"Nếu kịch bản này sẽ xảy ra, Nga trên thực tế sẽ trở thành thủ lĩnh trong số các nước sản xuất dầu mỏ chính vì sẽ chịu trách nhiệm cho 73 phần trăm nguồn cung của thế giới",- tác giả bài báo nhận định.
Như ấn phẩm này lưu ý, Nga đã thực hiện một bước đi rất thông minh khi nhận về mình vai trò chủ đạo trong việc hình thành một cartel dầu mỏ mới trên bối cảnh cuộc khủng hoảng hiện nay ở lĩnh vực này.
Bước đi đầu tiên hướng tới việc thành lập liên minh là cuộc gặp của đại diện các nước Nga, Qatar, Ả Rập Saudi và Venezuela diễn ra hồi tháng trước. Cuộc đàm phán tiếp theo, — và có thể là trong thành phần rộng hơn — sẽ được tổ chức vào giữa tháng Ba.
Trước khủng hoảng, Ả Rập Saudi đóng vai trò cầm cân nẩy mực trong tình hình với giá dầu. Tuy nhiên, sau khi dầu bị rớt giá mạnh, vai trò của vương quốc đã giảm đi rõ rệt. Giờ đây, khi dây cương quyền lực trong cuộc chiến chống khủng hoảng dầu vào tay của Nga, tình hình đang trở nên hoàn toàn khác.
Tờ báo nhắc nhở rằng Matxcơva hiện đang tích cực làm việc nhằm từ bỏ đồng đô la dầu mỏ — với một số nước, các thỏa thuận về thương mại bằng tiền tệ quốc gia đã được ký kết. Và nếu như một liên minh độc quyền mới giữa Nga và OPEC sẽ trở thành hiện thực, các nước thuộc thành phần của liên minh sẽ có thể ngừng sử dụng hoàn toàn đồng đô la trong tương lai gần.
Lịch sử, cấu trúc và chức năng của cartel quốc tế liên kết phần lớn các nước xuất khẩu dầu hàng đầu
OPEC thành lập khi nào và để làm gì, những nước nào tham gia tổ chức và họ ảnh hưởng đến giá dầu thế giới ra sao, phải chăng chính sách của tổ chức này luôn luôn có lợi cho tất cả các thành viên — tất cả những câu hỏi này và những điều khác nữa được trình bày qua đồ họa thông tin của "Sputnik".
Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) ra đời năm 1960, với 5 quốc gia sáng lập viên là Iran, Iraq, Kuwait, Saudi Arabia và Venezuela. Việc thành lập OPEC là câu trả lời cho sự độc quyền trên thị trường dầu mỏ thế giới của cartel "Seven Sisters", hợp nhất bảy công ty đa quốc gia lớn — British Petroleum, Exxon, Gulf Oil, Mobil, Royal Dutch Shell, Chevron và Texaco.
Hiện tại OPEC bao gồm 12 quốc gia — trong những năm khác nhau đã tiếp nhận Qatar, Libya, UAE, Algeria, Nigeria, Ecuador và Angola. Những nước này kiểm soát 2/3 trữ lượng “vàng đen” của thế giới, chiếm 40% sản lượng khai thác và ½ xuất khẩu dầu thô. Mục tiêu chính của tổ chức là phối hợp và thống nhất chính sách dầu mỏ của các nước thành viên để đảm bảo duy trì mức giá dầu mỏ công bằng và ổn định trên thị trường thế giới.
Theo Sputnik