Lính Mỹ ở Việt Nam và thảm họa mang tên AR-15

VietTimes -- Súng trường tự động Mỹ không thay đổi nhiều lắm tính từ năm 1960, mặc dù có quá nhiều khuyết tật. Nhưng tập hợp những mảnh nhựa và sắt thép rẻ tiền đó lại quyết định mạng sống của quân nhân. Thật khó hiểu khi quốc gia giàu nhất thế giới lại không thể có một khẩu súng chất lượng tốt? 
Lữ đoàn đổ bộ đường không Mỹ 173 dưới làn mưa đạn của Quân Giải Phóng
Lữ đoàn đổ bộ đường không Mỹ 173 dưới làn mưa đạn của Quân Giải Phóng

Một lần, sau một tháng rưỡi sau trận Gettysburg, nhà chế tạo súng trường bán tự động 7 viên đạn Christopher Spencercũng với Abraham Lincoln đến một bãi cỏ gần với vị trí mà hiện nay đang đặt tượng đài Washington, để xem trình diễn khả năng diệu kỳ của một khẩu súng có băng đạn nạp đạn tự động, thể hiện khả năng xuất sắc của mình trong trận chiến Gettysburg và các trận đánh khác mà người miền Bắc đã sử dụng loại vũ khí này. Lincoln muốn trực tiếp thử nghiệm và trang bị cho tất cả các binh sĩ. Tổng thống đã bắn liên tiếp 7 phát vào một cái bia nhỏ, đặt cách đó khoảng 40 yards. Ông thực sự ấn tượng. 

Nhưng đối với các quan chức quân sự quan liêu, súng băng đạn là một sự bất tiện đắt đỏ, tiêu tốn nhiều đạn dược. Tướng James Ripley, một kẻ ít học, không có tầm nhìn xa, hẹp hòi, ích kỷ và chịu trách nhiệm về vũ khí trang bị quân đội, đã cố gắng phá hoại mọi nỗ lực đưa vào trong biên chế tranh bị của quân đội miền Bắc những súng trường có băng đạn, chỉ vì ông ta không muốn bị quá bận, và ông ta đã đạt được điều này. Nhà lịch sử học nội chiến Robert V. Bruce cho rằng, nếu súng trường băng đạn được trang bị cho quân đội miền Bắc, Nội chiến sẽ kết thúc một vài năm trước đó và cứu được nhiều nghìn mạng sống. 

Chiến thắng được bệnh quan liêu Ripley đối với Lincoln thực sự là một vụ bê bối dài nhất của quân đội trong lịch sử nước Mỹ. Bản thân tôi (tác giả bài viết) cũng suýt là nạn nhân của bệnh quan liêu Ripley trong cuộc chiến tranh Việt Nam. Tháng 6.1969, tôi đã chỉ huy một khẩu đội pháo ở vùng núi Miền Nam Việt Nam, khẩu đội pháo của tôi cả ngày bắn liên tục, yểm trợ cho bộ binh đang cố thủ trên cao điểm "Hamburger". Tất cả mọi người, trang bị và khí tài đều bị phủ một lớp bụi đất đỏ dày, bốc lên từ sức gió của cánh quạt máy bay trực thăng "Chinook", cung cấp cho chúng tôi đạn và lương thực thực phẩm. Đến chiều, những binh sĩ Mỹ, mệt lử vì cuộc chiến, ngủ thiếp đi cùng với những khẩu súng M-16. Tôi thực sự không có kinh nghiệm, hoặc quá lười để ra lệnh cho binh sĩ lau súng, mặc dù chúng tôi nghe được những tin đồn đáng ngại về hậu quả của việc xạ kích từ khẩu súng bị bẩn M-16.

