Sự kiên cường và sức chiến đấu mãnh liệt của quân và dân Củ Chỉ được duy trì bởi một hệ thống địa đạo – đường hầm nhiều tầng nhiều lớp kéo dài đến 200 km, được quân và dân Củ Chi kiến tạo liên tục trong rất nhiều năm, với vô số các cửa hầm bí mật lên mặt đất, các lỗ châu mai – hỏa lực bí mật, các hầm trú ẩn, các công xưởng ngầm dưới mặt đất, kho tàng và doanh trại trú quân, phía trên được bố trí dày đặc mìn và các hầm chông, cạm bẫy.
Mô tả về địa đạo Củ Chi rất đơn giản: đây là hệ thống công sự ngầm bí mật ở dưới đất, các hệ thống công sự này được ngụy trang rất sâu và rất kỹ lưỡng trong rừng rậm nhiệt đới. Mục đích của hệ thống địa đạo Củ Chi – giáng những đòn tấn công bất ngờ vào quân địch trong giai đoạn những năm tham chiến của quân đội Mỹ ở Việt nam.
Hệ thống địa đạo – công sự chiến đấu được nghiên cứu và suy tính rất kỹ lưỡng với tính toán có thể tấn công tiêu diệt đối phương từ mọi phía. Mạng lưới phức tạp của những đường hầm zic zac lan tỏa về mọi hướng từ trục địa đạo chính và lan tỏa thành vô số các nhánh, có những nhánh là các hầm bí mật trú ẩn, cũng có những nhánh đột ngột thành ngõ cụt do điều kiện đặc biệt của địa hình.
Nhưng du kích quân thông minh và khéo léo Việt nam, để tiết kiệm sức lực và thời gian, đã đào những đường hầm không sâu lắm, nhưng tính toán thiết kế sao cho, dù trong những trường hợp xe tăng và xe bọc thép di chuyển trên nóc hầm, phía trên bị nã pháo và ném bom- các đường hầm cũng không bị sụt, lún, sập và vẫn bển bỉ phục vụ những người đã xây dựng lên.
Cho đến ngày nay, hệ thống đường hầm – địa đạo nhiều tầng, nhiều lớp phức tạp vẫn còn giữ nguyên được như trong thời chiến tranh, với những nắp hầm và cửa hầm bí mật, liên thông các lối đi ngầm giữa các tầng hầm.
Trong hệ thống đường hầm, ở những chỗ khác nhau có những cửa nút kín đặc biệt, được sử dụng để ngăn chặn địch hoặc ngăn chặn khí gas độc. Trên xuốt chiều dài của tất cả các đường hầm đều có khoét những lỗ thông hơi và thông gió bí mật, thông lên trên mặt đất và được ngụy trang rất kín đáo. Một phần những cửa thông gió bí mật đều có thể sử dụng như một hỏa điểm bí mật, và đó luôn là một trong những bất ngờ lớn dành cho kẻ thù.
Đối với các du kích thông minh thì điều đó vẫn chưa đủ, đường hầm và những con đường dẫn đến được bố trí vô số những cạm bẫy chết người thông minh và khéo léo kết hợp với những hầm chông và các hố bẫy nguy hiểm khác.
Đường vào hầm và ra khỏi hầm, để đảm bảo bí mật và an toàn cao, bố trí các trận địa mìn chống tăng và chống bộ binh đan xen dày đặc lẫn nhau.
Trong giai đoạn chiến tranh, có những lúc trong hệ thống đường hầm chứa được cả 1 đạo quân hoặc dân cư của cả một làng, điều đó giúp cho người Việt Nam bảo vệ được nhiều sinh mạng.
Trong đường hầm có các kho dự trữ vũ khí trang bị, đạn và chất nổ các loại, lương thực thực phẩm và cơ sở vật chất ý tế chiến trường, có các bếp ăn không có khói (bếp Hoàng Cầm), bệnh viện dã chiến dành cho người bị thương, các căn hầm – phòng ngủ, các ban chỉ huy dã chiến, hầm trú ẩn và sinh hoạt dành cho phụ nữ, trẻ em và người già. Nói chính xác hơn, đây không phải là làng mà là cả một thành phố trong lòng đất.
