Donald Trump chưa có chính sách rõ ràng ở châu Á, Nhật Bản gia tăng sức mạnh quân sự trên vũ trụ

VietTimes -- Trong bối cảnh Mỹ chưa có chính sách rõ ràng đối với khu vực hiện nay, Nhật Bản sẽ tiếp tục đẩy mạnh triển khai các chương trình vũ trụ có liên quan đến quốc phòng, có thể phát triển tên lửa đạn đạo xuyên lục địa.
Tên lửa đẩy Epsilon được phóng tại Trung tâm vũ trụ Uchinoura của Cơ quan phát triển hàng không vũ trụ Nhật Bản (JAXA) tháng 9/2013. Ảnh: JIJI Press/AFP
Tên lửa đẩy Epsilon được phóng tại Trung tâm vũ trụ Uchinoura của Cơ quan phát triển hàng không vũ trụ Nhật Bản (JAXA) tháng 9/2013. Ảnh: JIJI Press/AFP

Tờ tuần san Forbes Mỹ ngày 17/12 đăng bài viết "Tên lửa đẩy thế hệ tiếp theo có thể dùng để bảo vệ mình của Nhật Bản" của giáo sư Saadia M. Pekkanen, Học viện nghiên cứu các vấn đề quốc tế Henry Jackson, Đại học Washington.

Theo bài viết, tính không xác định trong chính sách châu Á của Mỹ sẽ ảnh hưởng đến tình hình an ninh của các nước đồng minh tại khu vực này. Chẳng hạn, Nhật Bản sẽ tiếp tục đẩy mạnh chương trình vũ trụ có liên quan đến quốc phòng.

Chính như Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản, bà Tomomi Inada thúc đẩy gần đây, thời cơ đánh giá lại cách thức bảo vệ tốt nhất bản thân mình của Nhật Bản đã chín muồi.

Ở góc độ mang tính thực dụng, tài sản vũ trụ rất quan trọng trong tất cả những đánh giá lại cách thức bảo vệ an ninh của Nhật Bản. Nhưng có hai chương trình đặc biệt gây chú ý. Cùng với năm 2016 đang qua đi, hai chương trình này đều đã đạt được tiến bộ, đáng để tiến hành đánh giá lại đối với chúng trong môi trường địa - chính trị mới của Nhật Bản.

Chương trình đầu tiên liên quan đến tàu vũ trụ, nó bị chìm ngập trong những câu chuyện của các mảnh vỡ trên quỹ đạo đã thấy rõ. Công nghệ vũ trụ cho việc quét sạch các mảnh vỡ trên quỹ đạo cũng có thể phục vụ cho mục đích an ninh quốc gia.

Tên lửa đẩy H-IIB Nhật Bản. Ảnh: Cankao
Tên lửa đẩy H-IIB Nhật Bản. Ảnh: Cankao


Ngày 10/12, Công ty công nghiệp nặng Mitsubishi và Cơ quan phát triển hàng không vũ trụ Nhật Bản (JAXA) công bố đã phóng thành công tên lửa đẩy H-IIB, đưa một phi thuyền chở hàng Kounotori lên Trạm không gian quốc tế (ISS). 4 ngày sau, phi thuyền này kết nối thành công với Trạm không gian quốc tế và bắt đầu tháo dỡ hàng hóa.

Hành trình quay trở về của nó rất quan trọng. Thông thường phi thuyền chở hàng sau khi quay lại bầu khí quyển thì nó sẽ bị đốt cháy, nhưng lần này phi thuyền này sẽ tiến hành thử nghiệm KITE.

Nếu tất cả được tiến hành theo kế hoạch, phi thuyền sẽ đưa ra một chiếc dây thừng chạy điện dài 700 m, làm cho những mảnh vỡ lớn trên quỹ đạo - những mầm họa của an toàn vũ trụ - chệch khỏi quỹ đạo.

Nếu Nhật Bản có thể hợp tác với một công ty để xây dựng được một mạng lưới, xử lý rác thải trong không gian, thì họ đang phát đi một tín hiệu – họ có khả năng “tóm” được các thiết bị vũ trụ của nước khác.

Hoặc nếu Nhật Bản có thể bố trí “dây thừng chạy điện” làm cho tốc độ bay của rác thải vũ trụ chậm lại và kéo nó vào bầu khí quyển thì họ cũng sẽ có khả năng “tóm” được và gây thiệt hại cho tàu vũ trụ đang hoạt động bình thường của nước khác.

Vì vậy, mặc dù làm sạch rác thải trong không gian là một mục tiêu đáng nể, nhưng hiện thực an ninh của một số nước trong quá trình làm sạch rác trong không gian là điều đáng để lưu ý kỹ lưỡng.

Điều cần quan tâm thứ hai là số phận của tên lửa đẩy Epsilon - tên lửa đẩy sử dụng nhiên liệu thể rắn mới. Tên lửa đẩy Epsilon là thế hệ sau của tên lửa đẩy M-V, được phổ biến ca ngợi là một trong những tên lửa nhiên liệu rắn hàng đầu thế giới.

Tên lửa đẩy Epsilon phóng thành công lần đầu tiên vào năm 2013, cuối năm 2016 sẽ tiếp tục phóng thử, hiện thời gian phóng thử đã bước vào thời điểm đếm ngược.

Công ty thiết kế và sản xuất tên lửa đẩy Epsilon là Công ty hàng không vũ trụ Tập đoàn công nghiệp nặng IHI. Mục tiêu của công ty này là phóng vệ tinh cỡ nhỏ.

Cơ quan phát triển hàng không vũ trụ Nhật Bản và Công ty hàng không vũ trụ - Tập đoàn công nghiệp nặng IHI đều từng khoe rằng sự tiến bộ công nghệ của loại tên lửa này sẽ làm cho việc phóng vệ tinh có thể nhanh hơn, hiệu quả cao hơn.

Sự tiến bộ của những công nghệ này bao gồm một hệ thống tách rời tự động và công nghệ tiến hành điều khiển tầm xa bằng một số máy tính cá nhân.

Tên lửa đẩy Epsilon còn xác lập kỷ lục bay. Nó có giúp cho Nhật Bản bước vào thị trường phóng vệ tinh cỡ nhỏ hay không còn phải chờ quan sát. Nhưng, nó có công dụng kép. Bởi vì, giống như hầu hết các công nghệ vũ trụ, nó cũng có thể đồng thời sử dụng cho mục đích thương mại và quân sự.

Nhật Bản cảnh cáo cho rằng các nước khác có thể sử dụng phát triển vũ trụ dân dụng làm ngụy trang để phát triển, thử nghiệm công nghệ tên lửa đạn đạo xuyên lục địa. Logic này cũng áp dụng thích hợp với việc phát triển và thử nghiệm tên lửa đẩy Epsilon.

Tiền thân của Epsilon là tên lửa đẩy M-V đã nghỉ hưu vào năm 2006. Tên lửa đẩy M-V được cho là có khả năng tương tự tên lửa Peacekeeper MX của Mỹ.

Tên lửa đẩy Epsilon là sự phát triển tiếp theo của công nghệ tên lửa đẩy dùng nhiên liệu thể rắn được Nhật Bản độc lập thực hiện. Nó có thể tăng mạnh khả năng của Nhật Bản trong việc chế tạo tên lửa đạn đạo xuyên lục địa.

Tiếp theo, nó sẽ giúp Nhật Bản có phương thức răn đe hoàn toàn mới và sự lựa chọn phòng vệ tự kiểm soát.