VietTimes – Buổi sinh hoạt chuyên đề “Di chúc nghiệp vụ giáo dục” Hồ Ngọc Đại: Sách giáo khoa cho đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục", do Câu lạc bộ Cafe Số tổ chức tại Hà Nội sáng nay, 12/9, đã thu hút sự quan tâm của công chúng. Bởi lâu nay, vấn đề sách giáo khoa luôn là chủ đề "nóng" với phụ huynh.
VietTimes -- "Nguyên lý sư phạm cơ bản nhất: Trẻ em muốn có gì thì phải tự mình làm lấy: Hồi còn ở nhà với cha mẹ thì làm theo bắt chước tự nhiên, tích lũy kinh nghiệm. Đến trường, em tự làm theo bản thiết kế CGD hay làm theo sự hướng dẫn trực tiếp của Thầy giáo" - Hồ Ngọc Đại.
VietTimes -- "Trẻ em sinh ra là Người và trở thành chính mình, một cá nhân duy nhất trên hành tinh. Việc trần thế đầu tiên và cả đời em là Việc học." - Hồ Ngọc Đại
VietTimes -- "Piaget không thuyết phục nổi tôi về phương pháp hình thành tự phát khái niệm. Tôi chủ động làm ra khái niệm, hơn nữa, tôi có hẳn Công nghệ giáo dục làm ra khái niệm khoa học.Những năm 1970, tôi đã chú tâm vào việc “làm ra” khái niệm khoa học, hơn nữa, khái niệm khoa học hiện đại của người đương thời." - Hồ Ngọc Đại.
VietTimes -- "Tôi đặc biệt quan tâm tới cái làm ra, do học sinh tự mình làm ra và làm ra cho chính mình. Đồng thời, với một tính triết học tất yếu như thế - dùng cái do mình làm ra.Làm ra để dùng mang tính triết học cao hơn dùng cái đã có." - Hồ Ngọc Đại.
VietTimes -- "Khỉ nhặt một cành cây khô có sẵn làm gậy khều khều quả trên cao. Người nhặt một hòn đá sắc cạnh, chặt một cành cây tươi làm gậy khều. Xét về triết học, một cách trừu tượng, hai chiếc gậy khều ấy coi như ngang nhau, cùng ở trình độ trừu tượng. Một cách cụ thể, hai cách cư xử với hai chiếc gậy khều ấy hoàn toàn khác nhau, khác nhau tận nguyên lý."- Hồ Ngọc Đại
VietTimes -- "Chương trình môn Tiếng Việt lớp Một Công nghệ giáo dục thiết kế theo sự vận động từ trừu tượng đến cụ thể hơn, từ đơn giản đến phức tạp hơn.Theo nguyên tắc triết học đó, tôi chọn Tiếng làm điểm xuất phát của hành trình tư duy từ trừu tượng đến cụ thể hơn của Môn học khoa học." - Hồ Ngọc Đại
VietTimes - "Hồi đó, tôi định đặt tên là Công nghệ giáo dục, nhưng Davydov khuyên nên tìm một tên “dễ nghe” hơn, vì người ta nghe sẽ “chấm, cho điểm” luận án của anh. Một công trình tâm lý học mà có “Quy trình kỹ thuật” vào thời đó thì cũng “quá đáng” lắm rồi. Elkonin khuyên tôi khi tạm biệt: Anh nên dùng “Quy trình kỹ thuật” của anh để xử lý môn Tiếng Việt cho trẻ em Việt Nam." - Hồ Ngọc Đại.