Theo các chuyên gia quân sự, tuyên bố này đề cập đến tổ hợp radar chống pháo binh “Zoopark-1”, được biên chế vào lực lượng lục quân năm 2007.
Tổ hợp radar chống pháo binh “Zoopark-1” được sử dụng nhằm mục đích trinh sát, phát hiện các trận địa pháo của đối phương bằng phương pháp tính toán quỹ đạo đường bay của các đầu đạn pháo và tên lửa, đồng thời xác định tọa độ, chỉ thị mục tiêu cho pháo binh đồng minh. Tổ hợp cũng còn có nhiệm vụ kiểm soát không gian chiến trường và theo dõi các phương tiện bay không người lái.
Tổ hợp radar chống pháo binh mặt đất Zoopark -1 được thiết kế và phát triển trong giai đoạn Liên Xô của những năm 1980 nhằm thay thế tổ hợp ARK-1 "Rys”. Tổ hợp radar chống pháo binh được lắp đặt trên khung gầm xe kéo MTLB. Kíp chiến đấu 3 người.
Tổ hợp trinh sát và kiểm soát hỏa lực Zoopark-1 hoàn toàn được tự động hóa, thời gian triển khai sẵn sàng chiến đấu trong vòng 5 phút. Tổ hợp khí tài có thể tiến hành trinh sát trận địa của súng cối cỡ nòng từ 82-120 mm trên khoảng cách 17 km, lựu pháo cỡ nòng từ 105 - 155 mm trên khoảng cách 12 km, tên lửa không điều khiển pháo phản lực trên khoảng cách đến 22 km, tên lửa đạn đạo chiến thuật đến 45 km.
Zoopark có thể phát hiện đến 70 trận địa pháo trong vòng một phút, đồng thời có thể theo dõi đến 12 mục tiêu.
Chức năng công tác của Zoopark -1
1- Trinh sát pháo binh
Trong chế độ trinh sát, radar xác định tọa độ vị trí của các trận địa hỏa lực pháo binh đối phương. Radar sẽ quét không gian địa hình trên góc mặt phẳng ngang 90. Chùm tia radar quét trên bề mặt địa hình tạo ra “không gian truy quét tiềm năng”.
Khi chùm tia quét vào đầu đạn trong “không truy quét tiềm năng”, khí tài sẽ phát hiện mục tiêu, khóa mục tiêu và đeo bám mục tiêu, từ đó ngoại suy quỹ đạo đường đạn và điểm xuất phát của đầu đạn.
2. Kiểm soát hỏa lực
Trong chế độ kiểm soát hỏa lực, radar xác định tọa độ điểm rơi của đầu đạn các phương tiện hỏa lực đồng minh. Theo dữ liệu ban đầu được nạp vào máy tính điều khiển hỏa lực, tính toán tọa độ điểm bắt đầu theo dõi đường đạn, xuất hiện trong không gian kiểm soát. Máy tính điều khiển hỏa lực sẽ quét tọa độ điểm xuất phát của đầu đạn và thực hiện tìm kiếm đầu đạn, xuất hiện trong “không gian truy quét tiềm năng”. Khi xuất hiện đầu đạn trong khu vực này, radar sẽ phát hiện, theo dõi, đeo bám và xác định điểm rơi của đầu đạn.
3. Kiểm soát hoạt động
Chế độ kiểm soát hoạt đông được tiến hành để kiểm soát các hoạt động của tổ hợp khí tài trinh sát (đến mô đun cấp thấp nhất) bằng máy tính điện tử khí tài. Chức năng kiểm soát hoạt động được tiến hành từ thời điểm bắt đầu khai thác sử dụng trong hoạt động chiến đấu và chạy trong suốt quá trình sử dụng bộ khí tài.
Đưa tổ hợp radar chống pháo binh Zoopark-1 vào tham gia chiến trường Syria có hai mục đích chủ yếu. Mục đích thứ nhất là sử dụng như một phương tiện yểm trợ lệnh ngừng bắn để đảm bảo thỏa thuận đạt hiệu quả tối ưu nhất. Nhưng mục tiêu thứ 2 có tính răn đe và sẵn sàng sử dụng để chống các vụ tấn công khủng bố bằng súng cối và tên lửa tự chế có lượng nổ lớn.
Trong tương lai gần, khi trên chiến trường xuất hiện tổ hợp Zoopark-1. Cố vấn Nga có thể dễ dàng xác định tọa độ điểm xuất phát hỏa lực pháo binh của đối phương và dẫn bắn chính xác pháo binh quân đội Syria vào các trận địa hỏa lực của lực lượng khủng bố. Mất đi các phương tiện hỏa lực tầm xa, uy lực lớn, các tay súng IS, Al-Nusra sẽ chỉ còn có thể chiến đấu bằng súng bộ binh.