Mỹ tung đòn dằn mặt Syria: Nga đành cắn răng chịu trận?
VietTimes -- Việc Mỹ tấn công quân đội của tổng thống Assad có thể tạo ra một mối
nguy hiểm là Nga sẽ trả đũa vào hai nước sẽ dẫn tới nguy cơ sự leo thang
quân sự trong một cuộc chiến mà cả hai bên đều tin phía bên kia sẽ chịu
thua trước.
Giáo sư môn khoa học chính trị tại đại học Illinois, Nicholas Grossman kết luận Mỹ cần ở lại phía Đông Syria, trừng phạt vừa phải chính phủ của tổng thống Assad để không làm cuộc nội chiến Syria xấu đi và đạt được các mục tiêu dài hạn của Mỹ tại Trung Đông.
Khi đáp trả vụ tấn công hóa học ở Douma, tổng thống Trump đã đưa ra dòng tweet chống lại Nga và đại sứ Nga tại Lebanon đã tuyên bố Nga sẽ bắn hạ bất cứ tên lửa nào đánh Syria uy hiếp lực lượng Nga. Ông cũng đe dọa sẽ tấn công những vị trí phóng bao gồm cả các tàu chiến của liên minh phương Tây ở Địa Trung Hải - Nhưng Kremlin đã không thực hiện việc này. Có thể coi đây chỉ đơn thuần là một lời đe dọa.
Trong khi những vũ khí phòng không của Nga đe dọa tới Mỹ, Anh và Pháp có thể không bắn hạ được những quả tên lửa của liên quân vì chúng quá nhanh, quá lớn và quá linh hoạt thì một giờ sau khi vụ tấn công diễn ra, Syria đã tuyên bố họ hạ được hàng chục tên lửa tấn công vào đất nước này. Người phát ngôn của Lầu Năm Góc và những cơ quan truyền thông độc lập đều bày tỏ nghi ngờ với sự việc đã xảy ra.
Tổng tham mưu trưởng quân đội Nga Tướng Valery Gerasimov từng tuyên bố Nga sẽ đáp trả thích đáng nếu Mỹ tấn công Nga và đồng minh tại Syria.
Theo những vụ không kích thì Nga làm nhiễu tín hiệu mà Mỹ sử dụng để kiểm soát những máy bay không người lái trên bầu trời Syria. Tiếp theo, cả hai nước đều đưa ra những nghị quyết trước Hội đồng Bảo an Liên Hợp quốc mà cả hai bên đều phủ quyết. Và những máy bay của Syria đã được chuyển vào các căn cứ không quân của Nga, gây khó cho Mỹ vì tấn công lực lượng Assad cũng có nghĩa là tấn công Nga.
Hiện tại, việc Mỹ tấn công quân đội của tổng thống Assad có thể tạo ra một mối nguy hiểm là Nga sẽ trả đũa vào hai nước sẽ dẫn tới nguy cơ sự leo thang quân sự trong một cuộc chiến mà cả hai bên đều tin phía bên kia sẽ chịu thua trước. Trong một kịch bản đen tối cũng khó có thể xảy ra thì cuộc nội chiến Syria sẽ biến thành cuộc xung đột lớn trong khu vực giữa: Nga, Iran, Syria, Hezbollah với Mỹ, Israel và Ả rập Xê-út.
Có 5 cuộc xung đột tại Syria được liệt kê nhưng trong đó có những cuộc xung đột bị chồng chéo. Và nó chưa bao gồm sự đối đầu giữa những nhóm nổi dậy kể cả những nhóm Hồi giáo cực đoan và không cực đoan cũng như chưa tính tới cuộc chiến của Hezbollah và al-Qaeda tại vùng Tây Nam Syria gần Israel và Lebanon. Syria đang là một mớ hỗn độn.
Mỹ đang cần làm gì?
