Theo đánh giá của truyền thông Mỹ, năm 2016, ý thức chính trị đối kháng Trung Quốc của Nhật Bản rõ nét hơn bất cứ lúc nào trước đây. Đầu thế kỷ 21 còn lạc quan về việc Nhật Bản đóng vai trò "nước thứ ba" quan trọng giữa Trung Quốc và Mỹ.
Năm 2016, Nhật Bản đã tăng cường quan hệ đồng minh Nhật - Mỹ trên các lĩnh vực như quốc phòng, ngoại gia, kinh tế thương mại, tài chính, tìm cách đối phó Trung Quốc.
Ngày 4 tháng 1 năm 2016, khi vừa kết thúc kỳ nghỉ năm mới, nước đầu tiên bị Bộ Ngoại giao Nhật Bản công khai lên án chính là Trung Quốc.
Trong cuộc họp báo, Ngoại trưởng Nhật Bản Fumio Kishida cho rằng Trung Quốc lợi dụng xây dựng (phi pháp) đường băng sân bay trên đảo nhân tạo ở Biển Đông để tiến hành bay thử "là vấn đề lo ngại chung của cộng đồng quốc tế, để bảo vệ biển cởi mở và tự do, Nhật Bản mong muốn hợp tác với các nước có liên quan".
Khi đó, hãng tin Kyodo Nhật Bản phân tích cho rằng chính quyền Shinzo Abe đã làm rõ lập trường của Nhật Bản trong vấn đề Biển Đông, "đã thể hiện quan điểm phối hợp với Mỹ gây sức ép với Trung Quốc".
Đây là lập trường hợp tác đối phó với Trung Quốc của Nhật Bản. Trước đó, năm 2015, trong vấn đề Biển Đông, Nhật Bản chỉ thể hiện thái độ "ủng hộ hoạt động tuần tra của Mỹ".
Đối đầu ngoại giao
Lập trường đối đầu ngoại giao bắt đầu từ năm mới đã áp dụng cho cả năm, Nhật Bản sau đó thông qua cung cấp tàu tuần tra cũ của Lực lượng bảo vệ bờ biển cho một số nước ở Đông Nam Á.
Ngoài các nước thành viên ASEAN có "tranh chấp chủ quyền" với Trung Quốc, ngoại giao đối phó vai trò ảnh hưởng của Trung Quốc ở ASEAN của Nhật Bản năm 2016 còn mở rộng tới các nước có "quan hệ hữu nghị truyền thống" với Trung Quốc như Myanmar, Lào.
Năm 2016 Nhật Bản cũng tích cực nâng cấp quan hệ hợp tác quân sự với Ấn Độ, nước lo ngại về các hành động bành trướng quân sự của Trung Quốc. Tháng 6/2016, 4 tàu chiến Ấn Độ đến Nhật Bản tham dự cuộc tập trận Malabar giữa Nhật-Mỹ-Ấn, mục tiêu là đối phó với các hành động quân sự của Trung Quốc ở biển Hoa Đông.
Tháng 11/2016, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi thăm Nhật Bản, Nhật Bản tuyên bố cho biết: "Ông Shinzo Abe và ông Narendra Modi đã thảo luận về không ít các vấn đề đối phó Trung Quốc".
Tháng 8/2016, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe tham dự Hội nghị phát triển châu Phi lần thứ 6 tổ chức ở Kenya, tuyên bố viện trợ kinh tế cho châu Phi, được dư luận Nhật Bản hình dung là "tuyên bố" đối kháng Trung Quốc của năm 2016.
Cuối năm 2016, ông Shinzo Abe thăm Trân Châu Cảng, tưởng niệm những người đã chết do Nhật Bản tấn công Trân Châu Cảng gây ra 75 năm trước, được Trung Quốc coi là đối kháng với tranh chấp lịch sử Trung-Nhật.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lục Khảng cho rằng nếu Nhật Bản muốn thức tỉnh sâu sắc, chân thành xin lỗi, "Trung Quốc có rất nhiều nơi để cung cấp cho họ tưởng niệm".
Đối kháng về kinh tế, thương mại và tài chính
Ý thức đối kháng với Trung Quốc về tài chính, thương mại của Nhật Bản cũng rất rõ nét. Năm 2015, xã hội Nhật Bản tranh cãi nên hay không nên gia nhập Ngân hàng đầu tư hạ tầng cơ sở châu Á (AIIB) do Trung Quốc đứng đầu.
