Ảnh hưởng từ việc giá dầu thô tại Mỹ giảm đã khiến thị trường tài chính thế giới sụt giảm nghiêm trọng. Tuy nhiên những nhà đầu tư còn lo ngại tình trạng dư thừa nguồn cung dầu mỏ có thể kéo dài lâu hơn nữa.
Trong năm nay, giá dầu đã tụt giảm hơn 25%, mức suy giảm mạnh nhất kể từ khi khủng hoảng tài chính thế giới xảy ra. Việc này khiến những công ty sản xuất và quốc gia xuất khẩu dầu mỏ bị tụt giảm doanh thu nghiêm trọng.
Tuy nhiên để bù đắp lại phần doanh thu đã mất, những nhà xuất khẩu dầu mỏ lại chọn giải pháp tăng cường sản xuất vào thị trường vốn đã dư thừa nguồn cung. Điều này khiến cho giá giầu tiếp tục sụt giảm thê thảm hơn.
Dữ liệu gốc từ Viện Nghiên cứu Dầu khí Mỹ vừa cho thấy hoạt động tích trữ dầu mỏ của Mỹ đã gia tăng đáng kể so với ước tính tuần trước: 485,2 triệu thùng, tăng 4,6 triệu thùng so với hôm 15/1. Con số này vượt xa dự đoán của các nhà phân tích kinh tế, vốn chỉ nghĩ lượng dầu tích trữ tăng nhiều nhất là 2,8 triệu thùng
Một số quốc gia xuất khẩu dầu mỏ đã tỏ ra lo ngại trước tình trạng này. Venezuela yêu cầu OPEC tổ chức một cuộc họp khẩn cấp để thảo luận về biện pháp giúp làm tăng giá dầu. Tuy nhiên các thành viên OPEC khác đã bác bỏ yêu cầu này.
Một tập đoàn vận tải ở khu vực Trung Đông vừa trở thành 1 trong 2 công ty nối lại quan hệ kinh doanh trực tiếp với Iran sau khi quốc gia này chính thức được gỡ bỏ cấm vận. Điều này khiến dầu từ Iran có thể đưa ra quốc tế nhanh hơn, đồng nghĩa giá dầu tiếp tục giảm xuống.
Một chuyên gia tài chính ở New York, Mỹ nhận định Iran rõ ràng đang từng bước giành thị phần dầu mỏ ở châu Âu với các đối thủ như Nga, Saudi Arabia và thậm chí là Mỹ.
Nga, quốc gia sản xuất dầu mỏ lớn nhất thế giới trong hôm qua tuyên bố trong năm nay họ có thể sẽ cắt giảm sản lượng dầu mỏ lần đầu tiên sau nhiều năm. "Hôm nay, nên công nghiệp dầu mỏ đang nằm gần lằn ranh giữa sống và chết. Thật không may, chúng tôi đang phải cắt giảm sản lượng dầu mỏ", ông Vagit Alekperov, CEO công ty dầu Lukoil của Nga phát biểu.
Theo Vntinnhanh