Ba giờ đêm, Quân Giải phóng bất ngờ tấn công, bộ đội Việt Nam được trang bị những khẩu súng tiểu liên AK có độ bền và độ tin cậy đáng ngạc nhiên, các chiến sĩ Giải phóng quân nhiều giờ bò trong cát bụi tiếp cận cao điểm, lôi theo khẩu súng tiểu liên trong bụi bẩn, chẳng có vấn đề gì bộ đội Việt Nam triển khai lưới lửa hỏa lực dày đặc chết người. Nhưng binh sĩ dưới quyền của tôi không có sự may mắn như vậy. Đến bây giờ tôi vẫn bị ám ảnh bởi cảnh ba lính Mỹ gục trên những khẩu súng trường đang tháo dở do bị kẹt đạn mà họ cố gắng tìm cách lau sạch dưới lửa đạn. 

Loại vũ khí đã giết lính Mỹ nửa thế kỷ trước ở Việt Nam đã trải qua nhiều lần hiện đại hóa, tiếp tục giết lính Mỹ ở Afghanistan. Bóng ma của tướng Ripley cho đến tận ngày nay vẫn tiếp tục tồn tại trong quân đội Mỹ. Trong suốt 35 năm phục vụ trong quân đội Mỹ, từ trận chiến Gettysburg đến cao điểm "Hamburger", đường phố của thủ đô Baghdad. Sự mê muội Mỹ trang bị cho quân đội những khẩu súng trường tệ hại là nguyên nhân sự tổn thất đầy hoang mang của rất nhiều mạng sống mà nếu khác đi, hoàn toàn có thể tránh được.

Lau chùi bảo quản khẩu súng trường tấn công M-16 (AR - 15) đòi hỏi phải thường xuyên liên tục, mọi bẩn thỉu bụi bặm đếu có giá bằng sinh mạng người dùng trong cuộc chiến Việt Nam
Dưới làn mưa đạn Quân Giải Phóng
Báo Mỹ, trận Đắc Tô, 40 lính Mỹ bị giết
Thảm họa ở khắp mọi nơi trên chiến trường Việt Nam
Rõ ràng đây không phải lúc bị kẹt đạn

Những thập niên sắp tới, Bộ quốc phòng sẽ tiêu tốn khoảng hơn nghìn tỷ đô la cho những máy bay tàng hình F-35, những chiến đấu cơ trong suốt 10 năm thử nghiệm chưa một lần tham gia trong khu vực chiến sự. Nhưng những khẩu súng trường tồi tệ vẫn đồng hành cùng binh sĩ trong mọi cuộc chiến tranh. 

Sau đại chiến thế giới thứ II, đại đa số quân nhân không trực tiếp tham gia chiến đấu diệt kẻ thù. Nhiệm vụ của họ tương tự như công việc dân sự thường ngày. Tìm kiếm, chiến đấu và tiêu diệt là nhiệm vụ của bộ binh, liều mạng sống của mình.

Bộ binh lục quân, lính thủy đánh bộ và một nhóm lực lượng đặc biệt có tổng quân số khoảng 100 nghìn người, chiếm 5% tổng quân số lực lượng vũ trang Mỹ. Đại chiến thế giới lần thứ II, 70% quân nhân hy sinh do bị đối phương tiêu diệt là bộ binh. Trong các cuộc chiến gần đây, con số đó tăng lên đến 80%. Những binh sĩ này (hầu hết là đàn ông), cuộc sống của họ hoàn toàn phụ thuộc vào vũ khí và đạn dược.

Trong chiến trận, lính bộ binh có cuộc sống đầy nguy hiểm với những quy luật sống còn bằng móng vuốt và răng nanh của tự nhiên sẽ xác định, họ sẽ sống sót hay bị tiêu diệt. Con người chết rất nhanh chóng. Những hoạt động tác chiến ở Afganistan và Iraq khẳng định bài học mà nội dung chủ yếu của nó là: trong cuộc chiến sử dụng vũ khí bộ binh không có trung thực và chẳng hề cao quý.