Năm 2016, xã hội Nhật Bản nhất trí tin rằng tập trung cho Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) do Nhật Bản đứng đầu là sự lựa chọn sáng suốt nhất, cho dù sau khi Mỹ có tin dự đoán chính quyền ông Donald Trump có khả năng gia nhập AIIB vào nửa cuối năm, Nhật Bản vẫn thể hiện thái độ "không hối hận".
Năm 2016, Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) do Mỹ đứng đầu không những đã được Quốc hội Nhật Bản chính thức phê chuẩn, tìm cách xây dựng đồng ninh thương mại đối phó với Khu thương mại tự do châu Á - Thái Bình Dương (FTAAP) do Trung Quốc đứng đầu.
Bước vào tháng 12/2016, Nhật Bản chính thức tuyên bố không thừa nhận địa vị nước có nền kinh tế thị trường của Trung Quốc.
Mặc dù việc này xem ra là phối hợp với Mỹ và châu Âu, nhưng thông tin từ Chính phủ Nhật Bản cho biết Nhật Bản sớm đã bất mãn mạnh mẽ đối với việc Chính phủ Trung Quốc "bảo hộ thể chế doanh nghiệp nhà nước và cố ý hạ thấp giá cả sắt thép và sản phẩm nhựa".
Không còn coi Trung Quốc là cơ hội
Sau khi thiết lập quan hệ ngoai giao vào năm 1972, Trung Quốc và Nhật Bản đã trải qua thời kỳ "trăng mật" 10 năm. Do vấn đề sách giáo khoa lịch sử của Nhật Bản năm 1982, tranh chấp Trung - Nhật bắt đầu.
Mặt khác, cùng với sự kết thúc của Chiến tranh Lạnh giữa phương Đông và phương Tây, mặt trận chống Liên Xô giữa Trung Quốc và Mỹ mất đi khả năng hội tụ, trong khi đó xung đột thương mại giữa Nhật - Mỹ đạt đỉnh cao trong thập niên 1980 đã kích thích ý thức chống Mỹ trong xã hội Nhật Bản.
Đồng thời, Trung Quốc cải cách mở cửa thành công đã làm cho Nhật Bản nhìn thấy "đại lục mới" kinh tế thương mại. Những lời kêu gọi chủ trương "Nhật Bản cần làm người thứ ba quan trọng giữa Trung - Mỹ" trong nội bộ Nhật Bản thường xuyên xuất hiện.
Đầu thế kỷ 21, chính quyền Thủ tướng Nhật Bản Junichiro Koizumi mặc dù đã làm xấu đi quan hệ với Trung Quốc về nhận thức lịch sử, nhưng trong các mặt khác, ông vẫn kiên trì quan điểm "sự phát triển của Trung Quốc là cơ hội đối với Nhật Bản".
Ông Shinzo Abe lên làm Thủ tướng vào năm 2006, ông cũng từng tiếp nhận "thuyết cơ hội", nhưng từ thập niên 1990, sức mạnh quân sự tăng trưởng nhanh chóng của Trung Quốc làm cho chính quyền Shinzo Abe bắt đầu cảnh giác, đề xuất chiến lược xây dựng "Vòng cung tự do, dân chủ" với các nước châu Á - Thái Bình Dương như Australia, nhưng khi đó phủ nhận là đối phó Trung Quốc.
Tháng 12/2012, sau khi ông Shinzo Abelên nắm quyền lần thứ hai, đúng vào thời điểm Trung Quốc tăng cường mức độ gây sức ép với Nhật Bản về ngoại giao, kinh tế thương mại thông qua phong trào chống Nhật, chính quyền Shinzo Abe vừa công khai nhấn mạnh Trung Quốc đe dọa an ninh Nhật Bản về quân sự trong Sách trắng Quốc phòng được công bố hàng năm, vừa nâng cấp chiến lược ngoại giao "Vòng cung tự do, dân chủ" lên thành xây dựng "Mạng lưới an ninh kim cương" với Mỹ (Hawaii), Australia, Ấn Độ.
Cùng với xu thế các nguồn vốn từ Nhật Bản rút khỏi Trung Quốc, xã hội Nhật Bản xa lánh các sản phẩm và văn hóa Trung Quốc, ý thức chính trị đối kháng Trung Quốc của chính quyền Shinzo Abe mở rộng trên các lĩnh vực.