Việt Nam được các tổ chức quốc tế xếp vào nhóm Non trẻ (Nascent) cho CMCN 4.0, tức là còn yếu kém cả về 'Cấu trúc sản xuất' và 'Động lực sản xuất'. Tuy nhiên, Việt Nam cũng không bị đánh giá quá thấp, hiện nằm trong nhóm Non trẻ và rất gần với nhóm Tiềm năng cao và nhóm Dẫn đầu.
Kêu gọi các doanh nghiệp phần mềm nghĩ lớn, nghĩ khác để góp phần đưa Việt Nam trở thành cường quốc, người đứng đầu Bộ TT&TT cho rằng ngay với vị trí, sứ mệnh của ngành cũng cần nghĩ khác: phần mềm phải là hạt nhân để chuyển đổi nền kinh tế Việt Nam sang kinh tế số.
Với bài học kinh nghiệm Hàn Quốc chuyển mình thành công từ nước nhập khẩu công nghệ thành quốc gia đi đầu về công nghệ, Giáo sư Yongrak Choi, nguyên thành viên Ban cố vấn của Tổng thống Hàn Quốc khuyến nghị Việt Nam nên đầu tư mạnh cho R&D và phát triển nguồn nhân lực.
VietTimes -- Trong tháng cuối của năm 2017, Chính phủ yêu cầu Bộ KH&CN phải đẩy mạnh đôn đốc thực hiện Chỉ thị 16 về tăng cường năng lực tiếp cận cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, báo cáo Thủ tướng Chính phủ tình hình thực hiện trong tháng 12/2017.
VietTimes -- Không phải là một quốc gia ở Bắc Mỹ, châu Âu hay Đông Bắc Á mà là một quốc gia Vùng Vịnh. Các Tiểu vương quốc Ả rập Thống nhất (UAE) quyết định thành lập Hội đồng Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 để tận dụng những cơ hội, cũng như đối mặt với những thách thức mà cuộc cách mạng này đem lại.
VietTimes -- Cách mạng công nghiệp 4.0 làm thay đổi tư duy trong dạy và học, hướng sinh viên học phải làm việc teamwork và hướng tới việc phát triển các ý tưởng phục vụ nhu cầu của doanh nghiệp. Trong đó, CMCN 4.0 ảnh hưởng rất quan trọng đến ngành CNTT nên càng cần phải nhìn nhận ngành CNTT khác biệt so với trước.
VietTimes -- Cho
dù CMCN 4.0 có thể làm cho nhiều nghề biến mất, nhiều người được dự báo thất
nghiệp, thì theo các diễn giả, đây vẫn là cuộc Cách mạng tất yếu mà con người
chỉ có thể chọn cách tham gia hoặc bị loại khỏi “cuộc chơi”. Lợi thế nhất cho
doanh nghiệp Việt Nam là cả thế giới đều bước vào cuộc CMCN 4.0 ở cùng một vạch xuất phát.
VietTimes -- Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư là xu hướng phát triển dựa trên nền tảng số hóa và kết nối. Việt Nam cần chủ động có định hướng, giải pháp thiết thực để nắm bắt cơ hội, giảm thiểu các tác động tiêu cực của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, trước hết là có bước đột phá về CNTT.
VietTimes -- PGS.TS Trần Đình Thiên, Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam khuyến nghị: “Đối với những biến cố thời đại lớn như CMCN 4.0 thì điều đầu tiên là cần phải bàn luận, trao đổi một cách thấu đáo, tránh việc biết “nhang nhác, qua qua” rồi ào ra làm theo phong trào”.
VietTimes -- Với 2 chủ đề chính là Kinh tế số và Xã hội số,“Diễn đàn Cách mạng công nghiệp lần thứ 4” do Bộ Công thương tổ chức tới đây sẽ có những đóng góp nhất định cho chiến lược phát triển của Việt Nam trong một số lĩnh vực như: sản xuất, thương mại, nông nghiệp và dịch vụ.
VietTimes -- Thủ tướng nhấn mạnh, phải tận dụng cơ hội, có giải pháp hạn chế thách thức của CMCN 4.0, đồng thời giao Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp tuyên truyền nâng caonhận thức về CMCN 4.0, “để từng người dân, mọi doanh nghiệp, mọi cơ quan, các tổ chức đều hiểu về thời cơ, thách thức của CMCN 4.0”.