Bộ binh lao vào khu vực tác chiến trong tình trạng kiệt sức, mệt mỏi, bối rối, đói và sợ hãi. Vũ khí và trang bị của họ bẩn thỉu, cũ kỹ, bị va đập và hỏng hóc. Lính thủy đánh bộ bị giết chết trong khi đi tiền tiêu và trinh sát, rơi vào ổ phục kích, bị bắn tỉa, bị trúng mìn và các loại vũ khí nổ tự chế khác nhau. Binh sĩ chỉ có thời gian tính bằng phần chục giây, vồ lấy vũ khí đang sẵn sàng, ngắm và bóp cò nhanh hơn đối phương. Sống hay không - phụ thuộc vào khả năng sử dụng sức mạnh tiêu diệt lớn hơn, trên khoảng cách xa hơn và độ chính xác cao hơn đối phương.   

Bất cứ sự thiếu sót nào, bất cứ sự mất ưu thế nào, dù là nhỏ nhất đều có nghĩa là chết. Kẹt đạn, đối phương nhanh hơn và khó nắm bắt hơn sẽ thoát khỏi đường ngắm hỏa lực và thoát ra khỏi vùng sát thương, không những thế còn có thể phản kích bằng hỏa lực mạnh hơn hẳn.

Tất cả những điều này sẽ đưa đến bằng 0 (không) ưu thế khổng lồ của hệ thống vũ khí trang bị hỏa lực đắt đỏ mà Mỹ đang sở hữu trên không và trên biển, trong bất cứ giờ phút nào cũng có thể yểm trợ hỏa lực chi viện vô cùng mạnh mẽ cho bộ binh đang chiến đấu trên chiến trường.

Tân binh trong thời gian huấn luyện được dạy dỗ, súng trường là người bạn tốt nhất và là chiếc vé về nhà của họ. Nếu cuộc sống của một số lượng người khổng lồ phụ thuộc vào một sản phẩm rẻ tiền từ kim loại và nhựa tổng hợp có giá trị khoảng 1.000 USD và khối lượng khoảng 3kg thì quốc gia giàu nhất hành tinh không thể cho họ một loại vũ khí chất lượng cao? 

Câu trả lời cùng một lúc vừa đơn giản vừa phức tạp. Súng carbine tiêu chuẩn của bộ binh Mỹ M4 ngày nay là phiên bản giảm nhẹ khối lượng cũng như chiều dài của súng M16, ở Việt Nam nó là nguyên nhân của số lượng rất lớn binh sĩ Mỹ chết trận – nhưng lại vẫn được sử dụng phổ cập đến tận bây giờ.

Sáng sớm ngày 13.06.2008 Taliban đã tấn công vào một trạm kiểm soát gần làng Vanati, tỉnh Nuristan, Afghanistan, giết chết 9 lính thủy đánh bộ. Một số binh sĩ sống sót kể lại rằng, trong cuộc chiến đấu, nòng súng nóng rực, gây kẹt đạn.

Sự cố giết chết lính Mỹ ở làng Vanati cũng tương tự như những gì xảy ra ở Việt Nam. Thực tế, ngoài những bộ phận trang trí làm khẩu súng trở lên hầm hố hơn thì hiệu quả tác chiến của hai loại súng M16 ở Việt Nam và M4 ở Afganistan hoàn toàn giống nhau.

Tệ hơn nữa là nòng súng thu ngắn của M4 không hiệu quả khi xạ kích tầm xa bằng chính súng M16 của những năm 1960. Đây thực sự là một nhược điểm nghiêm trọng, khi trong chiến tranh hiện đại, các vụ chạm súng thường diễn ra trên khoảng cách lớn.

М16 bắt đầu cuộc đời vinh quanh của mình như một sáng tạo thiên tài của nhà chế tạo vũ khí nổi tiếng thế giới. Vào 1950 kỹ sư Eugene Stoner đã sử dụng những vật liệu tiên tiến của thế kỷ vũ trụ để hoàn thiện và hiện đại hóa khẩu súng trường bộ binh tiêu chuẩn lúc đó là М14.