Ngay cả trong thời kỳ chiến tranh, người Việt Nam cũng không quên văn hóa và giáo dục: trong các căn hầm được bố trí các phòng học, đồng thời nơi đó cũng có thể dùng để chiếu phim cách mạng và biểu diễn văn nghệ của các đoàn văn công chiến trường. Nhưng đặc biệt hơn, cả thế giới đó ẩn sâu bí mật trong lòng đất.
Dùng cả đến máy bay ném bom B-52 và pháo binh hạng nặng, người Mỹ đã chà xát vùng Củ Chi nhiều năm trời, nhưng vô số các cuộc ném bom và các đợt pháo kích liên tục không đem lại kết quả mong muốn, Củ Chi vẫn là vùng đất chết cho lính thủy đánh bộ Mỹ và các thiết đoàn Sài Gòn, người Mỹ buộc phải tự mình chui xuống những địa đạo tối tăm đó.
Không giống như những bộ phim của Holywood, (những con chuột đường hầm - Tunnel rats) được lựa chọn từ những binh sĩ không cao to, người gầy và liều lĩnh, sẵn sàng với một khẩu súng ngắn chui vào bóng đêm của cái chết, trong đường hầm đó, chờ đợi lính Mỹ là sự chật chội đến nghẹt thở, bóng tối mù mịt, mìn, cạm bẫy, rắn độc, bò cạp, và sau đó nữa là những người du kích thiện chiến.
Những con chuột đường hầm
Hệ thống địa đạo 3 tầng được đào vào trong nền đất sét cứng bằng những dụng cụ nông nghiệp thô sơ của rất nhiều các tổ nhóm người của nhiều thế hệ người dân Việt Nam, mỗi tổ đào hầm có từ 3 đến 4 người. một người đào, một người kéo đất từ trong hầm ra một cái giếng sâu thẳng đứng, một người kéo thúng đất đào được lên phía trên, một người khiêng vác đi đâu đó, đổ dấu bí mật dưới những lùm cây rậm rạp hoặc đổ rải xuống sông.
Khi các tổ đào đã thông được địa đạo với nhau, giếng đào được đặt một cây tre thông xuốt làm ống thông hơi và được lấp đi, lèn chặt và ống thông hơi được ngụy trang dưới dạng tổ mối hoặc gốc cây mục hay bất cứ hình dạng nào khác….
Cửa hầm bí mật chỉ có người Việt Nam mới có thể chui lọt.
Người Mỹ quyết định sử dụng chó săn để tìm kiếm những lỗ thông hơi và đường ra vào địa đạo. Các chiến sĩ du kích Củ Chi sử dụng quần áo lính Mỹ, thông thường là áo khoác M65 (người Việt hay gọi là áo Mỹ) lính mỹ thường vất đi khi bị thương hoặc băng bó vết thương.
Chó săn ngửi thấy mùi quen thuộc của Mỹ bỏ qua. Sau này du kích sử dụng hạt tiêu xay nhỏ vô hiệu hóa khứa giác của chó săn hoặc các bánh xà phòng của Mỹ, có tác dụng lâu hơn để đánh lừa chó săn của địch.
Nhiều trường hợp các cửa hầm bí mật cũng được tìm thấy, lính Mỹ cố gắng bơm nước hoặc khí gaz CS (làm cay, chảy nước mắt) vào đường hầm. Nhưng hệ thống nhiều tầng, nhiều ngách của địa đạo với vô số cánh cửa khép kín và các đường hầm ngập nước đã vô hiệu hóa mọi nỗ lực của quân đội Mỹ, du kích Việt nam chỉ đơn giản mất đi một khúc đường hầm, đánh sập tường của đường hầm bịt kín luôn cả hai đầu và quên luôn đoạn hầm đó, họ đào một đường hầm khác đi vòng qua và mọi nỗ lực của lính Mỹ không đem lại kết quả gì được coi là có.
Đường hầm với những cửa lọc khí và cửa lọc nước, ngăn chất độc hóa học.
Địa đạo Củ Chi trong xuốt những năm chiến tranh không chỉ là công sự, là hầm chủ ẩn mà còn đóng vai công binh xưởng, cung cấp vũ khí, trang thiết bị chiến tranh thô sơ và thô sơ kết hợp với hiện đại nhằm tiêu diệt quân thù.
