Trong nhiều tháng qua, đặc phái viên của Hoa Kỳ Zalmay Khalilzad đã có liên quan sâu sắc tới một cuộc đàm phán với Taliban - một nỗ lực sẽ có thể hoặc không: đưa ra được một giải pháp chính trị toàn diện cho cuộc xung đột kéo dài 17 năm tại Afghanistan. Vì lợi ích hòa bình của Afghanistan, chúng ta đều nên hy vọng rằng Khalilad - một người có những kinh nghiệp xuất sắc đã làm việc với các vấn đề Afghanistan trong nhiều thập kỷ, có thể "kéo con thỏ ra khỏi chiếc mũ của ông" và đóng lại cuốn sách ở chương đẫm máu gần đây nhất trong lịch sử Afghanistan.
Nhưng với những ai đứng ngoài chờ xem những cuộc đàm phán hòa bình với Taliban tạo ra một kết quả tích cực và bền vững, rất quan trọng với những ai trong cuộc - liên quan trực tiếp tới an ninh quốc gia của Hoa Kỳ, cần phải xem lại chúng ta đang ở đâu; những gì chúng ta đã thực hiện ổn thỏa; và bài học nào chúng ta cần suy ra để tránh những cuộc chiến vô tận tương tự trong tương lai.
Cuộc chiến của Hoa Kỳ tại Afghanistan bắt đầu bằng những con đường vô cùng cao quý. Vào 11.9.2001, khủng bố đã tấn công vào New York, Washington DC và vùng đồng quê Pennsylvania, gây sốc cho lương tâm của toàn bộ thế giới. Nếu có một thời đoạn trong lịch sử của một chiến dịch quân sự mang tính chính đáng, thì chiến dịch quân sự của Hoa Kỳ chống lại Al Qaeda và Taliban tại Afghanistan là hoàn toàn phù hợp. Chiến dịch Tự do Bền vững [Operation Enduring Freedom], lên kế hoạch và thực thi những nhiệm vụ rõ ràng và dứt khoát - loại bỏ căn cứ hoạt động của Al Qaeda, là một trường hợp tiêu biểu của việc tự vệ. Quân đội Hoa Kỳ đã thực hiện thành công mục tiêu trong vòng vài tháng. Đến mùa đông năm 2002, Osama bin Laden bỏ trốn, mạng lưới khủng bố của ông ta tan rã, các quan chức Taliban đã cai trị Kabul với bàn tay sắt đã phải chạy trốn để bảo mạng, mong sẽ tránh được việc bị bắt giữ.
17 năm và 5 tháng sau, 14 nghìn lính Mỹ vẫn mắc kẹt trong cuộc chiến tại Afghanistan và chưa có hồi kết. Nếu có điều gì đó thay đổi thì là hình dạng của chiến trường đã trở nên tệ hại hơn. Taliban đã chứng minh một cách lâu dài rằng họ là một tổ chức kiên cường và thực tế là một thành phân mang tính bản địa trong kết cấu xã hội Afghanistan. Thực tế này hiển hiện rõ ràng trong bản cáo cáo gần đây nhất của Tổng Thanh tra Đặc biệt về vấn đề Afghanistan, miêu tả một cuộc nổi dậy biểu tình trên nhiều vùng lãnh thổ Afghanistan so với trước đây. Trong khi đó, chính phủ đang phải vật lộn của Afghanistan vẫn vô năng, hoặc không muốn để nhổ rễ sự tham nhũng có hệ thống trong hàng ngũ của mình. Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Hoa Kỳ Joe Dunford đã ám chỉ cuộc xung đột Afghanistan là một bế tắc thực sự. Thượng tướng Kenneth McKenzie, chỉ huy thuộc Bộ tư lệnh Trung tâm, đã mô tả cuộc xung đột y hệt như vậy trong cuộc điều trần vào tháng 12.2018.
Cái giá phải trả bằng máu và của cải của Hoa Kỳ trong cuộc chiến là vô cùng to lớn. Kể từ năm 2002, 83 tỷ USD đã được sử dụng để xây dựng và duy trì một lực lượng an ninh quốc gia của Afghanistan hiện vẫn thiếu năng lực và phải dựa phần lớn vào không lực Hoa Kỳ và các cố vấn quân sự. Hơn 33 tỷ USD được phân bổ cho việc bắt đầu xây dựng hệ thống chính quyền và sáng kiến phát triển ở một quốc gia vẫn tham nhũng nhất thế giới. Dù Hoa Kỳ đã chi đến 8,9 tỷ USD cho những chương trình chốn ma túy, việc sản xuất thuốc phiện tại Afghanistan trong 2 năm vừa qua còn hơn gấp đôi khi Washington lần đầu can thiệp vào Afghanistan năm 2001.
