Nga “cửa trên” đánh bại Mỹ nếu nổ ra chiến tranh châu Âu

VietTimes -- Nga đã khởi động một chương trình hiện đại hóa quốc phòng 10 năm và chi 700 tỷ USD để mua vũ khí mới, phần lớn số tiền đó là dành cho lực lượng bộ binh và không quân. Do đó, quân đội Mỹ hiện đang ở tình trạng dễ dàng bị đánh bại trong cuộc chiến ở châu Âu, tạp chí Forbes nhận định.
Chiến đấu cơ trên hạm Su-33 và trực thăng săn ngầm xuất kích làm nhiệm vụ khi cụm tác chiến tàu sân bay Đô đốc Kuznétov tiến qua eo biển Anh mới đây
Chiến đấu cơ trên hạm Su-33 và trực thăng săn ngầm xuất kích làm nhiệm vụ khi cụm tác chiến tàu sân bay Đô đốc Kuznétov tiến qua eo biển Anh mới đây

Các nhà hoạch định chính sách của quân đội Mỹ tin rằng họ có thể phải chống lại một đối thủ “gần xứng tầm” trong vòng 5 năm sắp tới. “Gần xứng tầm” ở đây ám chỉ quân đội Nga đang được hiện đại hóa một cách nhanh chóng và đang tìm cách giành lại những vùng đất đã mất dọc biên giới của Nga với châu Âu.

Nhiều bằng chứng cho thấy quân đội Nga đang hoạt động trong vùng Baltic, gần Ukraine và các nơi khác. Một vài quan sát viên đã suy diễn một cách lệch lạc rằng quân đội Mỹ chỉ có 5 năm để chuẩn bị cho cuộc xung đột. Thực tế thì Mỹ chỉ có 5 năm hoặc ít hơn thế. Các nước có ý định xâm lược thường thách thức các tổng thống mới nhậm chức của Mỹ ngay từ đầu nhiệm kỳ.

Nếu chiến tranh xảy ra thì sẽ gần như là màn thể hiện chủ yếu của Mỹ. Cuộc chiến sẽ vượt tầm kiểm soát và sẽ mở rộng nhanh chóng. Quân đội Mỹ sẽ có thể tham gia vào hầu hết cuộc chiến vì NATO, và do Mỹ đã đóng góp hơn 2/3 vào nguồn lực của liên minh này. Nếu thua trận trong cuộc chiến này thì cân bằng địa chính trị ở châu Âu sẽ được định hình lại, Mỹ sẽ bị giảm tầm ảnh hưởng ở đây đến mức thấp nhất kể từ sau Thế chiến thứ II. Và tình thế của nước Mỹ hiện nay cho thấy nước này dễ có khả năng thua trận.

Viễn cảnh không mấy tốt đẹp này chủ yếu được cho là vì chủ nghĩa dân tộc mà tổng thống Nga Vladimir Putin theo đuổi, nhưng cũng còn vì những đánh giá chiến lược sai lầm của hai tổng thống trước đây của Mỹ. Ông George W.Bush đã chuyển hai lữ đoàn lớn của Mỹ rời khỏi châu Âu trong những ngày cuối cùng của nhiệm kỳ, và sau đó ông Obama lại đề xuất chiến lược xoay trục sang Thái Bình Dương, chiến lược này càng làm giảm sự hiện diện quân sự của Mỹ ở châu Âu. Ông Putin nhận thấy Mỹ đang tập trung ở một nơi khác, và do đó ông tiếp tục theo đuổi chiến dịch trong cuộc khủng hoảng Ukraine năm 2014.