Đối với du kích, sắt thép và thuốc nổ là những vật chất vô cùng quý giá, và người Mỹ cung cấp đều đặn thông qua các đợt đánh phá mưa bom bão đạn (chỉ cần có dấu hiệu nghi ngờ - ánh sáng, làn khói, tiếng động..) ngay tức khắc các thảm bom B-52 sẽ quét sạch cây cối trong khu vực, biến một vùng rộng lớn thành bề mặt của mặt trăng.
Mìn chống tăng tự tạo, dàn phóng bom bi tự tạo của du kích Vành đai thép Củ Chi
Nhưng chiến sĩ du kích dũng cảm thu nhặt những quả bom lớn nhỏ - từ bom phá, bom xuyên đến bom bi, đạn pháo của địch, một số loại bom lớn được tháo kíp, cưa ra để lấy thuốc nổ, các loại nhỏ hơn dễ mang vác như đạn pháo 105, bom bi, đạn 20 ly được sử dụng làm các loại mìn tự tạo. Sắt thép được sử dụng để rèn lên các mũi chông và đinh nhọn phục vụ cạm bẫy và các vật dụng chiến trường khác.
Ngoài các công binh xưởng, trong địa đạo có đầy đủ nhà ăn tập thể, bếp tập thể Hoàng Cầm, xưởng may mặc đồ quân dụng và dân sự. Rừng rậm Việt Nam và đất thép Củ chi mang trong mình nó rất nhiều những bất ngờ nguy hiểm đối với kẻ thù, nó có thể là những quả mìn tự chế, đủ sức xuyên thủng cả xe tăng M41, hoặc cũng có thể là những chiếc bẫy thô sơ tự chế, được Holywood sử dụng trong những bộ phim chiến tranh nổi tiếng của mình. Thực tế của những vũ khí đó đang còn được trưng bày ở Viện bảo tàng Củ Chi.
Xe tăng chiến lợi phẩm M48, một thời kỳ là sở chỉ huy của du kích Củ Chi
Cạm bẫy, vũ khí thô sơ của du kích Việt Nam
Trong chiến tranh chống Mỹ, vũ khí thô sơ đã đóng một vai trò quan trọng, nó bẻ gẫy ý chí xâm lược của kẻ thù. Chúng ta hay xem những vũ khí tự chế - sự khiếp sợ mà người Việt Nam dành cho quân xâm lược.
Cạm bẫy của Việt Nam, là những vũ khí thô sơ tự chế, nhưng vô cùng nguy hiểm và hiệu quả, đã làm cho lực lượng viễn chinh Mỹ tổn thất khá nhiều về sinh lực. Có thể, một ngày nào đó, chúng ta cũng phải dùng đến những kiểu vũ khí tương tự.
Hầm chông bẫy cọp – GIS (lính Mỹ) đang cơ động nhẹ nhàng trên đường mòn, bất ngờ đất dưới chân anh ta sụt xuống và lính Mỹ rơi vào một cái hố đầy chông tre hoặc chông sắt sắc nhọn. Nếu như anh ta may mắn và không chết ngay, anh ta gào lên vì đau đớn, các binh sĩ còn lại sẽ xúm vào tìm cách lôi anh ta lên khỏi cái hầm chông kinh hoàng đó. Thông thường xung quanh hầm chông đó có những cửa bí mật, những hỏa điểm đánh sợ của các xạ thủ du kích bắn tỉa.
Quà tặng của Việt Nam (Vietnamese souvenir)- còn gọi là Chông thò. Một vũ khí tự tạo có tính chất công nghệ. Trong hố sâu có chông sắt cắm chéo, phái trên có một tấm ván tròn có dây dù kéo căng, nối với những mũi đinh sắt dài sắc nhọn.
Khi GIS dẫm chân lên cái hố được ngụy trang kỹ càng bằng lá khô, cỏ hoặc đất, chân bị thụt xuống và kéo theo cả tấm ván mỏng, những chiếc đinh sắt từ 4 bên đâm xuyên vào đùi và các cây chông đâm chéo vào cổ chân, không thể kéo người bị thương ra khỏi hố nếu không đào rộng ra và lôi cả những chiếc đinh lên.
