Trong cuộc nói chuyện với các phóng viên tại một hội nghị bàn tròn ngày 23.01.2019, Bộ trưởng Lục quân Mỹ Mark Esper giải thích, Mỹ đang tiến hành thử nghiệm các hệ thống pháo hạng nặng tầm siêu xa (Extended-range Cannon Artillery ERCA). Những vũ khí mới này có thể được sử dụng trong một cuộc tấn công chiến lược hoặc chiến thuật, yểm trợ hỏa lực cho bộ binh tấn công.
Trên cấp độ chiến thuật,quân đội Mỹ cần có loại vũ khí với khả năng vượt trội hơn hỏa lực của đối phương với cỡ nòng và cơ cấu biên chế tương đương," Esper nói, so sánh những tiến bộ công nghệ hiện tại với sự phát triển của vũ khí lạnh như kiếm và giáo. "Tại sao giáo lại xuất hiện? Bởi vì đối phương có kiếm. Một ngọn giáo mang lại cho chiến binh tầm xa tấn công. Tại sao binh sĩ lại có khiên? Bởi vì cây giáo đã vượt ra khỏi tầm tấn công của kiếm."
"Chúng ta luôn muốn có lợi thế khi có thể tấn công đối phương mà không bị đánh trả. Đó là những gì pháo binh tầm xa mang lại cho chúng ta, ví dụ trong trường hợp đối phó với người Nga," ông nói thêm.
Esper cũng đưa ra một ví dụ thuyết phục hơn, cho rằng một siêu pháo như vậy có thể được sử dụng trên vùng nước Biển Đông, trong điều kiện gia tăng căng thẳng đến mức các chiến hạm Trung Quốc chặn các tàu chiến và thương mại Mỹ đi qua khu vực này.
"Chúng ta có thể tưởng tượng một kịch bản xung đột mà Hải quân Mỹ không thể tiến vào Biển Đông vì các chiến hạm Trung Quốc, hoặc bất cứ điều gì (đảo nhân tao)", bộ trường quân đội Mỹ Esper nói. "Chúng ta có thể - từ một trận địa cố định, trên đảo hoặc một khu vực liền kề - tấn công các mục tiêu của kẻ thù, các phương tiện của hải quân đối phương ở khoảng cách xa, duy trì ưu thế tấn công và mở hành lang biển cho các chiến hạm hải quân hoặc các tàu vận tải đường biển."
Tất nhiên, đây là một ví dụ khá thô, nhưng bộ trưởng quân đội Mỹ muốn cho phóng viên biết, việc sở hữu một loại đạn pháo tầm xa có hiệu quả thế nào trong một cuộc xung đột.
Hệ thống pháo tầm xa ERCA, được phát triển cho lực lượng bộ binh và lính thủy đánh bộ Mỹ, sử dụng đạn pháo lai ghép tên lửa, được chế tạo ứng dụng công nghệ tốc độ siêu âm, lần đầu tiên được các quan chức đề cập đến tháng 10.2018, khi đại tá John Rafferty, giám đốc Hiện đại hóa các phương tiện Hỏa lực chiến lược tầm xa, trong một cuộc phỏng vấn với các phóng viên tại một hội nghị quân sự.
Breaking Defense, dẫn nguồn từ ông Rafferty cho biết, loại đạn pháo mới, thiết kế theo công nghệ vận tốc siêu âm có thể sử dụng cho các loại pháo cỡ nòng 155 mm và pháo phản lực, có trong biên chế từ những năm 1980. Ông nói: "Tôi không muốn một sản phẩm quá đơn giản, nhưng đây là một công nghệ tốt nhất trong những công nghệ hiện nay, chúng tôi phát triển và ứng dụng rộng rãi công nghệ đạn siêu âm này cho tất cả các loại vũ khí hiện có".
Khi phóng viên Breaking Defense đặt câu hỏi, tại sao công nghệ như vậy chưa được phát triển trước đó, ông Rafferty giải thích rằng, đó là vì "chúng tôi chưa từng bị gây áp lực trước đây". Trang Military.com cho biết, Esper không đưa ra thông tin chính xác, thời gian nào khi vũ khí sẽ được trang bị cho quân đội Mỹ.
Pháo tự hành tầm xa M109 và pháo phản lực có điều khiển GMLRS của quân đội Mỹ sử dụng thử nghiệm đầu đạn tầm xa tốc độ siêu âm (ERCA).