Mỹ lạnh gáy vì tên lửa hành trình mới của Nga

Tư lệnh khu vực Bắc Mỹ cảnh báo Nga đang phát triển một loại tên lửa hành trình tầm xa, gây ra mối đe dọa mới đối với Mỹ.
Máy bay ném bom chiến lược Tu-95 mang tên lửa
Máy bay ném bom chiến lược Tu-95 mang tên lửa

Đô đốc William Gortney, chỉ huy Bộ Tư lệnh phòng thủ không gian Bắc Mỹ (NORAD) cho biết, Nga đang phát triển với mục tiêu triển khai các tên lửa hành trình thông thường tầm xa trang bị trên máy bay ném bom hạng nặng, tàu ngầm và tàu nổi, làm tăng khả năng các lựa chọn chiến thuật ngăn chặn linh hoạt của Kremlin, tránh nguy cơ đụng độ hạt nhân.

Ông Gortney nói trước Ủy ban Quân bị Hạ viện Mỹ rằng xu hướng này đang tiếp diễn và NORAD sẽ phải đối mặt với nguy cơ tăng cao để bảo vệ Bắc Mỹ trước các tên lửa hành trình Nga. Một quan chức quốc phòng cho biết, thứ tư lệnh Bắc Mỹ e ngại là tên lửa hành trình KH-101 được Nga phát triển như một vũ khí tấn công nguy hiểm đối với cơ sở hạ tầng tại Mỹ như mạng lưới điện. Những phát biểu trên nhấn mạnh nguy cơ tăng cao từ các tên lửa hành trình tầm xa mà các quan chức quốc phòng và chuyên gia quân sự lo ngại.

Tên lửa Kh-101; Kh-102 mang đầu đạn hạt nhân, một chiếc Tu-95 có thể mang theo 8 tên lửa ngoài các giá treo

Mỹ lạnh gáy vì tên lửa hành trình mới của Nga ảnh 2

Riêng Thiên nga trắng Tu-160 có thể mang đến 12 tên lửa Kh-101(102) trong khoang phóng của chiến đấu cơ

Tu-22M chiến đấu cơ mang tên lửa chiến lược

Tên lửa hành trình nguy hiểm bởi chúng có thể đánh bại hệ thống phòng thủ Mỹ bằng cách bay với độ cao thấp, tránh radars và ẩn náu dựa vào địa hình. Một số tên lửa hành trình mới còn có khả năng tàng hình trước radar. Các tên lửa bay thấp còn có thể áp đảo hệ thống phòng thủ bằng cách tấn công đồng thời nhiều tên lửa từ nhiều hướng khác nhau, đánh bại hệ thống phòng không tại các điểm yếu nhất. Chúng cũng có thể bay lượn vòng theo các tuyến đường để tìm mục tiêu, tránh radar và hệ thống phòng không.

Phó đô đốc James Syring, giám đốc cơ quan phòng thủ tên lửa Mỹ cũng bày tỏ lo ngại về việc phát triển tên lửa của Triều Tiên. Phó chủ tịch Ủy ban quân bị Mike cho rằng Mỹ đang đánh mất ưu thế về quân sự, không chỉ về khả năng bảo vệ quyền lực mà ngay cả việc bảo vệ lãnh thổ Mỹ. Tướng Gortney thừa nhận sự lo lắng về việc phát triển các loại tên lửa thông thường, có thể khiến kẻ địch có khả năng tấn công Mỹ mà không sợ bị trả đũa hạt nhân.

Hiểm họa tăng lên khi hồi cuối năm 2014, hai máy bay ném bom chiến lược Tu-95 Nga đã diễn tập phóng tên lửa hành trình tấn công Mỹ từ bờ biển đông Canada. Đô đốc Cecil Haney, tư lệnh Bộ tư lệnh chiến lược Mỹ cũng bày tỏ lo ngại về nguy cơ từ tên lửa hành trình Nga đối với hệ thống phòng thủ Mỹ. Tướng Haney cũng cảnh báo về các hệ thống vũ khí tiên tiến được ngụy trang dưới vỏ bọc bình thường như các tên lửa chống hạm đặt trên các tàu chở containers, có thể trà trộn giữa các tuyến hàng hải quân sự và dân sự khiến việc phòng thủ trở nên cực kỳ khó khăn.

Ông Haney cho biết không lực Mỹ đang phát triển một loại tên lửa hành trình mới thay thế loại đang sử dụng hiện nay, nhằm đánh bại các hệ thống phòng không tinh vi như Trung Quốc đang phát triển. Vị tướng Mỹ cũng nêu các chi tiết kỹ thuật đặc biệt của loại tên lửa hành trình mới của Nga. Tuy nhiên, cựu chuyên gia hạt nhân chiến lược Lầu Năm Góc Mark Schneider cho rằng đó là tên lửa KH-101 phiên bản thông thường có tầm bắn 5.000 km, KH-102 là phiên bản mang đầu đạn hạt nhân. KH-101 được cấu hình để bắn từ các máy bay ném bom chiến lược Nga. Tuy nhiên, báo chí Nga tường thuật có một phiên bản triển khai trên các tàu ngầm tấn công hạt nhân lớp Severodvinsk.

Một báo cáo của Trung tâm tình báo hàng không và không gian quốc gia Mỹ cho biết, ít nhất 9 quốc gia đang phát triển tên lửa hành trình và nhiều nước sẽ xuất khẩu. Báo cáo nêu rõ, nguy cơ từ các tên lửa hành trình đối với Mỹ sẽ tăng lên trong thập kỷ tới. Theo đó, loại tên lửa Club-K của Nga có thể phóng từ tàu chở hàng, tàu hỏa và xe tải đặc biệt nguy hiểm. Trung Quốc cũng có một loại tên lửa hành trình mới là DH-10, còn Iran sở hữu tên lửa hành trình Meshkat tầm bắn 1.242 dặm. Các loại tên lửa hành trình mới thách thức sự thống trị của Mỹ trong lĩnh vực tên lửa hành trình chính xác thông thường.

Nhằm ngăn chặn nguy cơ tấn công bằng tên lửa hành trình, Mỹ đã triển khai một hệ thống cảm biến phòng thủ tên lửa nâng cao (JLENS). Hệ thống thứ nhất đã được triển khai tại Maryland, một hệ thống khác sẽ được triển khai cuối năm nay. Tướng Gortney cho biết, JLENS sẽ là nhân tố then chốt để ngăn chặn nguy cơ tên lửa hành trình và bộ tư lệnh Bắc Mỹ chịu trách nhiệm bảo vệ lãnh thổ Mỹ cần thông tin tình báo tốt hơn về nguy cơ tên lửa hành trình trên không phận và trên biển gần Mỹ.

Chuyên gia Schneider nói KH-101 chỉ là một trong nhiều loại tên lửa hành trình mới đang được Nga phát triển. Theo Schneider, có một sự phi đối xứng rất lớn về khả năng phát triển tên lửa hành trình giữa Mỹ và Nga. Mỹ đã loại biên tàu ngầm hạt nhân mang tên lửa hành trình duy nhất, ngừng sản xuất tàu phóng tên lửa hành trình mang Tomahawk tầm bắn dưới 1.000km. Loại tên lửa hành trình mới tiếp theo của Mỹ phải chờ ít nhất tới năm 2020. Tất cả phản ánh thực tế Nga đang chuẩn bị chiến đấu trong lúc Mỹ mải gây dựng quyền lực trong cuộc chiến chống khủng bố.

Đồ họa mô phỏng Club-K

Theo: QPAN