Trung tướng Nikolai Parshin, chủ nhiệm cơ quan điều hành binh lực pháo binh – tên lửa thuộc các lực lượng vũ trang Nga trong cuộc họp báo bất thường cho biết: Tên lửa được chế tạo tại Tập đoàn sản xuất máy xây dựng Dolgoprudnensk năm 1986. Ông nói: "Số xê-ri nhà máy của tên lửa là 8720, đây là số thứ tự duy nhất của sản phẩm được nhà sản xuất xác định và đánh dấu".
Sau khi hoàn thành chu trình, tên lửa chuyển đến một đơn vị phòng không, đóng quân tại Nước cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Ukraine. "Đơn vị phòng không mà tôi đề cập đến đã nhận tên lửa, có biên bản bàn giao", trung tướng chủ nhiệm lực lượng pháo binh – tên lửa nói thêm.
Tướng Parshin nhấn mạnh rằng số hiệu của tên lửa được xác định bởi những mảnh vỡ tên lửa, được tìm thấy tại địa điểm diễn ra tai nạn.
"Nói riêng, đây là đơn vị quân đội có số hiệu 20152, đơn vị này đã nhận tên lửa phòng không với số hiệu bàn giao là 886847349, tên thường gọi là lữ đoàn tên lửa phòng không 221. Đến năm 1986 đơn vị này nằm trong biên chế của Quân khu Carpathian trong thành phố Terebovlya", ông Parshin nói.
Trong biên chế vũ khí trang bị của lữ đoàn có tổ hợp tên lửa Buk, điều này cũng được xác định theo văn bản của Bộ quốc phòng Liên bang Xô viết. Sau khi Liên Xô tan rã, đơn vị này thuộc quân đội Ukraine.
Cũng theo phát biểu của tướng Parshin, lữ đoàn được chuyển thành trung đoàn và tham gia vào cái gọi là “Chiến dịch chống khủng bố ở vùng Donetsk và Lugansk". Hiện nay trung đoàn phòng không này đóng quân ở thành phố Stryi, vùng Lvov.
Trong cuộc họp báo, các đại diện của Bộ quốc phòng Nga giới thiệu các văn bản, tài liệu liên quan đến tài liệu này. Tướng Parshin tuyên bố:
"Đây là bộ tài liệu kỹ thuật được ghi nhận những thông tin cần thiết tại nhà máy sản xuất từng sản phẩm đã hoàn thành và được lưu trữ tại nhà máy, bất kể sản phẩm ở Nga hay ở nước ngoài." Trong số các tài liệu được giới thiệu cho phóng viên có hộ chiếu bộ phận ống phụt phản lực 9D13105000 No. 30-113 ", số xê – ri sản xuất được tìm thấy trên ống phụt tên lửa, rơi trong khu vực xảy ra tại nạn.
Đại diện Bộ quốc phòng nhấn mạnh, theo tuyên bố từ phía Kiev, "không có một hệ thống tên lửa phòng không hoặc tên lửa lọt vào tay của lực lượng dân quân Cộng hòa Nhân dân Donesk hay Cộng hòa Nhân dân Lugansk tự xưng". Ngoài ra, số hiệu của "tên lửa Buk bắn hạ MH-17” cũng không trùng xê-ri với số hiệu các tên lửa mà quân đội Ukraine để lại ở Crimea, bộ quốc phòng Nga đã có văn bản xác nhận điều này.
Phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Nga, thiếu tướng Igor Konashenkov cho biết, video do ủy ban quốc tế sử dụng làm bằng chứng chống lại Nga, ghi lại hình ảnh hệ thống tên lửa Buk trong khu vực dân quân trước vụ tai nạn máy bay là giả mạo. Ông khẳng định, các chuyên gia công nghệ Nga đã kiểm tra tỉ mỉ video và phát hiện rất nhiều dấu hiệu giả mạo.
Trong đoạn clip ghi lại hình ảnh một tổ hợp Buk trên xe vận chuyển đặc chủng trong khu vực Lugansk hoàn toàn là giả. Đoạn video ghi lại xe kéo, rơ mooc và tổ hợp “Buk” di chuyển trên đường phố là hình ảnh tĩnh và được đặt vào video đoạn đường phố, được coi là tang vật. Ảo ảnh về chuyển động của máy ảnh và sự thay đổi tiêu cự được tạo ra bởi hoạt hình của khung tĩnh, minh chứng bằng không có hiện tượng lá cây, cây và bụi cây rung động, thiếu tướng Konashenko cho biết.