Sự lựa chọn đạn carbine cỡ 5,56 mm không phải là loại đạn tiêu chuẩn dành cho M14 được nâng cấp và hiện đại hóa. Đó chính là loại đạn súng săn "Remington", được sử dụng để bắn những con thú ăn thịt loại nhỏ. Sự ra đời của khẩu súng trường AR‑15 có nhiều ưu điểm: gọn nhẹ, thuận tiện, có thể kiểm soát bắn loạt. AR-15 có chất lượng hơn hẳn khẩu M-14 có sức giật lớn hơn.

Nhưng lực lượng bộ binh hoàn toàn không muốn tái trang bị. Năm 1981 trong tạp chí của mình James Fallows nhận định, cần phải có sự ủng hộ rất mạnh của tổng thống Kennedy và Bộ trưởng Quốc phòng Robert McNamara, lực lượng bộ binh mới xem xét lại mỗi quan hệ với khẩu M14 có cỡ nòng lớn hơn. Phải đến năm 1963, quân đối mới bắt đầu trang bị cho bộ binh sáng chế của Stoner. 

М16 được gọi là phiên bản quân sự hóa của súng AR-15. Phiên bản quân sự hóa này bao gồm cả hơn 100 chi tiết thay đổi trong thiết kế, cần được thực hiện để khiến khẩu súng trường có hiệu quả trong chiến đấu. Lớp vũ khí đầu tiên được giao đã gây chết người hàng loạt và số lượng binh sĩ chết trận vô cùng lớn. Thuốc đạn làm theo đơn đặt hàng của bộ binh sau phát bắn đã gây bẩn toàn bộ khẩu súng.

Các bộ phận gia công chi tiết cẩn thận với độ chính xác cao đã biến M16 thành ‘Công chúa và hạt đậu” trong việc lau chùi bảo quản thường xuyên và bảo dưỡng chăm sóc kỹ thuật. Trong điều kiện chiến tranh Việt Nam môi trường ẩm ướt, bụi và đất cát bẩn đòi hỏi binh sĩ phải rất thường xuyên chăm sóc lau chùi bảo quản nhưng không thoát khỏi cái chết. Trong khi quân đội nỗ lực hoàn thiện khẩu súng thì số lượng lính Mỹ tử trận ngày một tăng.

Không phải tất cả các vấn đề của М16 đều quy tội cho quân đội. Trong thiết kế cơ bản của M16 mà hiện nay là M4 có một nhược điểm chết người, không thể loại trừ bằng việc tối ưu hóa và chế tạo lại. Trong thiết kế M16 của Stoner, đạn được khóa nòng móc ra khỏi băng và đẩy vào buồng nòng bằng năng lượng của thuốc súng thoát ra từ lỗ trích khí khi viên đạn trước bay ra khỏi nòng súng.

Khí thuốc, chạy theo ống dẫn khí bằng nhôm tạo ra một lực đẩy mạnh thúc bệ khóa nòng chạy giật lùi về phía đằng sau và được lò xo đẩy về đẩy lên phía trước. Bằng cách này bộ phận khóa nòng và bệ khóa nòng hoạt động tự do nhịp nhàng trong thân súng. Điều đáng tiếc là bụi, bẩn, khí thuốc đọng lại đều có thể khiến khóa nòng bị kẹt hoặc giảm lực đẩy lò xo, khiến khẩu súng trở thành một cây gậy sắt vô dụng.

Khác với М16, súng trường tự động Liên Xô АК-47 có bộ phận pittong đẩy về khá chắc chắn, được nối liền với bệ khóa nòng. Áp lực của khí thuốc từ lỗ trích khí lên pittong và lên bệ khóa nòng đồng thời, lò xo đẩy về nằm liền trong ống pittong đảm bảo cho bất cứ loại bụi bẩn nào hoặc thời tiết khí hậu hoàn toàn không ảnh hưởng đến hoạt động của súng.

