãng tin Thổ Nhĩ Kỳ Anadolu cho biết, đã có một lực lượng quân đội Pháp, hiện đang đồn trú trong 5 căn cứ quân sự thuộc khu vực Lực lượng Dân chủ Syria (SDF) đang kiểm soát trên vùng nông thôn miền bắc Syria. Theo tin từ Anadolu, khoảng 70 binh sĩ đặc nhiệm của Pháp đóng quân tại nhà máy xi măng Lafarge gần cao điểm Mistanur và làng Harab-Isk. Ngoài ra còn có 30 quân nhân người  Pháp đang đồn trú tại Raqqah. Trung đoàn đổ bộ đường không số 1 của Pháp và đơn vị đặc nhiệm bộ binh số 10 cũng hoạt động trong địa bàn này.

Trong lực lượng SDF, lực lượng dân quân người Kurd (đơn vị Bảo vệ Nhân dân Kurd - YPG) là một bộ phận của SDF. Ankara xác định YPG là một nhóm khủng bố, chi nhánh địa phương của Đảng lao động người Kurd (PKK). Trong thời gian gần đây, sau khi đã bình ổn tình hình Afrin, Thổ Nhĩ Kỳ tiếp tục mở rộng chiến dịch lên vùng phía đông bắc Syria, từ khu vực từ Manbij đến địa phận Raqqa.

Với số binh lực ít ỏi và không có vị thế chiến lược, những tuyên bố của Paris trên thực tế không khiến Thổ Nhĩ Kỳ lo lắng. Lực lượng các nhóm Hồi giáo nổi dậy được Ankara hậu thuẫn có thể tiến hành cuộc tấn công đe dọa người Pháp. Điều đó có nghĩa là Pháp đang bước vào một vũng lầy không thể thoát được ở Syria.
Pháp triển khai quân tại Syria, Thổ Nhĩ Kỳ nổi giận vì sợ bị chia phần ảnh 1Vị trí những khu vực Pháp đóng quân - ảnh AA
Quân đội Mỹ tăng cường binh lực kiểm soát khu vực người Kurd ở Aleppo - Syria

QA