Nga trình làng tên lửa tầm siêu xa - Cơn ác mộng với không quân Mỹ

VietTimes -- Thế hệ tên lửa "không đối không" tầm xa mới của Nga là một mối đe dọa đối với các hoạt động của không quân Mỹ - cụ thể là máy bay cảnh báo sớm trên không (AWACS), tác giả Dave Majumdar trên tạp chí The National Interest cho biết.

"Những tên lửa tầm xa này kết hợp với máy bay ném bom có khả năng đe dọa tới các hoạt động trên không của Mỹ ở châu Âu và khu vực châu Á-Thái Bình Dương", Dave Majumdar nêu rõ.

Tên lửa tầm xa mới được đề cập tới là R-37, phát triển từ phiên bản RVV-BD và thiết bị KS-172 - dự án điều khiển tầm xa. Khi được trang bị trên máy bay MiG-31 siêu thanh và máy bay chiến đấu đa năng Su-57 (dự án T-50 "PAK FA"). Những vũ khí này sẽ hữu ích nếu các máy bay Nga cần phải tấn công các mục tiêu máy bay cảnh báo sớm và do thám AWACS, JSTARS hoặc máy bay vận tải - tiếp dầu Boeing KC-135 hay KS-46.

Tên lửa R-37.
 Tên lửa R-37.

Các nhà phát triển R-37 và RVV-BD cho rằng máy bay chiến đấu với tải trọng lớn sẽ là đủ dùng cho một cuộc tấn công vào không quân NATO, tổng biên tập Tạp chí Moscow Defense Brief Mikhail Barabanov cho biết. Giả định trong khi chiến đấu, máy bay tiếp cận mục tiêu với tốc độ cao và phóng một số tên lửa R-37M. Mục tiêu có khả năng sẽ được theo dõi bởi radar "Barrier-M": tọa độ và các dữ liệu được cung cấp cho các tên lửa cho tới khi nó kích hoạt radar riêng của mình. Trên máy bay chiến đấu cũng có thể được trang bị hệ thống tự dẫn đường đến nguồn gây nhiễu, chống lại cuộc tấn công điện tử từ máy bay tác chiến điện tử Mỹ.

Video mô phỏng hoạt động tác chiến của tên lửa R-37.

Về mặt dài hạn, Nga có thể sử dụng nhiều tên lửa hiện đại hơn, ví dụ như KS-172. Loại tên lửa có tầm hoạt động xa hơn: 460 km so với 370 km của RVV-BD. Đồng thời, triển vọng phát triển và áp dụng các tên lửa dự án KS-172 hiện vẫn chưa rõ ràng, chuyên gia cho biết thêm.