Lo sợ trước khả năng bộ phận khóa nòng và bệ khóa nòng bị kẹt, một số các lực lượng đặc nhiệm nổi tiếng như Delta, Team Six sử dụng các bộ phận khóa nòng và bệ khóa nòng có độ tin cậy cao hơn. Nhưng quân đội và lính thủy đánh bộ vẫn phải sử dụng các loại vũ khí, dễ bị hỏng hóc hơn rất nhiều so với khẩu súng AK-47 giữa thế kỷ trước. Những hỏng hóc và kẹt đạn của vũ khí ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả của trận đánh. Một lính hải quân đánh bộ Nga có thể đơn giản xả liên tiếp 140 viên đạn trong 1 phút, tốc độ bắn của súng M4 thấp hơn gấp hai lần.

Trong thời gian nội chiến, tướng Ripley khẳng định rằng, lính thủy đánh bộ sẽ rất khó khăn chiến đấu cùng với loại súng phức tạp nhiều đạn. Chúng ta hiện nay cũng nhận được những lập luận khá thuyết phục tương tự như vậy. Binh sĩ hiện nay trong suốt 13 năm không ít lần chứng minh, họ có thể giải quyết được những khó khăn rất lớn. Đó là những chuyên gia, có nhiều năm phục vụ và họ xứng đáng có một khẩu súng trưởng hoàn hảo, tương tự như một đặc nhiệm danh tiếng, khi muốn có thể mua một khẩu súng dân sự và trang bị tốt hơn.

Một khẩu súng trường bộ binh đa nhiệm thế hệ mới sẽ như thế nào? Nó cần có một cấu trúc thiết kế dạng module. Hiện nay trên một thân súng cơ bản có thể tạo thành nhiều loại vũ khí. Binh sĩ của phân đội có thể được phép tự trang bị cho mình loại vũ khí mà họ cần trong chiến đấu: lắp các loại nòng khác nhau, báng súng, hệ thống nạp đạn và các phụ kiện khác nhau. Kết quả là anh ta có thể có súng máy hạng nhẹ, carbine, súng trường tự động hoặc súng tiểu liên bộ binh.

Các nhà quân sự cần phải thay đổi cỡ nòng và đạn cho vũ khí mà bộ binh sử dụng. Loại đạn Stoner cỡ 5,56 mm rất lý tưởng, nó làm giảm độ giật của súng carbine trong cuộc chiến tranh thế giới thứ II, cho phép tiến hành bắn liên thanh. Nhưng loại đạn này quá nhỏ trong cuộc chiến tranh hiện đại. Khối lượng nhỏ khiến viên đạn chỉ hiệu quả trong tầm bắn đến 400m. Loại cỡ đạn tốt nhất cho súng trường tự động của tương lai nằm trong khoảng giữa 6,5 và 7 mm. Loại đạn mới cũng sẽ nhẹ như đạn 5,56 mm với vỏ đạn bằng đồng thau, nếu sử dụng vỏ đạn bằng nhựa tổng hơp, được phát triển cho lực lượng lính thủy đánh bộ. 

Lực lượng bộ binh có thể được nhận các loại vũ khí tàng hình, nếu lắp trên mỗi khẩu súng một ống giảm thanh thế hệ mới. Ống giảm thanh mới ngoài việc triệt tiêu tiếng nổ, thiết kế hiện đại còn cho phép thổi khí gas về phía trước nhằm giảm thiểu tối đa chớp lửa và tiếng nổ ở mặt cắt đầu nòng súng. Tất nhiên, đối phương sẽ nghe thấy tiếng nổ giảm thanh từ đầu nòng súng, nhưng cũng như các loại vũ khí khác có tính năng giảm thiểu khả năng phát hiện, đối phương sẽ rơi vào tình huống cực kỳ khó chịu khi xác định chính xác vị trí của xạ thủ.