Các nhà hoạch định chính sách của Mỹ hiện nay cũng có cái nhìn ngày càng ảm đạm về ý đồ của giới lãnh đạo Nga. Nhưng vẫn có quá ít dẫn chứng cho thấy Mỹ đã sẵn sàng thực hiện những hành động cần thiết để ngăn chặn một cuộc tấn công tiềm tàng của Nga vào châu Âu. Quân đội Mỹ đang khan hiếm nguồn lực, mỗi năm chỉ được nhận khoản chi khoảng 22 tỷ USD cho các trang thiết bị mới. Trong khi năm 2010, Nga đã khởi động một chương trình hiện đại hóa quốc phòng 10 năm và chi 700 tỷ USD để mua vũ khí mới, phần lớn số tiền đó là dành cho lực lượng bộ binh và không quân. Do đó, quân đội Mỹ hiện đang ở tình trạng dễ dàng bị đánh bại trong cuộc chiến ở châu Âu.

Binh sĩ Nga trong một cuộc diễn tập đường không
Binh sĩ Nga trong một cuộc diễn tập đường không
Hải quân Nga tập trận đổ bộ
Hải quân Nga tập trận đổ bộ

Forbes đã chỉ ra 5 nguyên nhân cho dự báo này.

Vị trí địa lí có lợi hơn cho Nga

Cuộc chiến ở Đông Âu không giống như cuộc chiến ở Rừng Ardennes (trong Thế chiến hai). Nó khác xa so với cách mà lực lượng bộ binh Mỹ sẽ tới châu Âu và chắc chắn sẽ có vài tuần ngừng trệ trong việc vận chuyển các thiết bị tới mặt trận. Khu vực này bị biển bao bọc nên chỉ có thể xâm nhập thông qua những điểm huyết mạch rất hẹp và Nga có thể dễ dàng thực thi ưu thế quân sự trên các vùng biển từ các căn cứ gần đó. Vì điểm tập trung lớn nhất sức mạnh quân sự của Nga gần với đường biên giới và do đó có thể dễ dàng di chuyển dù chỉ mới có cảnh báo rất nhỏ. Matxcơva có thể đạt được những mục tiêu của mình trước khi quân Mỹ tới nơi.

Quân đội Mỹ chưa hề chuẩn bị

Quân đội Mỹ chỉ còn lại hai lữ đoàn ở châu Âu, lữ đoàn dù trang bị nhẹ và một lữ đoàn thứ hai sức mạnh chiến đấu dựa vào xe bọc thép Stryker. Nếu các xe bọc thép Stryker không được trang bị súng uy lực và không được nhanh chóng cung cấp bộ phận bảo vệ tốt hơn, lực lượng của Nga sẽ nhanh chóng đè bẹp chúng. Chính quyền Obama gần đây đã quyết định bổ sung thêm một lữ đoàn luân phiên thứ ba và cùng với các đồng minh khác triển khai hệ thống phòng thủ với khoảng 1.000 lính ở ba nước Baltic và Ba Lan. Tuy nhiên, sau khi chiến đấu với các kẻ thù như Taliban trong vòng 15 năm, quân đội Mỹ đã suy yếu trầm trọng về năng lực phòng không, tác chiến điện tử, hỏa lực và các phương tiện bảo vệ. Mỹ không thể sánh với những gì Nga sở hữu.

Binh sĩ NATO đang được điều động sang sườn phía tây để đối phó với Nga
Binh sĩ NATO đang được điều động sang sườn phía đông để đối phó với Nga
Tương quan lực lượng giữa Nga và NATO
Tương quan lực lượng giữa Nga và NATO

Phần lớn lực lượng phối hợp tác chiến sẽ phải đứng ngoài

Địa lý của khu vực này sẽ khiến khả năng chiến đấu của lực lượng trên biển của Mỹ bị suy giảm mạnh. Các căn cứ của Nga ở Kaliningrad và cảng Sevastopol ở Biển Đen sẽ khiến việc Mỹ đưa tàu chiến vào bất kỳ vùng biển lân cận nào cũng trở nên nguy hiểm. Trong khi đó, không quân Mỹ- lực lượng then chốt trong bất kỳ cuộc chiến nào có thể bị cấm xâm nhập vào không phận khu vực lực lượng phòng không của quân Nga đã mở rộng phạm vi uy hiếp bao trùm tất cả các nước Baltic, phần lớn Ba Lan và Ukraine.

