Mỹ xác nhận bãi cạn Scarborough chưa có xây đắp gì mới?

VietTimes -- Quan chức Mỹ này nói: "Lực lượng hải quân và hải cảnh Trung Quốc ở xung quanh bãi cạn Scarborough không vượt quá quy mô mà chúng tôi quan sát được vài tháng gần đây".
Ngoại trưởng Australia Julie Bishop kêu gọi EU ủng hộ ngăn chặn hành vi “cướp đất” của Trung Quốc ở Biển Đông. Ảnh: AP
Ngoại trưởng Australia Julie Bishop kêu gọi EU ủng hộ ngăn chặn hành vi “cướp đất” của Trung Quốc ở Biển Đông. Ảnh: AP

Tờ Tin tức Tham khảo Trung Quốc ngày 9/9 dẫn hãng tin AFP Pháp ngày 7/9 cho rằng Bắc Kinh hôm 7/9 đã bị áp lực bởi xây đảo nhân tạo phi pháp ở Biển Đông.

Philippines trưng ra các hình ảnh có thể chứng minh Trung Quốc triển khai hoạt động xây dựng mới ở Biển Đông.

Một quan chức Chính phủ Mỹ đã bày tỏ hoài nghi về thông tin do Philippines đưa ra, cho rằng Mỹ chưa phát hiện bãi cạn Scarborough có bất cứ hoạt động bất thường nào.

Quan chức Mỹ này nói: "Lực lượng hải quân và hải cảnh Trung Quốc ở xung quanh bãi cạn Scarborough không vượt quá quy mô mà chúng tôi quan sát được vài tháng gần đây".

Một tàu cảnh sát biển Trung Quốc xuất hiện gần bãi cạn Scarborough ngày 3/9/2016. Ảnh: Rappler.
Một tàu cảnh sát biển Trung Quốc xuất hiện gần bãi cạn Scarborough ngày 3/9/2016. Ảnh: Rappler.

Tờ Thời báo Hải quân Mỹ ngày 7/9 cho hay Hải quân Mỹ đang theo dõi chặt chẽ đá ngầm vòng tranh chấp cách Philippines chưa đến 150 dặm Anh (khoảng 240 km), lo ngại Trung Quốc chuẩn bị biến nó thành một căn cứ mới nhất.

Quan chức Mỹ khẳng định chưa có chứng cứ xác thực cho thấy Trung Quốc chuẩn bị biến bãi cạn Scarborough thành một hòn đảo nhân tạo mới nhất, nhưng sự lo ngại này làm cho lãnh đạo quân đội cảm thấy căng thẳng.

Hai quan chức Mỹ giấu tên này cho biết hiện còn chưa rõ Trung Quốc có đang khởi động một dự án xây dựng đảo mới hay không, giống như các dự án khác mà họ xây dựng (bất hợp pháp) ở quần đảo Trường Sa (thuộc chủ quyền của Việt Nam).

Một quan chức Mỹ nói: "Điều lo ngại hiện nay của chúng tôi là, loại hoạt động này tăng thêm dấu hiệu xây đảo".

Philippines đặt điều kiện tiền đề
Philippines đặt điều kiện tiền đề "đàm phán song phương" với Trung Quốc là Trung Quốc chấm dứt hoạt động bồi lấp, xây đảo nhân tạo ở bãi cạn Scarborough. Ảnh: Straitstimes

Chuyên gia Bonnie Glaser từ Trung tâm nghiên cứu các vấn đề chiến lược và quốc tế (CSIS) Mỹ cho rằng hiện nay hầu như chưa có bất cứ chứng cứ nào cho thấy Trung Quốc bắt đầu hoạt động xây dựng ở bãi cạn Scarborough. Hoạt động của Trung Quốc tăng cường cơ bản là phát đi tín hiệu với Philippines.

Tờ Liên hợp buổi sáng Singapore ngày 8/9 cho rằng Philippines ngày 7/9 trưng ra 10 bức ảnh và bản đồ để chứng minh Trung Quốc triển khai xây dựng ở bãi cạn Scarborough.

Một người phát ngôn Bộ Quốc phòng Philippines cho biết: "Chúng tôi có lý do tin rằng sự hiện diện của những sà lan này có nghĩa là Bắc Kinh chuẩn bị xây dựng rầm rộ ở bãi cạn Scarborough".

Đại sứ quán Trung Quốc tại Philippines ngày 7/9 cho rằng bãi cạn này hoàn toàn không tiến hành các hoạt động nạo vét hoặc xây dựng. Hiện nay ở đó chỉ có vài tàu cảnh sát biển tiến hành "tuần tra".

Ngoại trưởng Australia Julie Bishop phát biểu tại Konrad Adenauer Foundation, Berlin, Đức. Ảnh: smh.com.au
Ngoại trưởng Australia Julie Bishop phát biểu tại Konrad Adenauer Foundation, Berlin, Đức. Ảnh: smh.com.au

Tờ Sydney Morning Herald Australia cho hay Ngoại trưởng Australia Julie Bishop kêu gọi EU ủng hộ ngăn chặn hành vi “chiếm đất” của Trung Quốc ở Biển Đông.

Bà Julie Bishop cho rằng EU cần ủng hộ Philippines ngăn chặn bành trướng cũng giống ngư tiến hành trừng phạt với Nga sau khi Nga đoạt lấy Crimea từ Ukraine.

Tại một viện nghiên cứu ở Berlin, Đức, bà Julie Bishop cho rằng quy mô, diện tích và tốc độ bồi đắp, xây đảo nhân tạo của Trung Quốc hơn bất cứ nước nào khác. Australia đã tái khẳng định có quyền lợi hàng không và hàng hải ở vùng biển quốc tế - Biển Đông.

Bà Julie Bishop cho hay phán quyết của Tòa trọng tài ở The Hague rất rõ ràng, có ý nghĩa mang tính quyết định và có khả năng ràng buộc về pháp lý.

Trước người nghe gồm nhiều nghị sĩ và các nhà quyết sách Đức, bà Bishop nói: “Chúng tôi cũng trông đợi EU có thể khẳng định họ ủng hộ bảo vệ trật tự quốc tế lấy quy tắc làm nền tảng”.

Các tàu Trung Quốc hiện diện bất thường ở vùng biển bãi cạn Scarborough ngày 3/9/2016. Ảnh: Manila Times
Các tàu Trung Quốc hiện diện bất thường ở vùng biển bãi cạn Scarborough ngày 3/9/2016. Ảnh: Manila Times