Nga ra đòn chớp giật tại Syria, Mỹ và đồng minh choáng váng

VietTimes -- Tổng thống Nga Vladimir Putin đang có những tính toán địa chính trị hết sức kỹ lưỡng ở Syria. Những tính toán này thể hiện đậm chất trường phái hiện thực chính trị, đồng thời cho thấy những cố gắng của Nga nhằm thoát khỏi trật tự thế giới do Mỹ tạo ra, kiến tạo một thế giới mới, nơi mà sức mạnh và tham vọng của Mỹ không thể chi phối quan hệ ngoại giao giữa các nước.
Tổng thống Putin áp dụng những tuyệt chiêu của môn Judo cả trong các nước đi địa chính trị trước các đối thủ
Tổng thống Putin áp dụng những tuyệt chiêu của môn Judo cả trong các nước đi địa chính trị trước các đối thủ

Chính sách đối ngoại của Nga được hoạch định dựa trên nhiệm vụ bảo vệ đồng minh chính trị duy nhất của nước này ở Trung Đông - chế độ của tổng thống Bashar al Assad ở Syria- và thực hiện hành động can thiệp quân sự bên ngoài biên giới kể từ khi Liên Xô sụp đổ.

Trước khi Nga can thiệp, chế độ Assad đã sắp sửa mất quyền lực hoàn toàn khi phần thắng nghiêng về tay phiến quân và IS. Đối với Nga, điều này báo hiệu rằng nếu Assad bị đánh bại có nghĩa là đồng minh duy nhất của Nga trong khu vực sẽ sụp đổ, và đó cũng sẽ là thất bại địa chính trị đối với ông Putin.

Trong suốt hơn hai thập kỷ kể từ sau khi Liên Xô sụp đổ, Nga đã hành xử một cách hết sức kiềm chế, chỉ tập trung vào sức mạnh và sự hiện diện quân sự ở vùng ngoại vi nước Nga, như ở Ukraine và Georgia. Tuy nhiên, gần đây Nga đã hành động một cách mạnh mẽ hơn khi coi IS ở Syria là vấn đề thuộc an ninh quốc gia Nga.

Ông Putin cùng với các tướng lĩnh quân đội Nga đã đảo ngược cục diên chiến trường Syria
Ông Putin cùng với các tướng lĩnh quân đội Nga đã đảo ngược cục diên chiến trường Syria chỉ sau thời gian ngắn

Kể từ khi Liên Xô sụp đổ, Nga đã phải tham gia vào cuộc chiến chống khủng bố hết sức khốc liệt với lực lượng  Hồi giáo cực đoan ở Cộng hòa Chechnya. Nga đã tiến hành hai chiến dịch chống khủng bố cực kỳ cứng rắn với cái giá khá đắt, chấp nhận biến thủ phủ Gronzy ở Chechnya thành đống đổ nát nhằm tiêu diệt phiến quân khủng bố ở nước cộng hòa này.

Nga chấp nhận giá đắt trong cuộc chiến Chechnya để tiêu diệt tận gốc lực lượng khủng bố tại đây
Nga chấp nhận giá đắt trong cuộc chiến Chechnya để tiêu diệt tận gốc lực lượng khủng bố tại đây

Kể từ khi tổng thống Putin lên nắm quyền, ông đã đưa ra chính sách đối ngoại mạnh tay hơn, cố gắng thoát ra khỏi trật tự quốc tế do Mỹ thống trị, hướng đến một thế giới mà Nga có vai trò chủ chốt.

Ông Putin tập trung khai thác sự yếu kém của phương Tây trong việc giải quyết IS và đã viết nên luật chơi trong cuộc chiến chống chủ nghĩa khủng bố Hồi giáo ở Trung Đông. Trong khi cựu Tổng thống Mỹ Barack Obama trước đây từng tuyên bố: “Chúng tôi không có chiến lược” trong việc đối phó với IS, thì ông Putin lại bước vào cuộc tranh luận này bằng cách đưa ra dự báo và giải pháp cho vấn đề.

Đặc nhiệm Nga trực tiếp tham chiến, giải phóng nhiều thành phố lớn của Syria và được cho là đã xuất hiện gần Lybia
Đặc nhiệm Nga trực tiếp tham chiến, giải phóng nhiều thành phố lớn của Syria và được cho là đã xuất hiện gần Lybia

Ông Putin cho rằng sự trỗi dậy của IS chính là kết quả của cuộc can thiệp thất bại của phương Tây vào Syria, làm suy yếu chế độ Assad, từ đó khiến chủ nghĩa cực đoan gia tăng và làm suy yếu chủ quyền của các nhà nước như Iraq và Syria.

Sự can thiệp quân sự của Nga vào Syria, đặc biệt là những chiến thắng của phe chính phủ Syria được Nga hậu thuẫn trên chiến trường đã dấy lên những mối lo ngại về an ninh và cân bằng quyền lực ở Trung Đông đối với phương Tây.

Cuộc xung đột hiện nay ở Syria có thể leo thang mạnh hơn, kéo theo sự tham gia của các nước trong khu vực như Iran, Ả-rập Xê-út và Thổ Nhĩ Kỳ. Sự can dự của Nga đã đặt ra cho phương Tây các câu hỏi: Phải đối phó với chế độ của tổng thống Assad ra sao? Làm sao để đưa ra giải pháp chính trị kết thúc cuộc chiến chống IS và rộng hơn là chống chủ nghĩa khủng bố?

Theo UKDJ, các quốc gia dân tộc ở Trung Đông thành lập theo Hòa ước Westphalia đã thực sự thất bại, khiến biết bao người dân vô tội thiệt mạng. Syria là một ví dụ điển hình về một quốc gia dân tộc thất bại do sự can thiệp thô bạo của các thế lực bên ngoài.

Sự thất bại của nền ngoại giao nước lớn đã khiến bạo lực được hợp pháp hóa, và khiến mọi nỗ lực nhằm đạt được giải pháp trở nên vô nghĩa. Nga giờ đây đã được coi là một đối tác an ninh ngang bằng với Mỹ và Washington buộc phải hợp tác cùng Nga nhằm chấm dứt các cuộc xung đột. Mỹ không được phép coi Nga là một đối thủ cạnh tranh chiến lược trong khu vực nữa, nếu muốn biến cuộc xung đột này không còn là mối lo an ninh.

Điều này chắc chắn sẽ gây ra cuộc chiến tranh ủy nhiệm giữa các thế lực lớn khi coi việc chấm dứt xung đột ở Syria là một vấn đề quan trọng đối với các nhà hoạch định chính sách đối ngoại. Điều này sẽ giúp tạo ra một chương trình nghị sự chuẩn mực, không liên quan đến các cuộc cạnh tranh an ninh khu vực giữa các nước lớn, và chuyển chương trình nghị sự sang hướng chấm dứt xung đột và cải thiện điều kiện sống cho người dân.