Mỹ có vẻ như không biết mình muốn gì trong những cuộc xung đột đang chìm trong những cuộc xung đột khác. Điều đó khiến Mỹ có một chiến lược không nhất quán. Vì Mỹ đang đáp trả vụ tấn công hóa học, đồng thời quyết định sẽ rút quân, có 2 mục tiêu mà họ cần cân nhắc:
1 - Trừng phạt chính phủ Assad vì cáo buộc sử dụng vũ khí hóa học
Việc cấm sử dụng vũ khí hóa học đặc biệt là với thường dân là một trong những lập trường rõ ràng mà cộng đồng quốc tế đã đưa ra. Chỉ có một vài vụ sử dụng vũ khí hóa học kể từ Thế Chiến I, với cuộc chiến Iran - Iraq, vụ tấn công của ông Saddam Hussein chống lại người Kurd tại Iraq và cuộc chiến của ông Assad với những nhóm nổi dậy Syria cần đặc biệt lưu ý.
Khi tuyên bố vụ tấn công, tổng thống Mỹ Donald Trump, tổng thống Pháp Emmamuel Macron, và thủ tướng Anh quốc Theresa May đều hướng sự chú ý vào vũ khí hóa học, cả 3 nước đều nói họ không tìm cách thay đổi chế độ Syria. Họ chỉ muốn trừng phạt vụ tấn công hóa học của chính phủ Syria và muốn ngăn chặn những vụ việc như vậy xảy ra trong tương lai.
Đại học HIAST - nơi Mỹ cáo buộc là một cơ sở nghiên cứu vũ khí hóa học của Syria.
Để đáp trả vụ cáo buộc chính phủ Assad sử dụng khí sarin vào năm 2013, tổng thống Obama đã đe dọa sử dụng quân đội vì vụ tấn công đã vượt qua "lằn ranh đỏ" của ông nhưng cuối cùng lại thay đổi quyết định. Thay vì tấn công, Mỹ, Nga và Syria đã đạt được một thỏa thuận để tiêu hủy những vũ khí hóa học này.
Khi có cáo buộc ông Assad sử dụng khí sarin vào năm 2017, tổng thống Trump đã bắn 59 quả tên lửa vào căn cứ không quân của Syria. Nhưng đây chỉ là một điều nhỏ nhặt không liên kết với bất cứ một chiến lược lớn nào. Và cáo buộc Syria sử dụng vũ khí hóa học tại Douma trong năm 2018 đã chứng tỏ vụ tấn công năm 2017 không có tác dụng gì.
Ngày 7.4.2017, Mỹ đã phóng 59 quả tên lửa hành trình Tomahawk vào căn cứ không quân al-Shayrat của Syria.
Vì thế để ngăn chặn tổng thống Assad hay ai khác sử dụng vũ khí hóa học trong tương lai sẽ cần một sự đáp trả lớn hơn. Hiện tại, cuộc tấn công của liên quân Mỹ - Pháp - Anh lớn hơn cuộc không kích của một mình nước Mỹ năm 2017. Liên minh rõ ràng không thể trừng phạt chính phủ Syria đủ mạnh mà không làm xấu đi những khía cạnh khác trong cuộc nội chiến Syria. Một vụ tấn công lớn vào quân đội và chính phủ Syria có thể làm thay đổi cán cân trong cuộc xung đột giữa chính phủ của tổng thống Assad và các nhóm nổi dậy.
Mỹ có thể muốn Syria trở thành một đất nước dân chủ nhưng vị thế của tổng thống Assad hiện tại đã quá mạnh. Nếu Mỹ làm chính phủ Syria suy yếu thì có thể khiến cho cuộc nội chiến leo thang, dẫn tới việc Nga và Iran sẽ tăng các hành động quân sự để bảo vệ đồng minh của họ. Điều này sẽ gây ra thêm nhiều cái chết và mất ổn định mà không thay đổi được hiện trạng của cuộc chiến, trừ phi Mỹ hoàn toàn quyết tâm để lật đổ tổng thống Assad - Điều này sẽ cần một sự can thiệp quân sự lớn hơn mà công chúng Mỹ sẽ không sẵn sàng ủng hộ.
