Phiên giao dịch Thứ Năm (21/01) trên sàn New York Mercantile Exchange, giá dầu thô Mỹ giao tháng Hai tiếp tục giảm 1,91USD (-6,7%), xuống chốt ở 26,55USD/thùng, khoét đáy kể từ 7/5/2003.
Tương tự, các hợp đồng giao tháng Ba – loại hợp đồng kỳ hạn phổ biến nhất hiện nay, cũng giảm 1,22USD (-4,1%), xuống đứng ở 28,35USD/thùng.
Còn trên sàn ICE Futures Europe, giá dầu Brent giao tháng Ba giảm 91 cent (-3,2%), lùi về 27,87USD/thùng - thấp nhất kể từ 24/11/2003.
Như vậy, tính từ đầu năm 2016 đến nay, giá dầu đã giảm đến hơn 25%, mức hạ sâu nhất trong cùng một khoảng thời gian tính từ khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008, gây thiệt hại lợi cho nhiều nhà khai thác và các quốc gia xuất khẩu dầu mỏ.
Nhưng khá lạ kỳ khi điều này vẫn không hãm được sản lượng khai thác của những nước này, cũng như công ty sản xuất dầu thô.
Thậm chí, hôm qua, chính phủ Venezuela đã phải chính thức yêu cầu tổ chức một cuộc họp khẩn cấp của Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) để bàn cách cứu giá dầu, tuy nhiên các nước khác đã từ chối.
Số liệu mới nhất từ Viện dầu khí Mỹ (API) công bố ngày thứ Tư cho thấy dự trữ dầu thô của Mỹ trong tuần qua tăng mạnh hơn dự báo.
Trong tuần kết thúc ngày 15/1/2016, dự trữ dầu thô tăng 4,6 triệu thùng nâng tổng dự trữ dầu của Mỹ lên mức 485,2 triệu thùng, vượt 2,8 triệu thùng so với kỳ vọng của của giới chuyên gia.
D.N