Bài viết cho rằng tác chiến đổ bộ là nội dung quan trọng trong huấn luyện và điều lệnh hiện hành của quân đội Trung Quốc. Do không trải qua tác chiến đổ bộ trong thời gian rất dài, quân đội Trung Quốc tìm lấy nguyên tắc chỉ đạo từ tác chiến của nước ngoài và tác chiến trong lịch sử.
Chiến dịch Hạ Môn, chiến dịch đảo Hải Nam từ năm 1949 - 1950 là những hành động tác chiến đổ bộ quan trọng trong lịch sử của quân đội Trung Quốc, trong đó chiến dịch đảo Hải Nam được quân đội Trung Quốc coi là tác chiến vượt biển quy mô lớn lần đầu tiên trong lịch sử của họ.
Những tác chiến đổ bộ có chút dáng dấp này là tác chiến hiệp đồng đổ bộ lần đầu tiên của quân đội Trung Quốc - chiến dịch đoạt đảo đã cung cấp bài học kinh nghiệm quý giá.
Quân đội Trung Quốc đã thực hiện được các hành động như tính toán kỹ lưỡng, chuẩn bị và thu thập tình báo trong tác chiến đổ bộ Hạ Môn. Họ đã tiến hành phân tích chi tiết đối với tình hình phòng thủ và địa hình của Hạ Môn, đồng thời lựa chọn thời gian, tuyến đường vượt biển và địa điểm đổ bộ thích hợp.
Ngoài ra, quân đội Trung Quốc đã điều động các phương tiện vận tải có số lượng cần thiết và tiến hành huấn luyện nhiều lần để huấn luyện cho lực lượng tấn công đổ bộ. Quân đội Trung Quốc còn dùng chiến thuật để nghi binh quân đội Quốc dân đảng, làm cho họ không biết rõ điểm đổ bộ chủ yếu.
Căn cứ vào tổng kết tác chiến đổ bộ sau này của quân đội Trung Quốc, lực lượng chủ lực đổ bộ bờ biển phía bắc Hạ Môn đã đánh bại phản công của đối phương, nhanh chóng củng cố trận địa trên bãi biển, sau đó chuyển vào tác chiến trên bờ.
Quân đội Trung Quốc nhận thức được rằng phải cắt đứt sự "gây nhiễu" của đối phương đối với tác chiến vượt biển, phải đoạt lấy đảo lân cận từ tay đối thủ.
Quân đội Trung Quốc thông qua phân tích phát hiện, tác chiến lần này còn tồn tại một vấn đề khác: Trong quá trình kiểm soát đường bờ biển và đoạt lấy Chương Châu và Hạ Môn, quân đội Trung Quốc đảm nhiệm nhiệm vụ kép là vừa tác chiến, vừa hỗ trợ thiết lập quản lý, kiểm soát đối với khu vực mới chiếm đóng.
Việc thiết lập quyền kiểm soát đối với khu vực đã chiếm đóng, duy trì trật tự công cộng, sửa chữa công trình hạ tầng cần thiết đều là những vấn đề quan trọng, có thể sẽ ảnh hưởng đến tác chiến.
Nếu muốn sử dụng lực lượng vũ trang trợ giúp cho nhân viên dân sự thiết lập quản lý và kiểm soát, triển khai tái thiết thì cần hoạch định kỹ lưỡng trước.
Kinh nghiệm của chiến dịch đổ bộ đảo Hải Nam đã tiếp tục bổ sung kinh nghiệm cho chiến dịch Hạ Môn. Lên kế hoạch chu đáo, thu thập tình báo và tăng cường huấn luyện trước chiến dịch là những nhân tố quan trọng cho thành công trong tác chiến.
Trong tình hình không thể thiết lập được ưu thế kiểm soát trên không, trên biển và thông tin, những nhân tố này đặc biệt quan trọng. Ngoài ra, cần có một lực lượng bảo vệ mạnh để bảo vệ việc điều động lực lượng. Trong chiến dịch đảo Hải Nam, quân đội Quốc dân đảng có ưu thế hải, không quân, vì vậy lực lượng bảo vệ rõ ràng đặc biệt quan trọng.
Một khi các đơn vị tiến hành đổ bộ, các đơn vị phải nhanh chóng từ trận địa trên bãi cát thẳng tiến vào khu vực nội địa/trung tâm. Trong chiến dịch đảo Hải Nam, quân đội Trung Quốc đã mở ra tiền tuyến thứ hai để chi viện cho đổ bộ, làm cho quân đội Quốc dân đảng không thể thực hiện phản công có hiệu quả.
Trong chiến dịch Hạ Môn và chiến dịch đảo Hải Nam, quân đội Trung Quốc đã làm được những việc như lên kế hoạch chu đáo, huấn luyện trước chiến đấu, lựa chọn kỹ thời gian tác chiến, địa điểm đổ bộ và thu thập tình báo. Những kinh nghiệm tác chiến này đã đem lại bài học cho quân đội Trung Quốc.
Mặc dù trong những chiến dịch lịch sử này hành động đánh lừa hầu như không phát huy được tác dụng chủ yếu, nhưng trong các chiến dịch đổ bộ trong tương lai có thể phát huy vai trò chủ yếu. Trong tác chiến ở cấp độ này, đặc điểm tấn công sẽ rất rõ ràng. Mặc dù hành động bất ngờ về chiến thuật có thể thực hiện, nhưng rất khó thực hiện được các hành động bất ngờ về chiến lược, thậm chí chiến dịch.
Tuy nhiên, dấu hiệu sắp khai chiến sẽ làm cho đối thủ bắt đầu huy động lực lượng. Nếu đối phương điều động được lực lượng dự bị quy mô lớn, huy động được các trang bị dân dụng, tăng cường binh sĩ, lực lượng công binh và lực lượng hậu cần thì quân đội Trung Quốc có thể "gây thiệt hại nghiêm trọng cho kinh tế của đối phương mà không mất một viên đạn nào".