Điều này có nghĩa lựa chọn tốt nhất là một cuộc tấn công hạn chế. Nó sẽ không làm thay đổi diễn biến của cuộc nội chiến nhưng ít nhất sẽ gửi tín hiệu đến chính phủ Syria. Sự tham gia của Pháp và Anh sẽ khiến hành động trả đũa này mang tính hợp pháp quốc tế hơn là một cuộc tấn công đơn phương của nước Mỹ.
Vụ tấn công có ít hiệu quả. Nhưng đó là cách duy nhất để trừng phạt chính phủ Assad mà không làm cuộc xung đột giữa chính phủ Assad và các nhóm nổi dậy trở nên tệ hơn.
2 - Chia cắt Syria
Chuyên gia Mỹ khuyên ông Trump nên thay đổi quyết định rút quân Mỹ khỏi vùng đất trước đây IS chiếm đóng tại Syria. 2.000 lính chỉ là quân số nhỏ và họ chịu được những tổn thất nhỏ nhất nhưng lại có thể tạo nên điều khác biệt. Cả ông Obama và ông Trump đã xác định việc tiêu diệt IS là lợi ích hàng đầu của Mỹ. Nhưng chưa đưa ra được một kế hoạch sau đó.
Vùng Đông Bắc Syria và Đông Bắc Iraq có rất nhiều nhóm nổi dậy trong nhưng năm gần đây phần lớn vì người Hồi giáo Sunni và người Kurd ở đó cảm thấy bị ngược đãi bởi chính phủ do người Shi'a thống trị tại Damascus và Baghdad. Vì thế họ ngầm đồng thuận với IS vì IS là kẻ thù của kẻ thù. Và nếu chiến tranh hồi sinh IS hay để cho những sự hỗn loạn trỗi dậy, người ta sẽ thấy một cuộc nổi dậy khác của người Sunni trong tương lai gần.
Mỹ đang tài trợ, huấn luyện đội quân người Kurd tại Đông Bắc Syria.
Cần phải ổn định khu vực của người Ả rập Sunni và người Kurd. Những lực lượng do Mỹ chống lưng đang ở vị trí tốt nhất để làm điều đó. Nhưng nếu Mỹ rút quân, liên minh của Mỹ tại Syria có thể không muốn chiến đấu nữa. Hơn nữa, quân Mỹ có thể làm trung gian giữa Thổ Nhĩ Kỳ và người Kurd, đảm bảo an ninh với cả hai bên và khiến họ không đánh lẫn nhau. Điều này không dễ vì chính quyền tổng thống Trump chưa chứng minh được khả năng để đưa ra một chính sách ngoại giao cẩn trọng nhưng Mỹ có thể đứng vững với người Kurd, nghiêm túc xem xét những mối lo ngại của Thổ Nhĩ Kỳ và ngăn chặn một nhóm khủng bố nhà nước Hồi giáo (IS) khác có thể nổi lên.
Cách kết thúc cuộc chơi tốt nhất là tạo ra một vùng bán tự trị dưới sự đỡ đầu của Damascus và Baghdad. Không ai thích điều đó nhưng mọi người sẽ có được những điều dưới đây:
Ông Assad (và Iran) có thể khôi phục chủ quyền của Syria nhưng phải từ bỏ quyền kiểm soát một vài nơi. Nga có địa vị vững chắc tại Trung Đông nhưng không thống trị hoàn toàn Syria. Người Kurd và người Hồi giáo Sunni có quyền kiểm soát chính trị lớn hơn nhưng không độc lập.
Thổ Nhĩ Kỳ phải chấp nhận việc người Kurd kiểm soát vùng phía Nam của họ nhưng g iữ vùng đệm của họ ở Tây Bắc Syria và có thể dựa vào cam kết của Mỹ để ngăn cản những cuộc tấn công qua biên giới.IS sẽ không được gì và tất cả mọi phía đều đồng lòng ngăn chặn việc IS hồi sinh.
Nhưng ngay cả nếu Mỹ không theo kế hoạch này họ cũng phải hình dung ra mình muốn gì và phác thảo một chiến lược dài hạn tại Syria.