Ở Hà Nội có Dự án Nhà ga hành khách T2 - Cảng Hàng không Quốc tế Nội Bài, Dự án cầu Nhật Tân (cầu Hữu nghị Việt - Nhật), và tại Thành phố Hồ Chí Minh có Dự án Đại lộ Đông - Tây, Dự án Đường cao tốc Bắc Nam (đoạn Thành phố Hồ Chí Minh - Dầu Giây).
Có thể kể ra một số dự án sử dụng khoản vay ODA Nhật Bản mới hoàn thành trong những năm gần đây. Ở Hà Nội có Dự án Nhà ga hành khách T2 - Cảng Hàng không Quốc tế Nội Bài, Dự án cầu Nhật Tân (cầu Hữu nghị Việt - Nhật), và tại Thành phố Hồ Chí Minh có Dự án Đại lộ Đông - Tây, Dự án Đường cao tốc Bắc Nam (đoạn Thành phố Hồ Chí Minh - Dầu Giây).
Ngoài ra, JICA cũng đang tiến hành xây dựng và cải tạo mạng lưới đường bộ trên toàn quốc và xây dựng các công trình hạ tầng quy mô nhỏ giúp xóa đói giảm nghèo khu vực nông thôn.
Dự án ODA đôi khi bị chỉ trích vì yêu cầu phải sử dụng nhà thầu và công nghệ do nhà tài trợ chỉ định. Tuy nhiên, các Khoản vay ODA Nhật Bản đòi hỏi sử dụng công ty và vật liệu của Nhật Bản chỉ dành cho các dự án có yêu cầu công nghệ đặc biệt tiên tiến từ Nhật Bản. Từ năm 2010 đến năm 2014, những dự án sử dụng vốn vay ràng buộc chỉ chiếm dưới 40% tổng số vốn cam kết, trong khi 60% còn lại là những dự án sử dụng vốn vay không ràng buộc quốc tịch của nhà thầu cũng như không phải sử dụng vật tư, thiết bị của nước tài trợ.
Theo dữ liệu của JICA, giá trị các hợp đồng mà công ty Việt Nam trúng thầu trong các dự án sử dụng vốn vay ODA Nhật Bản có xu hướng tăng hàng năm, từ 31,2 tỷ Yên năm 2010 lên 73,5 tỷ Yên năm 2014.
Không chỉ hợp đồng trao cho các công ty Việt Nam độc lập, giá trị các hợp đồng được trao cho các liên danh Nhật Bản - Việt Nam cũng tăng. Thông qua các liên danh Nhật Bản - Việt Nam, việc chuyển giao công nghệ từ Nhật Bản được thực hiện tích cực, góp phần nâng cao năng lực công nghệ và năng lực quản lý thi công của công ty Việt Nam.
Vì vậy, có thể nói, vốn vay ODA Nhật Bản đã góp phần tăng cường năng lực và mở rộng cơ hội kinh doanh cho các công ty Việt Nam.
JICA hoan nghênh sáng kiến của chính phủ Việt Nam về việc ban hành Kế hoạch đầu tư công trung hạn, theo quy định của Luật Đầu tư công mới được ban hành. Chúng tôi hy vọng rằng thảo luận toàn diện hơn, dựa trên số liệu phù hợp, và từ nhiều quan điểm khác nhau sẽ được thực hiện để Việt Nam có thể đạt được mục tiêu trở thành một quốc gia công nghiệp.
Mori Mutsuya (Trưởng Đại diện Văn phòng JICA Việt Nam) theo Báo Tin tức