Chạy đua tàu sân bay, Trung Quốc thua Ấn Độ

Trung Quốc và Ấn Độ đang tiến hành cuộc chạy đua vũ khí hải quân thực sự, trong đó người Trung Quốc hiện đang thua.
Hai tàu sân bay của Ấn Độ.
Hai tàu sân bay của Ấn Độ.

Quân đội Trung Quốc đã xác nhận việc đang đóng tàu sân bay thứ hai. Đây không phải là bí mật, nhưng tuyên bố chính thức này được đưa ra sau khi có tin Ấn Độ sắp đưa vào hoạt động tàu sân bay thứ hai và chuẩn bị đóng tàu sân bay thứ ba có thể sử dụng động lực hạt nhân. Trung Quốc và Ấn Độ đang tiến hành cuộc chạy đua vũ khí hải quân thực sự, trong đó người Trung Quốc hiện đang thua.

Chạy đua tàu sân bay, Trung Quốc thua Ấn Độ ảnh 1
Và mô hình tàu sân bay của Trung Quốc.

Đó chính là nói đến phó chính ủy hải quân Trung Quốc, chuẩn đô đốc Ding Haichun và trả lời phỏng vấn của ông đối với tờ báo Hong Kong Commercial Daily xuất bản ở Hongkong. Tuy nhiên, trước đó, vào tháng 4/2013, chuẩn đô đốc Son Hue đã tiết lộ với Tân Hoa xã: “Trung Quốc cần phải có hơn 1 tàu sân bay. Tàu sân bay tiếp theo sẽ lớn hơn về kích thước và sẽ mang được nhiều máy bay hơn”.

Yếu kém về tàu sân bay

Hiện tại, trong biên chế hải quân Trung Quốc chỉ có 1 tàu sân bay là tàu Liêu Ninh, vốn là tàu sân bay cũ Varyag của Liên Xô lớp Projekt 11436 (cùng lớp với tàu sân bay Đô đốc Kuznetsov của Nga hiện nay) được đóng hoàn thiện. Được mua lại của Ukraine để lấy sắt vụn, tàu sân bay Varyag vào năm 2005 đã được kéo về đến xưởng đóng tàu Đại Liên. Năm 2008, tàu đã được đưa sang ụ tàu khác, nơi mà theo nhiều nguồn tin, tàu đã được lắp đặt các động cơ và thiết bị nặng. Ví dụ, tàu đã được lắp các radar mới (dự đoán là do Trung Quốc sản xuất), các hệ thống vũ khí, cải tạo lại phần thượng tầng và bịt lại các ống phóng tên lửa chống hạm Granit.

Liêu Ninh được nhận vào biên chế hải quân Trung Quốc vào ngày 24/9/2012, nhưng cho đến nay vẫn chưa có máy bay nào hạ cánh lên boong tàu này. Các chuyến bay của tiêm kích trên hạm J-15 (sao chép trái phép Su-33) chỉ bắt đầu vào cuối tháng 11/2012. Tính đến kỳ sửa chữa định kỳ vào giữa năm 2014, tàu này đã thực hiện vài lần ra khơi, trong đó có kiểm tra các hệ thống trên tàu và thực hiện các chuyến bay của J-15 (Liêu Ninh có thể tiếp nhận đến 24 chiếc J-15) và 6 trực thăng chống ngầm Z-8 (do Trung Quốc phát triển dựa trên trực thăng Super Puma của Pháp). Theo một số nguồn tin, trên tàu còn bố trí các trực thăng cảnh báo sớm Kа-31 mà dự kiến sẽ được thay thế bằng các trực thăng nội địa Z-8J. Còn theo các nguồn tin khác, phi đoàn trên tàu sân bay Liêu Ninh còn gồm 2 trực thăng tìm cứu Z-9 (biến thể sản xuất theo giấy phép của trực thăng Pháp Eurocopter AS365 Dauphin).

Các nhà quan sát cho rằng, về các tham số chính, tàu Liêu Ninh hoàn toàn tuwowg đương các tàu lớp Projekt 1143 của Liên Xô, ngoại trừ các vũ khí phòng thủ bị công khai thừa nhận là yếu, không đủ để tự vệ mặc dù kích thước và lượng giãn nước của tàu cho phép triển khai trên tàu hệ thống vũ khí mạnh hơn mà không ảnh hưởng đến khả năng chở máy bay. Vũ khí phòng thủ của Liêu Ninh gồm 3 pháo phòng không 11 nòng Type 1130 có tính năng gần tương tự hệ thống Goalkeeper của Hà Lan; xét về các tiêu chỉ hiện đại, các pháo này chẳng có gì nổi bật ngoài tốc độ bắn cao.

Vũ khí tên lửa gồm 3 bệ phóng x 18 tên lửa HQ-10 của hệ thống phòng không hạm tàu tầm gần FL-3000N. Các tên lửa TY-90 của hệ thống có khả năng tiêu diệt mục tiêu bay, trong đó có tên lửa chống hạm ở cự ly từ 0,3-6 km và độ cao từ 15-6.000 m. Hệ thống này tương tự hệ thống RIM-116 RAM của Mỹ, nhưng thua kém về tầm đánh chặn. Liên quan đến phần thấy được của hệ thống chống ngầm thì nó gồm 3 thiết bị phóng bom x 12 nòng có thiết kế độc đáo, chưa từng gặp trước đây.

Trong khi vũ khí trên tàu sân bay Đô đốc Kuznetsov của Nga gồm: 6 ụ pháo phòng không 30 mm 6 nòng АK-630, 24 module phóng thẳng đứng x 8 tên lửa của hệ thống phòng hông tầm gần Kinzhal (tương tự hệ thống tên lửa phòng không mặt đất Tor, cơ số đạn nạp là 192 tên lửa) và 4 bệ phóng kép của hệ thống tên lửa/pháo phòng không Kortik với 2 pháo tự động 30 mm 6 nòng 6K30GSh và 1 bệ phóng kép với hệ thống cất giữ và nạp đạn chứa 32 tên lửa 9M311K (3М87) với tầm bắn 8 km và độ cao tác xạ 3,5 km. Cơ số đạn tối đa là 254 tên lửa.

Biên chế vũ khí như thế của Liêu Ninh cho phép ta đoán rằng, hiện nay nó không được xem là một đơn vị tàu chiến đấu đầy đủ mà là một mẫu thử nghiệm để kiểm tra các hệ thống cụ thể của tàu sân bay và tập luyện phi công. Đáng chú ý là tàu sân bay INS Vikramaditya của Ấn Độ cùng lớp với tàu sân bay Kuznetsov hiện chỉ được trang bị các hệ thống phòng không tầm gần, nhưng đến năm 2017, dự kiến sẽ được lắp hệ thống tên lửa phòng không Israel Barak-8 có tầm bắn đến 70 km. Tàu Liêu Ninh có thể lắp hệ thống tương tự là Shtil có tính năng tương tự và là biến thể lắp trên tàu của hệ thống tên lửa phòng không mặt đất Buk. Tuy nhiên, khi được trang bị tiêm kích trên hạm, kể cả ở hình thức hiện nay, Liêu Ninh có thể có ích không chỉ ở vai trò phòng không cho binh đoàn tàu mà còn như phương tiện cô lập không phận trên khu vực tác chiến, nhất là khi đổ bộ lên đảo trong khi các đảo tranh chấp chính là hướng bành trướng quan trọng nhất của Trung Quốc.

Theo: InfoNet