Hạ viện Mỹ thông qua nghị quyết phản đối biện pháp cứng rắn của chính phủ Campuchia

VietTimes -- Ngày 13.09.2016, Quốc hội Mỹ thông qua nghị quyết lên án những động thái cứng rắn của chính phủ Campuchia đối với các nhóm đối lập chính trị và nhân quyền, đồng thời Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc nhóm họp tại Geneva thảo luận về vấn đề lạm dụng quyền lực ở Campuchia và nhiều nơi khác.
Xe quân sự chở binh sĩ quân đội Campuchia trước trụ sở đảng CNRP
Xe quân sự chở binh sĩ quân đội Campuchia trước trụ sở đảng CNRP

Dân biểu Ed Royce, chủ tịch Ủy ban Ngoại vụ trước khi bỏ phiếu nói: “Thủ tướng Hun Sen và chính thể của ông ta tiếp tục đàn áp các nhà đối lập chính trị và các nhà hoạt động khác, bắt giữ và đánh đập những ai phản đối các đạo luật được đưa ra"

"Những hoạt động trấn áp có hệ thống phe phái đối lập đã làm suy yếu tính hợp pháp của cuộc bầu cử địa phương sắp tới, cũng như cuộc bầu cử quốc gia vào năm 2018", ông Royce, dân biểu của đảng Cộng hòa thuộc bang California và là người chỉ trích ông Hun Sen nhiều năm cho biết.

Nghị quyết của Hạ viện Mỹ được thông qua nhằm thúc giục chính quyền ông Hun Sen chấm dứt những hành động" gây khó khăn và hăm dọa" đối với phe đối lập của Campuchia và loại bỏ tất cả những cáo buộc mang "động cơ chính trị" chống lại các nhà lập pháp đối lập.

Tại Geneva, Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc triệu tập phiên họp thường kỳ lần thứ 33 với chương trình nghị sự bao gồm việc trình bày báo cáo sơ lược những cáo buộc về “vi phạm nhân quyền” tại Campuchia, được thảo luận vào cuối tháng này.

Văn phòng nhân quyền Liên Hợp Quốc tuần trước đã ban hành tuyên bố bày tỏ mối quan tâm sâu sắc về vấn đề "leo thang căng thẳng đe dọa các chính trị gia đối lập, những người ủng hộ xã hội dân sự và những người biểu tình hòa bình tại Campuchia."

Chính quyền Campuchia tuyên bố cho rằng Liên Hiệp Quốc đang cố gắng can thiệp vào công việc nội bộ của Campuchia và can thiệp cả vào bộ máy tư pháp của một quốc gia có chủ quyền.

Ngày 13.09.2016 Phát ngôn viên Hội đồng Bộ trưởng Phay Siphan cho biết ông không quan tâm đến nghị quyết của Hạ viện Mỹ, bản nghị quyết này không gây ảnh hưởng gì đối với chính quyền Campuchia.

"Chúng tôi không nhận định đây là vấn đề nghiêm túc", ông Siphan nói, cho rằng bản nghị quyết do một nhóm các các nghị sĩ Mỹ, ủng hộ đảng đối lập CNRP đã vận động và thúc đẩy. "Campuchia không có nghĩa vụ tuân thủ"

Những gì mà nhiều người đang gọi là “đàn áp các chính trị gia đối lập” ở Campuchia đơn giản chỉ là vấn đề trừng phạt tội phạm, ông nói.

"Họ có đầy đủ quyền công dân và tự do để hoạt động chính trị ở đây, nhưng chúng tôi có một vài chính trị gia đang lợi dụng pháp luật, vì vậy họ phải ngồi trên vành móng ngựa trước tòa án", ông Siphan nói.

Lãnh đạo đảng đối lập Sam Rainsy, đang sống lưu vong trốn tránh án tù hai năm, cho biết rằng ngay cả khi CNRP vận động các nghị sĩ Mỹ cho nghị quyết, các nhà lập pháp Mỹ đã "hành động theo lương tâm của họ." Sam Rainsy cho rằng, không phải là các nghị sĩ, bỏ phiếu thông qua nghị quyết về vấn đề Campuchia là những người ủng hộ đảng CNRP, đơn giản là Hạ Viện Mỹ ủng hộ nền dân chủ ở Campuhia.

Phó giáo sư Tai Sophal, giảng dạy về ngoại giao và các vấn đề quốc tế của trường đại học Occidental tại Los Angeles, cho rằng nghị quyết của Hạ viện Mỹ thiếu khả năng gây áp lực.

Trong một bài trả lời phỏng vấn bằng thư điện tử, ông Tai cho rằng "Đây chỉ là một vấn đề được nêu lên bằng văn bản, một sự thuyết phục bằng chính trị, và một nỗ lực gây ảnh hưởng đến các hoạt động ngoại giao". "Nhưng không có tổn thất nào cả. Bản nghị quyết đề xuất điều gì? Không có gì."

Bản dự luật chi tiêu ngân sách được Ủy ban Phân bổ Thượng viện Hoa Kỳ phê chuẩn vào tháng 7 có đề xuất: Mỹ sẽ viện trợ cho Campuchia năm tiếp theo tùy thuộc vào việc, chính phủ Campuchia có chấm dứt các hoạt động cứng rắn với phe đối lập và những người ủng hộ xã hội dân sự hay không. Dự luật này vẫn chưa được thông qua ở Thượng viện.

Ông Tai cho biết hiện nay Hạ Viện Mỹ đang nghiên cứu xem xét các biện pháp trừng phạt được đưa ra trong một dự thảo luật khác, theo đó dự thảo luật này cho phép Mỹ đóng băng tài sản ở nước ngoài và cấm thị thực nhập cảnh của những người được cho là đã vị phạm một cách rõ ràng nhân quyền có thể sẽ có hiệu quả hơn nhiều.

"Không có visa vào nước Mỹ để khoe khoang trên Facebook và những chuyến du ngoại của các quý bà để mua túi xách Birkin và hàng xa xỉ, không có những chuyến đi nước ngoài mua bất động sản để rửa lợi bất chính, " "đây có thể là một thực tế làm thay đổi cuộc chơi." Phó giáo sư Tai nhận xét.

Bài viết của Michael Dickison, biên tập viên tờ CambodiaDaily