Trong quý 4 năm 2014 vốn ròng đã chảy ra nước ngoài vượt 9,4 lần ( $72,9 tỷ) so với quý 3 ($7,7 tỷ). Quý 2 vốn dòng đã thoát ra khỏi nước Nga là $22,4 tỷ, quý 1 là — $48,2 tỷ.
Ngân hàng của Nga lần đầu tiên trong quý 4 của năm 2014 sử dụng cơ chế thanh khoản tiền tệ cho các ngân hàng trên cơ sở lợi nhuận. Như vậy, dòng vốn chảy ra nước ngoài mang tính tạm thời còn giữ lại là khoảng $19,8 tỷ.
Một yếu tố quan trọng làm tăng dòng chảy vốn ra nước ngoài là lĩnh vực kinh doanh tư nhân, Năm 2014 cùng với việc gia tăng mua cổ phần nước ngoài còn dòng chảy vốn trả nợ quốc tế của các công ty và ngân hàng, vấn đề này gắn liền với các biện pháp trừng phạt do đó, các đơn vị kinh doanh không thể cơ cấu lại các khoản nợ. Sang năm 2015, Ngân hàng Trung Ương dự kiến sẽ cát giảm các khoản chi trả nợ nước ngoài, điều đó sẽ có ảnh hưởng đến dòng chảy vốn.
Như vậy, lần đầu tiên trong lịch sử đấu tranh địa chính trị, các bên đối kháng đã tập trung toàn bộ sức mạnh tài chính tiền tệ và giá cả sản phẩm cơ bản nguồn thu tấn công vào hệ thống kinh tế tài chính của đất nước với mục đích đánh suy thoái nền kinh tế, gây rối loạn xã hội và buộc nhà nước Nga phải thay đổi các chính sách đối ngoại. Tất nhiên, sự lùi một bước sẽ khiến hệ thống kinh tế - tài chính Nga phụ thuộc và chịu sự điều khiển mãi mãi của các thế lực thù địch – ngược lại sẽ là mất thể chế chính trị.
Theo: QPAN