Chẳng hạn hệ thống tên lửa phòng không di động S-400 (có trên 150 bệ phóng đã được triển khai) có tầm bắn lên đến 250 dặm và có khả năng chống gây nhiễu radar. Máy bay chiến đấu F-35 của Mỹ có thể sống sót trong điều kiện như vậy nhưng chính quyền ông Obama đã liên tục làm chậm tốc độ biên chế chiến đấu cơ này.

Các đồng minh NATO không cam kết tham chiến

Những so sánh lực lượng quân sự của Nga với NATO đã phản ánh lợi thế lớn về số lượng của liên minh NATO về cả số lượng binh lính lẫn vũ khí trang bị. Tuy nhiên, không chắc là phần lớn các thành viên NATO sẽ tham chiến ở các nước Baltic hay Ukraine (nước không phải là thành viên NATO). Ngoài thách thức về vấn đề vận tải để đến được khu vực này, công chúng phương Tây có vẻ như cũng không mấy sẵn sàng tham chiến để bảo vệ các láng giềng Đông Âu theo như các cuộc khảo sát ý kiến người dân mới được tiến hành.

Chương 5 của hiệp ươcs đồng minh ràng buộc các nước đồng minh phải tham gia phòng thủ tập thể không thực sự yêu cầu một đòn đáp trả quân sự tới hành vi xâm lược từ bên ngoài. Với việc nước Anh mới đây vừa trưng cầu dân ý rời khỏi Liên minh châu Âu, thật khó để nói rằng liệu cuộc chiến thật sự bùng nổ có giống như những cuộc diễn tập quân sự gần đây hay không.

Mỹ không sẵn sàng tham chiến

Một trong những cách NATO có thể chùn bước và khiến cho nhiệm vụ của quân đội Mỹ càng khó khăn hơn trong cuộc chiến tương lai ở châu Âu là từ chối tấn công vào các căn cứ quân sự hoặc lực lượng quân sự ở lãnh thổ Nga. Một số nước có thể lập luận rằng xung đột sẽ leo thang đến mức Matxcơva sẽ cân nhắc việc sử dụng vũ khí hạt nhân.

Học thuyết quân sự của Nga xác nhận sẽ sử dụng vũ khí hạt nhân phủ đầu trong trường hợp lợi ích quốc gia tối cao bị đe dọa, thậm chí còn làm giảm mức độ chiến đấu phi hạt nhân nếu tình hình vượt tầm kiểm soát. Nhưng vì không nước nào trong NATO biết chắc khi nào họ chạm đến ngưỡng khiến Matxcơva phải dùng vũ khí hạt nhân, họ sẽ kiềm chế các chiến thuật của Mỹ và điều này sẽ dễ khiến Mỹ bị đánh bại.

Forbes kết luận, điểm mấu chốt là Nga có thể chiến thắng rất nhanh trong cuộc chiến ở Đông Âu nếu nước này đối mặt với một đối thủ không mạnh hơn quân đội Mỹ hiện nay. Nhiều chỉ số như GDP và số lượng quân lính có vẻ cho thấy điểm yếu của Nga có thể sẽ có ít ảnh hưởng đến hệ quả của cuộc chiến. Cho dù Nga có những điểm yếu trong việc vận chuyển mà bất kỳ ai cũng biết, thì đó cũng không là gì để có thể ngăn chặn cuộc tấn công nhanh chóng về phía tây và những thách thức về việc di chuyển của Mỹ sẽ là rất lớn vì những quyết định sai lầm trước đây của nước này về lực lượng đóng quân lâu dài tại châu Âu.

Mối nguy hiểm này chỉ có thể được giảm bớt bằng cách đưa các đơn vị của Mỹ quay trở lại khu vực, cùng với việc nâng cấp các phương tiện bọc thép, hệ thống phòng không, hỏa lực chính xác và các khả năng khác, những thiết bị bấy lâu nay không được chú trọng đầu tư.