Máy tính mini, lắp đặt trên kính ngắm súng cũng cho phép thực hiện những đường ngắm có độ chính xác cao. Tất cả những gì cần thiết nhất của bộ binh, được trang bị kính ngắm hiện đại là đưa điểm ngắm đỏ vào mục tiêu và nhấn nút trên hộp kính ngắm. Máy tính sẽ tính tốc độ gió, khoảng cách và tốc độ, chỉnh đường ngắm theo góc bắn đón và tiến hành phát bắn khi đảm bảo sác xuất trúng mục tiêu cao nhất. Kính ngắm cũng có thể cho phép thấy được mục tiêu ban ngày và ban đêm trên khoảng cách hơn 600 m. Rơi vào dấu chữ thập của kính ngắm loại này, binh sĩ của đối phương chết trước khi kịp hiểu, họ đã bị phát hiện. Tất nhiên với tầm bắn, ống giảm thanh và kính ngắm như vậy, đối phương hoàn toàn không có cơ hội phản kích hỏa lực. 

Hiện nay, bộ binh không có những khẩu súng trường thông minh, nhưng thợ săn thì lại có. Thực tế loại vũ khí và đạn như vậy hiên nay đã được sản xuất tại các cơ sở sản xuất dân sự. Những nhà nhập khẩu từ nước ngoài đã mua sắm loại vũ khí này và trang bị cho các lực lượng đặc nhiệm.

Khác hẳn so với bộ binh, các đơn vị đặc nhiệm đang ở trên đỉnh cao của hệ thống quân sự nước Mỹ, không bị trói buộc bởi muôn vàn các đạo luật về mua sắm vũ khí trang bị. Đặc nhiệm có nguồn ngân sách tốt và khả năng tự do hành động, sử dụng những quyền hạn có sẵn họ có thể đòi hỏi các công ty tư nhân chế tạo các loại vũ khí thuận tiện và hiệu quả tác chiến cao. Thông thường những loại vũ khí trang bị đặt hàng có được hiệu quả tốt: Độ chính xác cao, độ tin cậy cao, khả năng tiêu diệt lớn.  

Quân đội tuyên bố: để có được một thế hệ súng bộ binh mới cần khoảng hơn 2 tỷ USD và trong giai đoạn này, ngân sách cho lục quân không thể đáp ứng yêu cầu. Nhưng lục quân và lính thủy đánh bộ mua súng trường mới chỉ để dành cho những quân nhân đang phải chiến đấu trên chiến trường. Nếu như mỗi khẩu súng có giá khoảng 1000 USD, số lượng bộ binh thực chiến trên chiến trường khoảng 100 nghìn người thì tổng số tiền chỉ khoảng 100 triệu USD. Rẻ hơn nhiều so với một chiếc F-35.

Lục quân và Lính thủy đánh bộ có thể giữ những khẩu súng М4 và М16 dành cho lực lượng dự bị động viên và những lực lượng không phải là lục quân và lính thủy đánh bộ trong những trường hợp khó xảy ra, nếu họ rơi vào một cuộc chiến. 

Từ thời điểm tướng Tướng James Ripley đến nay, lục quân và lính thủy đánh bộ vì rất nhiều các nguyên nhân khác nhau không được trang bị vũ khí những loại súng cá nhân an toàn nhất và hiệu quả cao nhất. Nếu chính quyền và Bộ Quốc phòng Mỹ bỏ ra vài đô la lúc này, có thế giữ được nhiều mạng sống của những quân nhân của các thế hệ sau.

Bài viết "Gun Trouble" của tác giả là Robert H. Scales, thiếu tướng về hưu và là cựu giám đốc Đại học chiến tranh Mỹ.