Thường trong trường hợp đó, binh sĩ không chết nhưng chắc chắn bị tổn thương hoàn toàn phần chân, phải nhanh chóng đưa về quân y viện ở Sài Gòn để mổ, người lính được tặng những chiếc đinh làm kỷ niệm, do đó Chông thò còn có tên là Kỷ niệm Việt Nam.
Chông hom – Một loại chông có cấu trúc như cái hom giỏ cả, các mũi nhọn không những có trách nhiệm đâm vào cổ chân, mà còn buộc GIS không thể di chuyển được.
Chông hom thường được ngâm dưới ruộng nước hoặc bãi bùn lầy bên dòng sông. Lính đổ bộ nhẩy từ trên máy bay trực thăng xuống hoặc từ xuồng trên sông và …đứng yên với cái hom sắt xuyên sâu vào cổ chân.
Cũng có những thứ vũ khí tự tạo không đơn thuần chỉ sát thương, mà còn tạo lên những cơn ác mộng kinh hoàng cho người còn lại – chông trục xoay. Trên 2 trục tròn quay tự do được gắn những chiếc chông – đinh sắt, dẫm chân lên, GIS nhanh chóng tạo ra rất nhiều lỗ thủng trên cơ thể.
Đối với những anh chàng thích đột nhập vào nhà mà không gõ cửa, hoặc phá cửa bằng một cú đạp của giày đinh, du kích Việt Nam rộng lòng tặng cho họ loại Chông bổ có cấu trúc khác đặc biệt, đơn giản là 2 thanh chữ T nối với nhau theo kiểu neo đập lúa, được buộc lên trên trần nhà và nối với cánh cửa, khi cánh cửa được mở ra hết tầm, chông bổ sẽ lao xuống và GIS đi thẳng xuống địa ngục, nếu anh ta kịp đưa súng lên đỡ, phần từ đùi và bụng sẽ bị tổn thương chắc chắn.
Chông cánh. Đây là một kiểu chông rất đơn giản. Các chiến sĩ du kích nhỏ tuổi của Việt Nam đã chế tạo nó trong các giờ thực hành. Nguyên tắc thực sự đơn giản. Đặt hai tấm ván sát nhau có cắm chông sắt vào một chiếc hố nhỏ có hai bậc và khi kẻ thù dẫm vào cái hố đó, những chiếc đinh nhọn, đã được nhiễm bẩn đâm xuyên vào cổ chân. Đảm bảo chắc chắn sẽ bị nhiễm trùng vết thương và nhiễm trùng máu nếu không kịp đưa đến bệnh viện.
Chông cần cối – Được chế tạo theo nguyên tắc đòn bẩy, trên các tấm ván cả hai đầu cần có những chiếc chông sắt nhọn. Khi kẻ thù giẫm chân lên một đầu, đầu kia sẽ bật lên và đập thẳng vào vùng ngực và đầu với những chiếc chông.
Chông nách- được tạo lên từ hai tấm ván cắm đầy đinh dài sắc nhọn, có thể di chuyển về hai phía và gắn vào với nhau bằng dây cao su hay lò xo. Hai tấm ván được kéo dãn ra và được chống bằng thanh chống ngang – thường là thanh tre cứng.
Khi lính Mỹ bước lên trên hố và dẫm tụt thanh chống, anh ta sẽ rơi xuống và giang hai tay ra chống đỡ cú thụt hố, hai tấm ván với những cái đinh di chuyển vào giữa găm vào thân thể người lọt bẫy.
Chông bồ cào. Mở rộng cửa đón những GIS là những cánh cửa hiếu khách của Việt Nam. Chế tạo cái bẫy này khá đơn giản. Chỉ cần hai ống tre đặc gắn lại với nhau thành hình chữ T, thanh ngang được đóng những chiếc chông nhọn sắc dài, chông bổ được treo lên cao, nối với một cái dây và sợi dây nhỏ được giăng ngang mặt đất – thường sử dụng dây cước để khó nhận ra, khi lính địch bước vào cửa và vướng vào sợi dây, kết quả sẽ là hai ống chân hoặc bắp đùi sẽ bị chông xuyên thủng.