Ám ảnh của Hoa Kỳ về việc giành được trái tim, khối óc của người Afghanistan tại các thành phố, thị trấn, làng mạc trên đất nước này nhằm củng cố vị thế của chính phủ Afghanistan giữa những cử tri của họ là ngây thơ, thiếu hiệu quả và là khó khăn hơn cả những gì đã đoán trước. Với những kinh nghiệm của tôi trong những chuyến không vận, các nhiệm vụ chiến dịch đặc biệt tại Afghanistan, tôi không thấy bất cứ nỗ lực nào thành công về mặt dài hạn. Việc Washington không thể hiểu được yếu tố cơ bản nhất, mang tính ngọn nguồn rằng người dân Afghanistan cuối cùng sẽ chỉ làm những gì phục vụ lợi ích riêng của họ, chứ không phải những gì Hoa Kỳ bảo họ phải làm.
Cái giá lớn nhất đối với Hoa Kỳ, là những sự hy sinh và thương vong của những người đàn ông và phụ nữ trẻ mặc quân phục được ra lệnh [và vẫn đang tiếp tục bị lệnh] phải làm những điều bất khả thi. 2.419 quân nhân Hoa Kỳ đã thiệt mạng tại Afghanistan, hơn 10 nghìn lính khác bị thương, tất cả để phục vụ cho một chiến lược và chính sách đơn thuần được ghi nhớ là một bế tắc.
Một kết quả lũy tích rất hiển nhiên với những ai quan tâm để nhận ra nó: chiến lược lộn xộn, quân đội sa lầy với những nhiệm vụ không giành cho lợi ích an ninh quốc gia của Hoa Kỳ, và việc triển khai quân không ngừng. Nếu cứ tiếp tục làm những điều như vậy thì đó là một sự điên rồ theo nghĩa đen, những nhà hoạch định chính sách Hoa Kỳ đang trên con đường để bị bỏ tù.
Khi một chính sách không hoạt động, thì phận sự của những ai đã tạo ra và thi hành nó là phải rút ra bài học và có những bước tiến mới. Việc từ chối thoát ra khỏi sự ngoan cố, nỗi sợ, tính chính trị hay chủ nghĩa địa phương hẹp hòi sẽ gây ra việc quyết định thực thi những chính sách ngoại giao tồi và đối lập lại với quyền lợi mà người dân Mỹ trao cho họ.
Thay vì tiếp tục giữ nguyên hiện trạng, chính quyền của tổng thống Trump cần phải bố trí việc giảm quân dựa trên những gì cần thiết về quân sự và chính trị cho đất nước chúng ta. Lợi ích của Hoa Kỳ tại Afghanistan không phụ thuộc vào số lượng lính Mỹ được triển khai trên đất nước này cũng như việc thực thi nó hoàn toàn chỉ dựa vào sức mạnh quân sự của riêng Hoa Kỳ. Hoa Kỳ cũng vẫn sẽ giữ lại những ảnh hưởng lớn về ngoại giao, kinh tế và chính trị tại Afghanistan, tất cả những gì có thể sử dụng để tạo ra ảnh hưởng nhằm đảm bảo lợi ích của Hoa Kỳ tại Afghanistan được bảo vệ và đẩy mạnh.
Trước khi người dân Mỹ có thể được hưởng lợi ích từ việc Hoa Kỳ củng cố chính sách ngoại giao, Washington phải có một đánh giá rộng và toàn diện về việc điều gì là, và điều gì không cần thiết cho quốc phòng quốc gia. Những ưu tiên cần được xác định. Không thể chờ lâu hơn việc đưa ra những quyết định cứng rắn về việc điều gì là cần thiết để bảo vệ người dân Mỹ và đẩy mạnh những lợi ích của quốc gia. Mọi viên đạn trong kho chính sách ngoại giao rộng lớn của Mỹ, từ sự cống hiến và hiểu biết về cơ thể ngoại giao của Hoa Kỳ, tới sức mạnh của những hình mẫu cần phải được sử dụng trong một nỗ lực phối hợp toàn diện của chính phủ.
Trên tất cả, các quan chức Hoa Kỳ không thể hoạt động theo cách quy mọi vấn đề xảy ra đều là trách nhiệm của quân đội. Chính sách ngoại giao của Mỹ cần phải được thực hiện một cách sáng suốt và thận trọng hơn so với phạm vi không tập trung trong một thập kỷ rưỡi trở lại đây. Nếu lực lượng quân sự là thực sự cần thiết thì nhiệm vụ phải mang tính cố kết và hạn chế ở một chiến dịch hiệu quả. Nó phải được chỉ đạo bởi các mục tiêu thực tế đạt được về mặt quân sự. Nếu không nó sẽ gây hại cho an ninh quốc gia Hoa Kỳ, đặc biệt là với những quân nhân đang phục vụ trong lực lượng vũ trang của chúng ta.
Tiệp Nguyễn (chuyển ngữ)