"Đại đế" Nga đấu siêu khu trục hạm Mỹ Zumwalt, ai thắng?

VietTimes -- Liên quan đến quan hệ xấu đi giữa Nga và Mỹ, vấn đề đối chọi giữa các tàu chiến nổi của hai nước một lần nữa lại trở thành đề tài được mổ xẻ, chuyên gia Kyle Mizokami phân tích trên The National Interest.
Siêu khu trục hạm Mỹ Zumwalt
Siêu khu trục hạm Mỹ Zumwalt

Tàu hiện đại nhất của hải quân Mỹ là siêu khu trục tối tân nhất Zumwalt. Theo tác giả, trong trận hải chiến giả định, đại diện cho hạm đội Nga sẽ là tàu chiến loại "Kirov" dự án 1144 — tàu mới nhất của Hải quân Nga thuộc loại này là tuần dương hạm Peter Đại đế" được trang bị tên lửa hạt nhân hạng nặng.

Zumwalt và kích thước to lớn của nó là hệ quả của quan niệm rằng tàu chiến cần tàng hình đối với radar nhờ vào hình dạng đặc biệt của nó, tác giả ghi nhận.

Tuy chiến hạm Peter Đại đế đã có tuổi đời gần 30 năm, tác giả cho rằng trang bị vũ khí của nó vẫn rất hiệu quả, đặc biệt là hệ thống phòng không tuyệt vời của tàu tuần dương này.

Chiến hạm Peter Đại đế của hải quân Nga được trang bị cực mạnh
Chiến hạm Peter Đại đế của hải quân Nga được trang bị cực mạnh

Giả sử rằng các tàu sẽ chiến đấu với nhau trong vùng biển rộng ở khoảng cách tối đa bằng vũ khí chống hạm, trong tình huống không xác định vị trí chính xác của đối phương, tàu Mỹ sẽ có lợi thế hơn đối thủ vũ trang xuất sắc của Nga.

Mặt khác, theo tác giả, điều đó mang lại ít lợi thế cho tàu Mỹ, vì nó không được trang bị tên lửa chống hạm, và để đánh đối phương sẽ phải đi ít nhất là 130 km. Nhưng thậm chí từ khoảng cách này gần như không thể bắn trúng địch bằng đạn điều khiển nhưng bay chậm.

Vì vậy, siêu khu trục tối tân của Mỹ cũng như tàu tuần dương Nga xây dựng gần 30 năm trước đều không có lợi thế quyết định trong một trận hải chiến giả định, ông Mizokami kết luận.