Ngoài ra, còn có chông cánh cửa, chông tự động, có cấu tạo tương tự những loại cạm bẫy đã nêu, nhưng tùy theo tình huống và địa hình để bố trí sắp đặt.
Trong những khu vực rừng rậm nhiệt đới chưa bị sự tàn phá dữ dội của pháo bầy và bom rải thảm, lính Mỹ vấp phải những cái bẫy săn thú lớn như trâu bò rừng, hổ báo.
Bẫy cần bật – Dùng một cây tre già uốn cong, đầu thân cây che được gắn những thanh tre hoặc gỗ vót nhọn, buộc vào một cái giá để giữ và kết nối với sơi dây bẫy, thường là dây cước cần câu mỏng manh giăng đâu đó ngang tầm đầu gối trên đường mòn. Khi kẻ thù vướng vào dây bẫy, dây kéo căng sẽ tháo chốt hãm cần bật, và cây tre cùng với những thanh tre, gỗ vót nhọn sẽ quất ngang thân thể binh sĩ không may mắn. Thông thường khi trúng, binh sĩ tử thương ngay tức khắc.
Bẫy chông treo, tương tự như bẫy cần bật là một khúc gỗ, một giỏ đá hoặc bao đá, cắm đầy những mũi chông tre hoặc sắt sắc nhọn, thường được đặt, treo ở trên các thân cây cao ngoài tầm nhìn, kết nối với dây bẫy, khi đối phương vướng vào hoặc được một chiến sĩ du kích nấp đâu đó giật mạnh, khúc gỗ, bao đá cắm chông sẽ lao từ trên xuống nạn nhân, thông thường để tấn công nhóm binh sĩ đông người.
Bẫy chông rơi, cũng tương tự như chông treo, là một tấm đan bằng những thanh tre già, cứng, gắn tua tủa những mũi chông sắc nhọn, đặt thêm vật nặng như đá, gạch để tăng cường sức tấn công, khi đối phương rơi vào bẫy, dàn chông sẽ lao xuống cùng với gạch đá sát thương đối phương.
Ngoài những chiếc bẫy chông khá phức tạp, lính Mỹ còn phải đối mặt với những loại vũ khí tự tạo vô cùng nguy hiểm nhưng lại rất khó chịu vì khó tìm kiếm. và sức sáng tạo của các loại vũ khí sát thương đó thì dường như là vô cùng, từ những mũi xiên săn thú rừng, quả lựu đạn mỏ vịt, đến những viên đạn 7,62mm, đạn 12,7 mm thông thường, thêm một chút sáng tạo vào, và đó là những cái bẫy chết người.
Bẫy mũi xiên. Một mẫu kết hợp giữa nỏ của người Tây nguyên và ống phóng xiên cá đồng bằng Bắc bộ, mũi xiên được nén lại bằng lò xo hoặc đặt trên dàn phóng căng của dây cao su, hãm bằng chốt cành cây với 1 sơi dây cước dùng thể tháo chốt hãm, khi lính Mỹ đá vào dây, chốt hãm bung ra và mũi xiên, đã được nhiễm bẩn – có thể là dầu máy hoặc máu cá xuyên ngang người hoặc ống chân, bắp đùi, đảm bảo chắc chắn nhiễm trùng máu.
Bẫy bằng đạn bắn thẳng; một cái ống tre, cắm vào một miếng sắt có một cái vấu như kim hỏa, một cái lò xo bút bi và viên đạn. Chôn bẫy đó trên đường mòn, khi GIS dẫm chân lên, viên đạn đi xuống phía dưới và chạm vào kim hỏa vấu. Nhẹ thì đạn xuyên qua bàn chân, bị thương nặng hơn có thể là cả chân hoặc tử vong.
Bẫy lựu đạn: Quả lựu đạn mỏ vịt được rút chốt và nhét vào ống bơ sữa bò hoặc ống tre, buộc ngang trong bụi rậm hoặc ngâm trong vũng nước bùn lầy hay kênh, rạch. Khi lính thủy đánh bộ hoặc biệt kích, lính bộ binh đi qua gạt vào sơi dây, quả lựu đạn bung ra. Kết quả thật sự rất dễ hiểu đối với nhóm binh sĩ không may mắn.